Hướng tiếp cận của luận án đối với trách nhiệm xã hội của doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 33 - 38)

1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu trách nhiệm xã hội của

1.3.2. Hướng tiếp cận của luận án đối với trách nhiệm xã hội của doanh

Hướng tiếp cận của luận án đối với TNXH của DN là vận dụng các nguyên lý triết học để “khám phá” sự ra đời và vận động của hiện tượng đó và đặt nó trong sự phát triển của doanh nghiệp. Sử dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển vào nghiên cứu hiện tượng TNXH của DN.

Từ cách tiếp cận triết học, chúng ta thấy, TNXH của DN là một hiện tượng xã hội, tồn tại tất yếu khách quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và là một thuộc tính vốn có của doanh nghiệp. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển cho ta thấy rằng, để chỉ ra bản chất của hiện tượng TNXH của DN phải xem xét trong quá trình vận động, phát triển của doanh nghiệp và xã hội và các nhân tố tác động đến quá trình ấy. Doanh nghiệp có các mối quan hệ nào và tương ứng với nó là các vị thế nào. Với tư cách là thiết chế kinh tế thuộc CSHT, doanh nghiệp có mối quan hệ với KTTT, với tư cách là thực thể xã hội, doanh nghiệp có mối quan hệ với môi trường tự nhiên, với tư cách là chủ thể trong xã hội, doanh nghiệp có mối quan hệ với các chủ thể khác trong xã hội. Tương ứng với mỗi vị thế, doanh nghiệp thể hiện TNXH của mình.

Sơ đồ 1.1: Các mối quan hệ và vị thế của doanh nghiệp

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

- Doanh nghiệp có vị thế thiết chế kinh tế: Doanh nghiệp sinh ra và tồn tại với

chức năng chủ yếu sản xuất ra của cải vật chất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội vì mục đích sinh lời. Doanh nghiệp được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như: Cơ sở vật chất (vốn, máy móc, công nghệ, tài sản khác của doanh nghiệp), bộ máy quản lý điều hành, người lao động, thị trường... Về cơ bản, doanh nghiệp có ba mục đích chính: mục đích kinh tế (lợi nhuận) - mục đích xã hội (trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, các tiện nghi đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội) - mục đích thỏa mãn các nhu cầu cụ thể và đa dạng của mọi người tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp. Với tư cách là một thiết chế kinh tế, trước hết, doanh nghiệp thể hiện vai trò như là một yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng tác động đến nội dung và tính chất của hình thái ý thức xã hội (thượng tầng kiến trúc như chính trị, pháp luật, đạo đức…) thông qua thực thi TNXH. Trong mối quan hệ này, TNXH sẽ bao gồm các trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm với người lao động và trách nhiệm với

người tiêu dùng. Tác động của việc thực hiện TNXH với tư cách là một thiết chế kinh

kế: nếu TNXH của DN được thực hiện theo chiều hướng gây tác động tích cực, thì nội dung và tính chất của hình thái ý thức xã hội sẽ phong phú hơn, tiến bộ xã hội

DOANH NGHIỆP MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN CSHT - KTTT THIẾT CHẾ KINH TẾ THỰC THẾ XÃ HỘI CHỦ THỂ XÃ HỘI MỐI QUAN HỆ VỊ THẾ TRÁCH NHIỆM TN VỚI NỀN KINH TẾ + TN VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG + TN VỚI NGƢỜI TIÊU DÙNG TRÁCH NHIỆM VỚI MÔI TRƢỜNG TRÁCH NHIỆM CỘNG ĐỘNG XÃ HỘI

được nâng cao về chất. Như vậy, TNXH của DN sẽ được kiến tạo trên nền tảng của

quan hệ lợi ích sao cho có lợi cho cả doanh nghiệp và cả xã hội. TNXH không phải

là một hoạt động thứ yếu của doanh nghiệp muốn thực hiện hay không mà là hoạt động song hành cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động TNXH không phải là chi phí mà là yếu tố góp phần tạo nên sự phát triển của chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện TNXH gián tiếp tạo ra môi trường, điều kiện tồn tại và phát triển cho chính bản thân doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp có vị thế một thực thể xã hội: TNXH của DN bao gồm trách

nhiệm với môi trường. Doanh nghiệp tồn tại như một thực thể nhất định trong xã hội. Để tồn tại, thực thể ấy không thể không có những tác động vào môi trường tự nhiên. Trong mối quan hệ này, doanh nghiệp có tác động tích cực, tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Tác động tích cực bao gồm: trong chừng mực nhất định, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chẳng hạn như hoạt động du lịch có thể việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hóa du lịch... có thể tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường. Hoạt động của doanh nghiệp tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện các hoạt động động bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra nguồn đóng góp cho ngân sách nhà nước, là một nguồn tài chính quan trọng cho hoạt động bảo vệ môi trường. Một số lĩnh vực kinh doanh, như hoạt động nhập khẩu và sản xuất thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường có tác động tích cực cho việc giải quyết các vấn đề môi trường. Ví dụ như, sự phát triển của công nghệ sinh học và gia tăng thương mại các sảm phẩm của nó sẽ góp phần tích cực giúp làm giảm áp lực lên khai thác và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Việc phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải góp phần cải thiện chất lượng môi trường và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải. Tác

động tiêu cực đến môi trường: doanh nghiệp khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để

tạo ra những sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người. Việc khai thác dựa trên hai quan điểm: vừa đủ để tự nhiên phát triển, không phá vỡ sự phát triển, phù hợp với tự nhiên; khai thác cạn kiệt tự nhiên và phá hủy môi trường tự nhiên. Hoạt động kinh doanh phát triển làm tăng nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên, nhiên, vật liệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể tạo ra những ảnh hưởng bất lợi cho

môi trường. Bên cạnh đó, với các hệ thống dây chuyền công nghệ cũ thì việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một hệ quả tất yếu. Hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển cũng làm phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng tới môi trường, nhất là vấn đề chất thải. Lượng chất thải công nghiệp này dễ gây suy thoái, ô nhiễm môi trường xung quanh như môi trường đất, môi trường nước, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người. Hoạt động kinh doanh trong hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm phát sinh những vấn đề môi trường thông qua hoạt động nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa không thân thiện với môi trường, trong đó có thể là những chất thải độc hại [144]. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường biểu hiện sự nhận thức giữa lợi ích trước mắt – lợi ích lâu dài; giữa nội dung và hình thức thể hiện TNXH của DN. TNXH của DN bao gồm ở phạm vi rộng hơn – trách nhiệm với môi trường.

- Doanh nghiệp có vị thế một chủ thể xã hội: Với tư cách chủ thể xã hội, mối

quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội là mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể. Doanh nghiệp là một tế bào, thành tố tạo thành xã hội, vận động trong sự vận động của xã hội. Doanh nghiệp là một chủ thể xã hội do các mối quan hệ của những con người khác nhau hợp thành. Doanh nghiệp không phải chỉ là một nhóm người, vận động theo qui luật nhất định, trong đó nảy sinh cả các xung đột về quyền lợi cần được giải quyết. Vị thế chủ thể xã hội cho thấy, doanh nghiệp vận động không tách rời sự vận động của xã hội, không đứng ngoài xã hội mà là một thành tố tham gia thúc đẩy sự vận động của xã hội. Mỗi chủ thể xã hội đều có bổn phận với chính mình và với xã hội. Nếu tác động tích cực, doanh nghiệp sẽ thúc đẩy xã hội phát triển, ngược lại, nếu tác động theo chiều hướng tiêu cực thì doanh nghiệp là lực cản của xã hội. Chủ thể doanh nghiệp có mối quan hệ chằng chịt, phức tạp với các chủ thể xã hội khác trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trong mối quan hệ đa chiều, phức tạp này, TNXH của DN là

việc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Hành vi có TNXH sẽ theo hai trường hợp

có ý thức (chủ động) hoặc vô thức (bị động). Sự có ý thức hoặc vô thức này phụ thuộc

vào yếu tố khách quan (môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, đạo đức, giáo

dục, truyền thống và lịch sử,..) và yếu tố chủ quan (tính tự giác và thái độ sẵn sàng thực hiện của chủ thể doanh nghiệp...).

Tiểu kết chƣơng 1

TNXH của DN là một trong những vấn đề được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách trong ngoài nước quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau. Có những học giả chú trọng đến lĩnh vực lý luận về TNXH của DN, có những học giả quan tâm vấn đề thực tiễn thực thi TNXH của DN. Họ coi đó là cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện TNXH trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế quốc tế hiện nay. Để giải quyết những nhiệm vụ do luận án đặt ra, tác giả đã tổng quan tình hình nghiên cứu theo nội dung

chính các chương của luận án.

Giá trị của việc nhận diện tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan thể hiện ở chỗ cung cấp cho tác giả luận án những luận cứ lịch sử để thấy rõ bức tranh kết quả và phương pháp luận nghiên cứu của các công trình đi trước. Điểm nổi bật có thể thấy, đa phần các công trình được tổng quan nhấn mạnh tính cam kết của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ TNXH. Nếu tiếp cận TNXH của DN theo từng góc nhìn như kinh tế học, luật học, đạo đức học, khoa học về môi trường sẽ chưa thể có cái nhìn bản chất về vấn đề này. Tiếp cận triết học đối với vấn đề trên cho thấy, TNXH của DN như là một hiện tượng xã hội, vốn là một thuộc tính vận động của doanh nghiệp, tồn tại, vận động cùng sự vận động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xuất hiện thì TNXH của DN cũng xuất hiện như là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển của chính doanh nghiệp. Trên cơ sở vận dụng hai nguyên lý của triết học xem xét TNXH của DN xuất phát từ mối quan hệ của doanh nghiệp, tác giả cho rằng, doanh nghiệp có ba vị thế và tương tứng với các vị thế đó sẽ là những trách nhiệm cụ thể. Trên nền tảng tiếp cận như vậy, tác giả luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề lý luận về TNXH của DN như xây dựng khái niệm, nêu và phân tích đặc điểm, nội dung, hình thức, ý nghĩa của việc thực hiện TNXH của DN ở chương tiếp theo.

Chƣơng 2.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Để hình dung được bản chất hiện tượng TNXH của DN, tác giả tập trung trong chương 2 để phân tích khái niệm, nội dung, đặc điểm, hình thức biểu hiện và ý nghĩa của nó đối với chính bản thân doanh nghiệp cũng như sự phát triển của xã hội. Giải quyết các vấn đề trên là tạo cơ sở phương pháp luận giúp các chủ thể liên quan định hướng nhận thức và thực thi TNXH của DN một cách đúng đắn và đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)