Các quan điểm khoa học về tính tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 32 - 34)

9. Cấu trúc của luận án

2.1. Một số vấn đề lý luận về tính tích cực

2.1.1. Các quan điểm khoa học về tính tích cực

Tính tích cực là khái niệm khá phức tạp được định nghĩa từ nhiều lĩnh vực và từ các góc độ khác nhau.

- Quan điểm của các nhà sinh học

Xuất phát từ sự nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau, các nhà sinh học cũng giải thích khác nhau về tính tích cực.

I.P.Paplop nhà sinh lý học người Nga đã nghiên cứu cho rằng cơ sở sinh lý thần kinh của tính tích cực chính là hoạt động của bán cầu đại não và hệ thống tín hiệu thứ hai. Con vật chỉ bắt chước không có tính tích cực, chỉ có con người mới có tính tích cực [27]

Theo M.Kagan: Tính tích cực của thực vật, đó là định hướng, là sự hướng tới những yếu tố của hoàn cảnh để tạo nên sự thay đổi, vận động hoặc thích nghi của sinh vật đối với môi trường. dẫn theo [40]

- Quan điểm của các nhà Triết học: Mỗi sự vật bao giờ cũng thể hiện tính

tích cực của nó bởi vật chất luôn vận động và phát triển không ngừng.

Theo V.I Lênin tính tích cực là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể, đối với đối tượng, sự vật xung quanh; là khả năng của mỗi người đối với việc tổ chức cuộc sống, điều chỉnh những nhu cầu, năng lực của họ thông qua các mối quan hệ xã hội. Tính tích cực của từng cá nhân có thể được thực hiện thông qua hoạt động sáng tạo, tự giác, có hứng thú không phải do tính tất yếu bên ngoài mà do tính tất yếu bên trong, do nhu cầu và lợi ích của chủ thể.

- Quan điểm của các nhà Tâm lý học

Lý thuyết phân tâm học (S.Freud, K.Horney, E. Erikson, E.Fromm...) nhấn mạnh đến bản năng, mà đặc biệt là bản năng tính dục, (S.Freud), những “lo lắng cơ bản” (K.Horney), “hướng tới yêu thương”(E.Fromm ) là những kích thích của tính tích cực hoạt động của con người.

Lý thuyết của các nhà tâm lý học nhân văn (C.Rogers,A.Maslow) mô hình của tính tích cực được thể hiện trong quan hệ: “nhu cầu- tính tích cực”.

C.Rogers cho rằng tất cả các sinh vật sống đang liên tục hiện thực hóa tiềm năng của chúng, thậm chí là hoàn cảnh bất lợi. Điều thúc đẩy con người hoạt động xuất phát từ nguồn lực bên trong như nhu cầu tự hiện thực hóa, khuynh hướng hiện thực hóa bẩm sinh hoặc nhu cầu tự khẳng định. Những sức mạnh này là bẩm sinh nhằm hiện thực hóa tiềm năng của họ, làm cho họ trưởng thành, trở thành con người tốt hơn với đầy đủ chức năng. [92]

Lý thuyết tâm lý học hành vi J.Watson, bản chất của hành vi là phản ứng của cơ thể đáp lại tác động của môi trường, tính chất của kích thích là cái thúc đẩy tính tích cực hành động của con người (Watson, 1962)

Tính tích cực của con người sẽ tăng lên khi tăng cường những hành vi củng cố tích cực như tăng cường thêm giá trị, khen ngợi sau mỗi lần thực hiện hành vi. [94]

Lý thuyết nhận thức xã hội A, Bandura khi giải thích hành vi con người lại cho rằng, việc thực hiện một hành vi nào đó không chỉ vì cái chúng ta nhận được mà còn trên cơ sở nhận thức, đánh giá về hậu quả của việc thực hiện hành vi chính là cơ sở của tính tích cực [59]. Tính chủ thể được thể hiện qua tính có ý định, tính lựa chọn, tính đắn đo trước khi làm, tính tự điều chỉnh và tính tự suy ngẫm rút ra bài học. Con người có đạo đức xã hội mạnh mẽ sẽ hành động tích cực để tăng thêm phúc lợi cho người khác ngay cả sự ảnh hưởng đến chi phí của cá nhân họ. [59]

Lý thuyết tâm lý học hoạt động: Các nhà tâm lý học hoạt động cho rằng:

Tính tích cực gắn liền với hoạt động và hoàn cảnh bên ngoài được thể hiện như điều kiện và động lực để hình thành và hiện thực hóa hoạt động. Tính tích cực thể hiện ở tính chế ước, chế định trạng thái bên trong của chủ thể. Nó thể hiện sự thích ứng một cách chủ động với hoàn cảnh và môi trường sống bên ngoài. P.I.Gaperin cho rằng: “Tính tích cực được thể hiện trong các mức độ lĩnh hội khác nhau và mức độ ấy chính là chỉ số đo sự phát triển tích cực của chủ thể”.

Lý thuyết trao đổi xã hội Cook & Rice, 2003; Homans, 1961, Lawler & Thye, 1999; Thibaut & Kelley, (1959) xem xét các nguyên tắc cơ bản của hành vi con

người trong khi tránh bất lợi, người có xu hướng mở rộng trong doanh thu tương tác, giảm chi phí, hoặc có xu hướng mở rộng sự hài lòng, làm giảm sự không hài lòng, xuất phát từ khát vọng tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu chi phí. [59]

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 32 - 34)