Những công trình nghiên cứu về định hướng nâng cao việc thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 27 - 31)

1.2. Những công trình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở

1.2.2. Những công trình nghiên cứu về định hướng nâng cao việc thực hiện

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới

- Năm 2012, Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh, Trần Thị Hồng Gấm đã thực hiện báo cáo Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, khái niệm, bối

cảnh, chính sách. Theo các tác giả, doanh nghiệp xã hội (DNXH) là một loại hình

đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hay chủ sở hữu. Báo cáo này được Hội đồng Anh (Bristis Cousil), CIEM (Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung Ương) và Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) tài trợ, hỗ trợ để thực hiện một số nội dung chính như sau: Khái niệm DNXH, sự phát triển DNXH ở Việt Nam, các loại hình tổ chức của DNXH ở Việt Nam, phân tích thực trạng DNXH và kiến nghị một số cơ chế, chính sách để phát triển DNXH ở Việt Nam.

- VCCI (1/4/2009) phối hợp với Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tổ chức hội thảo quốc tế Trách nhiệm Xã hội doanh nghiệp và Chiến lược Truyền thông:

kinh nghiệm quốc gia và quốc tế” nhằm tuyên truyền và tìm những cách đi phù hợp

với việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam.

- Đinh Thị Cúc trong công trình luận án của mình với tiêu đề: “TNXH của DN

trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, cho rằng, TNXH của DN là

cam kết của doanh nghiệp nhằm mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp cũng như các đối

tác và đối tượng chịu sự tác động của doanh nghiệp theo chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau khi phân tích thực trạng thực hiện TNXH của DN Việt Nam trong điều kiện KTTT tác giả đưa 4 phương hướng: nâng cao nhận thức về vai trò của Nhà nước Việt Nam trong việc thúc đẩy thực hiện TNXH của DN; thực hiện TNXH phải đồng hành với sự phát triển kinh tế; thúc đẩy việc thực hiện TNXH của DN phù hợp với chuỗi giá trị toàn cầu; gắn việc thay đổi nhận thức về TNXH với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Cũng cùng cách tiếp cận triết học đối với vấn đề TNXH của DN nhưng khái niệm mà tác giả Đinh Thị Cúc nhấn mạnh chỉ là sự “cam kết của doanh nghiệp” chưa nhấn mạnh đây là hiện tượng xã hội đồng hành với sự ra đời của chủ thể doanh nghiệp. Vị thế chủ động của chủ thể doanh nghiệp sẽ mất đi vì họ sẽ coi đây là một hoạt động

bên ngoài hoạt động kinh doanh, làm gia tăng lợi ích kinh doanh chứ không nhận thức

đây là nghĩa vụ phải có từ khi doanh nghiệp bắt đầu hình thành. Nếu hiểu TNXH của DN là cam kết thì sẽ giới hạn nội hàm của khái niệm TNXH của DN và sẽ xảy ra ba trường hợp: trường hợp thứ nhất, chủ thể doanh nghiệp có thể nhận thức được lợi ích của TNXH nhưng không thực hiện; trường hợp thứ hai: chủ thể doanh nghiệp không nhận thức được và đương nhiên không thực hiện; trường hợp thứ ba: Chủ thể doanh nghiệp không nhận thức nhưng thực hiện TNXH vì sức ép của xã hội, luật pháp và kết quả là việc thực hiện TNXH sẽ không lâu bền. Nếu quan niệm TNXH của DN chỉ là cam kết thì doanh nghiệp có thể làm và không làm dẫn đến dường như cần phải nhờ đến sự tác động của Nhà nước bắt buộc hoặc thúc đẩy chủ thể DN thực hiện TNXH.

Cam kết có thể chỉ là bằng miệng hoặc trên giấy tờ, còn hành động thực tế có thể đi ngược lại cam kết. Những phương hướng đưa ra trong luận án dường như hướng tới sự tồn tại của những điều kiện bên ngoài doanh nghiệp, gắn với xuất khẩu nhiều hơn như thế TNXH của DN chỉ dành cho doanh nghiệp xuất khẩu. Tác giả luận án cho rằng để thực hiện TNXH một cách hiệu quả trước hết phải xuất phát từ nhận thức và hành động của bản thân chủ thể doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nhận thức được vai trò của TNXH trong việc gia tăng lợi ích, lợi nhuận và thực hiện nó như một trách nhiệm tự thân. Trong giai đoạn đầu cần sự can thiệp của Nhà nước, nhưng chừng nào TNXH không xuất phát từ chính nhận thức của doanh nghiệp thì chừng đó không thể có kết quả thực hiện TNXH của DN hiệu quả. Sự khác nhau về cách hiểu đối với TNXH của DN sẽ làm cho việc xây dựng những phương hướng thúc đẩy việc thực hiện TNXH của DN khác nhau. Có thể nói, cả về mặt lí luận và thực tiễn, tác giả Đinh Thị Cúc và tác giả luận án có cách tiếp cận và nội dung khác nhau.

- Lê Tuấn Bách trong bài viết “Cách thức để nhà nước điều tiết hiệu quả trách

nhiệm xã hội của doanh nghiệp” cho rằng, TNXH là trách nhiệm bắt buộc và trách

nhiệm tự thân và khẳng định nhà nước có vai trò rất lớn trong việc điều tiết TNXH của DN một cách phù hợp cần phải dựa trên mối tương quan giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích xã hội.

Tác giả luận án đồng tình quan điểm này của Lê Tuấn Bách, vì thực hiện TNXH của DN đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội chứ không phải vì một bên. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết chủ thể doanh nghiệp thực hiện TNXH đặc biệt là những doanh nghiệp chối bỏ TNXH hoặc các doanh nghiệp thực thi TNXH không đồng nhất với nhau. Tuy nhiên tác giả luận án cho rằng, nếu chỉ coi TNXH là trách nhiệm bắt buộc sẽ dẫn đến sự ỷ lại và trốn tránh hoặc thậm chí nếu bị bắt buộc làm thì chủ thể doanh nghiệp sẽ làm một cách hình thức. Tác giả nghiêng về quan điểm coi TNXH là trách nhiệm tự thân của chủ thể và chỉ khi chủ thể đó nhận thức được và có những hành động mang tính TNXH phù hợp với điều kiện và quy mô của mình thông qua việc sử dụng các nguồn lực trong khoảng thời gian xác định.

- Dự án Thúc đẩy vai trò của cộng đồng doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội dựa trên những nguyên tắc của Hiệp ước toàn cầu có trị giá 2,5 triệu USD, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ký kết ngày 17/12/2008 tại Hà Nội. Dự án nhằm khuyến khích chấp

nhận thông lệ kinh doanh có TNXH và môi trường tại các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Một trong những hoạt động nổi trội của dự án này đã hỗ trợ in cuốn “Sổ tay TNXH” nhằm cụ thể hóa 4 nguyên tắc của Hiệp ước toàn cầu: quyền con

người, tiêu chuẩn lao động, môi trường, chống tham nhũng để phù hợp với pháp luật

và điều kiện doanh nghiệp của Việt Nam. Bộ công cụ TNXH có thể dùng cho nhiều đối tượng doanh nghiệp nhưng đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ định hướng những hoạt động TNXH rất hữu ích, biến những chính sách TNXH chỉ tồn tại trên giấy tờ thành hành động của doanh nghiệp cụ thể. Theo gợi ý của Bộ công cụ TNXH này, doanh nghiệp thành lập một Ban, có chính sách riêng cho lĩnh vực TNXH, cần áp dụng quy trình theo dõi, có chế độ báo cáo định kỳ và phải tạo được sự đồng thuận trong toàn bộ doanh nghiệp, từ lãnh đạo cấp cao, các bộ phận đến cả những nhân viên thấp nhất. Với 23 trang, Bộ Công cụ TNXH này thực sự như một cuốn cẩm nang vừamang tính định hướng vừa rất cụ thể cho chủ thể doanh nghiệp thực thi TNXH.

- Dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nâng cao hiểu biết và thực hiện TNXH của DN nhằm tăng cường mối liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong

sản xuất bền vững” được tài trợ bởi chương trình SWITCH - ASIA của Liên minh Châu

Âu với sự phối hợp VCCI, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp Quốc (UNIDO). Nội dung của dự án này liên quan đến vấn đề chính của ISO 26000. Theo họ, một doanh nghiệp hoạt động cần có tính trách nhiệm, tính minh bạch, hành vi đạo đức, tôn trọng lợi ích của các bên liên quan, tôn trọng các quy định của pháp luật, tôn trọng các tiêu chuẩn và hành vi quốc tế, tôn trọng nhân quyền. Hoạt động của dự án này không chỉ là việc xây dựng những ấn phẩm thực hiện TNXH của DN phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam theo quy định chung của quốc tế để TNXH của DN dễ đi vào cuộc sống mà còn định kỳ tổ chức các hội thảo với chủ đề khác nhau về TNXH của DN, tổ chức các lớp tập huấn tư vấn viên tư vấn TNXH của DN;…

- Nguyễn Đình Tài (Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung Ương) có bài viết

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Các vấn đề đặt ra hôm nay và giải pháp. Trên cơ

sở nêu lý luận và vai trò của TNXH của DN, bài viết chỉ rõ một số vấn đề đang đặt ra đối với doanh nghiệp và nhà nước ở Việt Nam hiện nay như: Tại sao chỉ doanh nghiệp lớn và xuất khẩu có cam kết hoặc tuân thủ bộ quy tắc ứng xử về TNXH của DN, hầu hết các doanh nghiệp còn lại không thực hiện; thực trạng các doanh nghiệp không đủ tài chính thực thi TNXH của DN là có thật. Từ đó, tác giả Nguyễn Đình Tài đề xuất một số

giải pháp mà người tiêu dùng và xã hội cần hành động để khắc phục. Một số giải pháp đó đã giúp tác giả luận án nghiên cứu và hình thành phương hướng liên quan đến vai trò của xã hội đối với việc thực hiện TNXH của DN trong luận án của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp việt nam hiện nay (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)