Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 53 - 61)

2.2. Nội dung và hình thức biểu hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

2.2.1. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Dường như các lớp nghĩa của khái niệm TNXH đã dần hình thành và phát triển theo sự nghiên cứu và tổng kết từ thực tiễn của các học giả trong và ngoài nước. Phù hợp với cách tiếp cận về khái niệm đề cập ở phần trước, trong giới hạn nhất định, luận án tập trung vào một số nội dung chính TNXH của DN như sau:

Sơ đồ 2.2: Nội dung các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

- Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với vị thế là một thiết chế

kinh tế: dưới góc độ thiết chế kinh tế, TNXH của DN bao gồm: trách nhiệm đóng góp

vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước (trách nhiệm đóng thuế đầy đủ, đóng góp vào

sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, tạo việc làm cho xã hội, trách nhiệm phòng chống tham nhũng); trách nhiệm với người lao động nhằm nâng cao chất lượng môi trường lao động và chất lượng sống của người lao động; trách nhiệm với người tiêu dùng (không sản xuất, kinh doanh hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến người tiêu dùng).

Thứ nhất, trách nhiệm đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước: các

doanh nghiệp phát huy tốt vai trò làm hạt nhân nòng cốt của mình trong việc đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân được coi như đã thực hiện TNXH của

THIẾT CHẾ KINH TẾ THỰC THỂ XÃ HỘI CHỦ THỂ XÃ HỘI

TN đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nƣớc TN với ngƣời lao động TN với ngƣời tiêu dùng Đóng thuế GDP Tạo việc làm cho xã hội Môi trƣờng lao động Sản phẩm hàng hóa an toàn Môi trƣờng sống

của ngƣời lao động

TN với môi trƣờng TN với cộng đồng xã hội TNXH CỦA DN Bồi thƣờng thiệt hại

Phòng chống tham nhũng

mình. Những thành tựu của doanh nghiệp sẽ đóng góp chung vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân trong đó mỗi doanh nghiệp chính là những phần tử hạt nhân.

+ Trách nhiệm đóng thuế, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội: doanh nghiệp

là chủ thể tạo ra của cải cho xã hội đáp ứng yêu cầu không ngừng tăng lên và tốt hơn về vật chất và văn hoá của mọi người; góp phần quyết định sức mạnh kinh tế của đất nước; tạo ra nguồn thu nhập cho Nhà nước thông qua việc đóng thuế. Như vậy, có thể nói, đóng thuế là trách nhiệm đầu tiên, tối thiểu nhất mà doanh nghiệp cần thực hiện với tư cách là một chủ thể trụ cột tạo ra sự tăng trưởng của nền kinh tế. Trách nhiệm này thể hiện qua các hành động cụ thể như định kỳ đóng các loại thuế theo đúng quy định của pháp luật; có chế độ báo cáo minh bạch, trung thực; có chế độ kiểm toán rõ ràng… Tăng trưởng kinh tế là sự biến đổi nền kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở rộng quy mô về mặt số lượng của các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ở sự tăng lên của sản lượng hàng năm do nền kinh tế tạo ra [135]. Đại lượng đo lường sự tăng trưởng kinh tế là: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc dân thuần túy (NNP), thu nhập quốc dân (NI), thu nhập quốc dân sử dụng (NDI). Tổng sản phẩm quốc nội - GDP (Gross Domestic Product) là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và cơ bản của nền kinh tế mỗi quốc gia. Đó là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra trong năm bằng các yếu tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Vì thế GDP là chỉ tiêu vĩ mô được quan tâm bậc nhất đối với một nền kinh tế và với quốc gia. Doanh nghiệp là lực lượng chính đóng góp vào GDP quốc gia. Nếu doanh nghiệp thịnh vượng sẽ làm tăng sản phẩm quốc nội và tăng phúc lợi cho toàn xã hội. Với vai trò là một thiết chế kinh tế, TNXH của DN chính là bằng các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình hàng năm làm cho tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia tăng lên.

+ Trách nhiệm tạo ra nhiều việc làm cho xã hội: việc làm luôn là vấn đề quan

tâm của một quốc gia, là sự sống còn đối với người lao động. Việc làm không đúng nhu cầu hoặc không đúng với khả năng của người lao động đều không tạo ra giá trị cho người lao động. Người lao động nếu thất nghiệp sẽ ảnh hưởng không chỉ đến cuộc sống của bản thân họ mà còn đến gia đình họ, trở thành vấn nạn của xã hội. Tỷ lệ tội phạm và tệ nạn xã hội sẽ luôn gia tăng nhanh chóng cùng tỷ lệ thất nghiệp. Có hai chủ thể chính tham gia giải quyết việc làm cho người lao động trên thị trường lao động là Nhà nước và doanh nghiệp. Sự gia tăng nhanh chóng của khu vực doanh nghiệp, đặc

biệt là doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, góp phần đẩy lùi nạn thất nghiệp và phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Lao động thất nghiệp tăng tỷ lệ thuận với số doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động.

+ Trách nhiệm phòng chống tham nhũng: để thực hiện hoạt động sản xuất và

kinh doanh trung thực, công bằng, công khai, doanh nghiệp cần có cam kết không hối lộ hoặc cho phép người khác thay mặt mình thực hiện hành vi nhận hối lộ để có được lợi thế kinh doanh (không hối lộ cho cá nhân, tập thể liên quan, không nhận hối lộ từ các đại lý, quản lý việc thanh toán hoa hồng). Thiết lập quy trình nhằm phòng tránh các khoản hối lộ trực tiếp, gián tiếp. Ngay cả trong những trường hợp khó khăn cũng không thực hiện nguyên tắc trên. Thường xuyên cập nhật quy trình và rà soát các hoạt động để phòng tránh hoạt động hối lộ. Truyền thông cho nhân viên và các đối tác về những nguyên tắc đã đề ra. Việc đào tạo và truyền thông cho nhân viên và đối tác nhằm phòng ngừa hoạt động hối lộ có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh, ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp. Công khai minh bạch trong quản lý các hồ sơ sản xuất, kinh doanh để giải quyết những tình huống liên quan đến hối lộ.

Thứ hai, trách nhiệm đối với người lao động: hoạt động sản xuất, kinh doanh của

doanh nghiệp về thực chất là khai thác và đáp ứng nhu cầu của con người. Trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển của doanh nghiệp suy cho cùng là do người lao động và khách hàng tạo ra. Sự thành bại của doanh nghiệp nói riêng và tổ chức nói chung hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ người lao động. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp này cạnh tranh với doanh nghiệp khác không chỉ ở vốn đầu tư, ở công nghệ hiện đại mà còn ở chất lượng của người lao động. Chính sách đãi ngộ, điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi, có văn hóa, có cơ hội nghề nghiệp phát triển tạo ra “sức hút” người lao động giỏi về doanh nghiệp. Người lao động gắn bó, yêu thích công việc của mình phần lớn là do điều kiện, môi trường làm việc, chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi hợp lý. Doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu này đồng nghĩa với việc tạo ra đội ngũ người lao động trung thành và phấn đấu hết mình, đồng hành cùng doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện TNXH sẽ tạo điều kiện cho người lao động phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần do họ được đảm bảo các chế độ, quyền lợi lao động, điều kiện, môi trường lao động. Các nội dung chính trong TNXH của DN đối với người lao động bao gồm: trách nhiệm với nâng cao chất lượng môi trường sống của người lao động và trách nhiệm nâng cao chất lượng môi trường lao động.

+ Trách nhiệm nâng cao chất lượng môi trường sống của người lao động:

Trách nhiệm về chế độ tiền lương, tiền thưởng, các chế độ phúc lợi (BHXH, BHTN, BHYT…), các chế độ khác cho người lao động (hợp đồng lao động, thỏa ước lao

động tập thể): Trong trách nhiệm này, ngoài việc doanh nghiệp cần có lộ trình, chiến

lược đãi ngộ rõ ràng với tập thể, từng cá nhân người lao động theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp phải có quy định, quy chế rõ ràng cho lĩnh vực này, công khai cho tập thể người lao động được biết. Doanh nghiệp phải trích phần trăm từ các chế độ này để đóng đầy đủ và đúng hạn cho các cơ quan chức năng theo luật định. Người lao động phải được hưởng quyền lợi chính đáng mà doanh nghiệp đã cam kết thực hiện.

Trách nhiệm đối với về vấn đề lao động cưỡng bức, việc sử dụng lao động trẻ

em, lao động khuyết tật…: khi đề cập đến vấn đề lao động cưỡng bức, phần lớn các tiêu

chuẩn TNXH của DN đều yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo không sử dụng lao động cưỡng bức như sử dụng tù nhân, ràng buộc người lao động để trừ nợ; bắt người lao động đặt cọc nộp giấy tờ cam kết mới được làm việc [34,17]. Trong các Bộ Quy tắc ứng xử CoC về TNXH đều nhấn mạnh đến những quy định về lao động trẻ em. Doanh nghiệp cam kết không được thuê mướn lao động trẻ em hoặc ủng hộ việc sử dụng lao động trẻ em trừ những trường hợp được pháp luật cho phép. Với lao động vị thành niên, doanh nghiệp cũng phải có những biện pháp sử dụng thích hợp. Doanh nghiệp không được sử dụng lao động vị thành niên làm việc ở nơi, ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, không an toàn hoặc có hại cho thể chất, tinh thần của trẻ. Doanh nghiệp phải thiết lập, viết thành văn bản đảm bảo duy trì và thông tin một cách hiệu quả đến các bên liên quan về chính sách và thủ tục đối với vấn đề lao động trẻ em [34;17].

Trách nhiệm đào tạo và phát triển người lao động: Doanh nghiệp cần nhận

thức được rằng, người lao động là tài sản, nguồn vốn (capital resources) cần được đầu tư và phát triển nhằm tạo sự tồn tại bền vững của doanh nghiệp. Kỹ năng của người lao động không chỉ hình thành bằng sự nỗ lực của bản thân người lao động mà còn bởi sự định hướng, đào tạo, phát triển của doanh nghiệp với tư cách là đơn vị sử dụng lao động. Nhu cầu được đào tạo về chuyên môn, kiến thức, kỹ năng, thái độ là một nhu cầu cần được doanh nghiệp đáp ứng để người lao động có thể hoàn thành công việc ngày một hiệu quả hơn, đem lại giá trị cho doanh nghiệp nhiều hơn.

Trách nhiệm thành lập và đảm bảo hoạt động của tổ chức độc lập đại diện cho

thành lập theo pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước; quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh - kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ tổ quốc [124, 1]. Ví dụ theo pháp luật Việt Nam, chậm nhất 6 tháng kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động, công đoàn cấp trên phải thành lập tổ chức công đoàn cơ sở để đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động [123].

+ Trách nhiệm nâng cao chất lượng môi trường lao động: trách nhiệm này liên

quan đến việc đảm bảo các điều kiện làm việc, an toàn sức khỏe nghề nghiệp, an toàn vệ sinh lao động. Cụ thể, doanh nghiệp phải cung cấp những điều kiện, trang thiết bị làm việc theo tiêu chuẩn mà pháp luật quy định. Doanh nghiệp cần phổ biến kiến thức ngành và các nguy hiểm có thể xảy ra cho người lao động, phải đảm bảo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, vệ sinh để phòng ngừa những tai nạn và thương tích có hại đến sức khỏe của người lao động. Doanh nghiệp cần hướng dẫn cán bộ, công nhân viên về an toàn lao động trong sản xuất, có những biện pháp và hệ thống quản lý thích hợp nhằm đảm bảo an toàn cho cán bộ công nhân viên [34,17].

Thứ ba, trách nhiệm với người tiêu dùng:

+ Tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của

người tiêu dùng: người tiêu dùng được hiểu là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ

cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt và sản xuất của cá nhân, gia đình, tổ chức. Doanh nghiệp là chủ thể tạo ra của cải, vật chất cho xã hội đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên và tốt hơn về vật chất và văn hóa của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. TNXH của DN là trên cơ sở nguồn lực đầu vào, sản xuất hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nhằm phát triển thị trường hàng hóa góp phần tạo ra sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trách nhiệm này cụ thể bao gồm: Tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phong phú có tiêu chuẩn về chất lượng nhất định, an toàn với người tiêu dùng. Các thông số trên hàng hóa luôn đúng với chất lượng của nó. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đều chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất ra nó không có TNXH; Các thông tin về quảng cáo sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác cao. Cho phép cạnh tranh trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm nhưng cạnh tranh phải lành mạnh, công bằng; áp dụng khoa học công nghệ mới để tạo ra sản phẩm. Việc thành lập bộ phận nghiên cứu và triển khai là rất cần thiết để tạo ra sự đa dạng của các sản phẩm

trên thị trường; Xây dựng sản phẩm có thương hiệu quốc gia và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu…

+ Trách nhiệm sản phẩm: là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà

sản xuất đối với người tiêu dùng. Nó dựa trên nguyên tắc là các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm, từ cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, người phân phối sản phẩm, phải đảm bảo an toàn sản phẩm khi đưa vào lưu thông và họ phải chịu trách nhiệm trước bất kỳ thiệt hại nào gây ra cho người tiêu dùng do sản phẩm không đảm bảo mức độ an toàn hợp lý. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hàng hóa, khi người sản xuất không đồng thời đóng vai trò là người bán, trực tiếp thực hiện việc bán hàng cho người sử dụng, xuất hiện những khâu trung gian thực hiện hoạt động thương mại sẽ rất khó khăn cho người tiêu dùng xác định chủ thể phải bồi thường. Trách nhiệm này ở mỗi quốc gia quy định khác nhau.

- Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với tư cách là một thực thể xã hội: trách nhiệm với môi trường:

Trách nhiệm bảo vệ môi trường (environmental resposibility) là một yếu tố không thể thiếu cấu thành TNXH của DN. Doanh nghiệp và môi trường luôn có mối quan hệ với nhau, vì doanh nghiệp sử dụng nhiều nguồn lực tài nguyên thiên nhiên đồng thời xả thải vào môi trường lớn nhất. Thực thể doanh nghiệp đang hoạt động trong môi trường và sử dụng các nguyên vật liệu thô, năng lượng và nước. Trong quá trình đó, hoạt động của doanh nghiệp có thể tạo ra khí thải và chất thải. Tình trạng khai khác khoáng sản bừa bãi làm cho tài nguyên quốc gia kiệt quệ; việc khai thác rừng bất chấp trách nhiệm bảo vệ nguồn nước gây lũ lụt hạ lưu, hạn hán đầu nguồn; hiện tượng xả khí thải, nước thải chưa xử lý ra môi trường của các doanh nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, hủy diệt môi trường sống. Con người sớm hay muộn sẽ bị tự nhiên “trả thù”, “hủy diệt”, mà nguyên nhân do con người là thủ phạm đích thực gây ra, phá hoại sự toàn vẹn của hệ sinh thái, đe dọa cuộc sống của chính con người. Vì thế, suy cho cùng, TNXH của DN với môi trường là trách nhiệm với chính doanh nghiệp. Những hành vi coi thường thiên nhiên, coi thường pháp luật, thiếu đạo đức trong thực thi TNXH nói trên, có nguyên nhân là do các chủ thể đã đặt lợi ích cá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)