Nhận thức về sự cần thiết tham gia các hoạt động cộng đồng của NLĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 89 - 92)

Bảng 4.3. Nhận thức về sự cần thiết tham gia các hoạt động cộng đồng của NLĐ của NLĐ

Các hoạt động

cộng đồng ĐTB ĐLC

Mức độ cần thiết đối với người lao động (%)

Hoàn toàn không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Khá cần thiết Rất cần thiết

Hoạt động hiến máu

nhân đạo 3,00 0,33 0 5,1 89,5 5,3 0,2

Hoạt động thăm hỏi những người có công với cách mạng

3,05 0,25 0 0,5 93,8 5,5 0,2

Hoạt động cứu trợ cho đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt,hỏa hoạn...

3,07 0,26 0 0 92,7 7,1 0,2

Hoạt động bảo vệ môi trường khu dân cư (trồng cây xanh, phát quang bụi rậm, nạo vét kênh mương, dọn vệ sinh môi trường sau bão, lũ...) 3,03 0,26 0 0 2,0 92,7 5,3 Hoạt động ủng hộ “Đồng bào lũ lụt, thiên tai, hạn hán, người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam..” 3,14 0,39 0% 0% 87,8% 10,4 % 1,8% ĐTB chung 3,05 0,29

Nhìn vào bảng 4.3. Kết quả thống kê toàn thang đo hoạt động hướng đến cộng đồng (ĐTB = 3,05, ĐLC = 0,29). Đạt mức “trung bình”.

Có 5/5 mệnh đề đều đạt mức “trung bình”. Trong đó hoạt động được người

lao động đánh giá cao nhất là hoạt động ủng hộ đồng bào lũ lụt, thiên tai (ĐTB = 3,14, ĐLC = 0,39). Trong đó chỉ có 10 người chiếm 10,4% cho rằng “khá cần thiết” và có tới 483 người, chiếm 87,8% cho rằng “cần thiết” và không có ý kiến nào cho rằng “rất không cần thiết”. Thực tế cho thấy đây là hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách, uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta đã được phát huy từ lâu, tuy nhiên nhận thức về hoạt động một cách sâu sắc, thấu đáo thì vẫn chỉ đạt ở mức hạn chế chỉ chiếm 1,8% cho rằng “rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn cho công tác quản lý cần phải làm thế nào để người lao động hiểu được ý nghĩa, mục đích của hoạt động này, từ đó họ sẽ phát huy được tính tích cực của họ, điều này vô cùng quan trọng. Khi tác giả luận án trực tiếp phỏng vấn hầu hết người lao động đều trả lời ở mức “Khá cần thiết” và vẫn còn đôi chút băn khoăn. Điển hình qua chia sẻ của chị P.T.C 23 tuổi quê Vĩnh Bảo - Hải Phòng “Em thì cũng sẵn sàng ủng hộ khi công ty phát động các phong trào, nhưng thực sự em thấy băn khoăn không biết đóng góp như vậy

nhưng đến tay người nghèo được bao nhiêu”, có lẽ đây cũng là một trong những

lý do chính là hoạt động từ thiện thiếu tính công khai, minh bạch, chưa tạo được niềm tin cho người đóng. Hoạt động cứu trợ cho đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt,hỏa hoạn (ĐTB = 3,07; ĐLC = 0,26).Trong đó có 510 người, chiếm 92,7% cho rằng đây là hoạt động cần thiết, 39 người, chiếm 7,1 cho là “khá cần thiết” và chỉ có 1 người, chiếm 0,2 cho là “rất cần thiết”, hoạt động thăm hỏi người có công ĐTB = 3,05; ĐLC = 0,25). Trong đó không có ý kiến nào cho là rất không cần thiết. Tuy nhiên chỉ có 1 người, chiếm 0,2 cho là “rất cần thiết” và 30 người, chiếm 5,5 cho là “khá cần thiết” và hầu hết, có tới 516 người, chiếm 93,8% cho là “cần thiết”. Từ thực tế trên cho thấy người lao động chưa nhận thức chưa sâu sắc về hoạt động từ thiện nói chung. Nếu chỉ dừng lại ở việc đóng tiền để làm từ thiện th ì chưa thể hiện hết tinh thần tương thân tương ái đối với con người mà ở

đây họ cần phải nhận thức thấu đáo hơn nữa, không chỉ tham gia bằng cách đóng tiền mà còn cần dang rộng tấm lòng của mình hơn nữa đối với những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn đặc biệt bằng những hành động của mình như đi đến tận nơi để thăm hỏi, động viên, để trao tận tay những món quà, để động viên, an ủi họ trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, để thể hiện tình yêu thương bằng cả trái tim. Hoạt động bảo vệ môi trường khu dân cư (ĐTB = 3,03; ĐLC = 0,26). Trong đó có tới 510 người, chiếm 92,7 cho là “khá cần thiết”, 29 người, chiếm 5,3% cho là “rất cần thiết”, chỉ có 11 người, chiếm 2,0 cho là “ít cần thiết”. Hoạt động hiến máu nhân đạo ĐTB chỉ đạt 3,00; ĐLC = 0,33. Trong đó có 492 người, chiếm 89,5 cho là “cần thiết”, 28 người, chiếm 5,1 cho là “ít cần thiết”, 29 người, chiếm 5,3 cho là “khá cần thiết”. Tuy nhiên chỉ có 1 người, chiếm 0,2% cho là “rất cần thiết”. Phải chăng NLĐ còn băn khoăn lo sợ hiến máu sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe của người cho máu hay là lý do nào khác?. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng tôi có phỏng vấn trực tiếp cán bộ công đoàn công ty Apatit Lào Cai cho rằng: “Hoạt động này ở bên đoàn thanh niên công ty phát động và thực thi nhưng hầu hết chỉ lấy máu của những người trẻ tầm ngoài 20

tuổi chứ công nhân lao động ở tầm tuổi ngoài 30 trở đi không ai lấy cả”. Điều

này cho thấy thực tế người công nhân lao động họ phải làm việc với cường độ cao, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý nên việc hiến máu cho người khác là điều hạn chế đối với công nhân lao động. Để tìm hiểu sâu hơn về sự nhận thức của người lao động, chúng tôi đưa ra một số câu hỏi để tìm hiểu về lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội đối với người lao động kết quả cụ thể như sau:

4.2.1.2. Nhận thức về lợi ích tham gia các hoạt động xã hội của người lao động

Nhìn chung ĐTB chung của thang đo “Nhận thức về lợi ích tham gia các

hoạt động xã hội” chỉ đạt (ĐTB = 2,84; ĐLC = 0,53). Đạt mức “trung bình”. Trong

đó có 5/6 mệnh đề đều có mức ĐTB đạt ở mức “trung bình” và 1/6 mệnh đề có mức ĐTB đạt mức “thấp” các kết quả thu được ở bảng 4.4 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)