Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 64 - 71)

Nhóm biến Số biến quan sát Cronbach’s Alpha

Các mặt biểu hiện Sự nhận thức ý nghĩa hoạt động hướng đến tập thể 12 0,89 Sự nhận thức ý nghĩa hoạt động hướng đến cộng đồng 5 0,87

Nhận thức lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội

7 0,91 Sự sẵn sàng, chủ động 5 0,79 Hành động kiên trì 17 0,93 Hành động nỗ lực vượt khó 4 0,83 Kết quả Kết quả 5 0,86 Yếu tố chủ quan Tính trách nhiệm 5 0,78

Sự quan tâm làm việc thiện 6 0,82

Nhu cầu giao tiếp 6 0,90

Động cơ tham gia 4 0,84

Yếu tố khách quan

Chính sách DN 4 0,74

Cách thức tổ chức 4 0,93

Cách quản lý 15 0,91

Kết quả phân tích độ tin cậy đa số các thang đo trong bảng hỏi có độ tin cậy tương đối cao có hệ số Alpha Cronbach từ 0.74 trở lên, sự chỉnh sửa là không đáng kể. Trên thực tế chúng tôi đã chỉnh sửa một số mệnh đề để thể hiện rõ hơn nội dung định hỏi. Đó là những mệnh đề khi hỏi thử người trả lời thấy khó hiểu đề nghị giải thích thêm. Sau khi chỉnh sửa, trong khảo sát chính thức, người trả lời không gặp những khó khăn trong việc hiểu các câu hỏi này. Như vậy độ tin cậy của từng phần trong bảng hỏi đã đảm bảo điều kiện cho phép chúng tôi sử dụng chúng trong điều tra chính thức. Kết quả trên cho thấy có tất cả 12 thang đo được sử dụng trong luận án và được khảo sát ngẫu nhiên trên 100 cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn và người lao động tại 06 doanh nghiệp một số tỉnh phía Bắc. Sau khi tiến hành điều tra thử, kết quả cho thấy có 4 thang đo cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, các thang đo còn lại không có sự điều chỉnh nào.

Sau khi kiểm tra độ tin cậy cần xác định độ hiệu lực thông qua thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) để rút gọn dữ liệu từ nhiều biến quan sát thành ít nhân tố hơn mà vẫn phản ánh được ý nghĩa của dữ liệu nghiên cứu kết quả cụ thể bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3. Kết quả phân tích khám phá nhân tố (EFA)

Nhóm biến Hệ số KMO Sig Phƣơng sai trích Số nhân tố Nhận thức về sự cần thiết... .920 0,00 62.679 2 Nhận thức lợi ích .879 0,00 65.328 1 Sự sẵn sàng, chủ động .698 0,00 66.454 1 Hành động kiên trì .921 0,00 77.983 1 Hành động nỗ lực vượt khó .758 0,00 77.572 2 Kết quả .705 0.00 64.608 1 Tính trách nhiệm .710 0,00 60.088 1

Sự quan tâm làm việc thiện .771 0,00 73.172 2

Nhu cầu giao tiếp .874 0,00 69.167 1

Động cơ tham gia .771 0,00 72.232 1

Chính sách DN .656 0,00 54.253 1

Cách thức tổ chức .749 0,00 67.131 1

Cách quản lý .783 0,00 77.983 1

Phân tích nhân tố nhằm xem xét liệu các nhân tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động và ảnh hưởng đến các mặt biểu hiện của tính tích cực có thể nhóm lại thành các nhóm như dự kiến ban đầu với hệ số KMO trong khoảng từ 0.5 - 1, kiểm định Bartlett có p-value < 0.05. Do đó có thể khẳng định đây là phép đo có độ hiệu lực tốt, những số liệu mà nó cung cấp rất đáng tin cậy. Kết quả này cho phép chúng tôi sử dụng nội dung này vào điều tra chính thức.

Bước 3: Điều tra chính thức

Mục đích: Khảo sát thực trạng mức độ biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc; Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động.

Trong giai đoạn này, nghiên cứu sử dụng các phương pháp: Điều tra bằng bảng hỏi cá nhân, phỏng vấn sâu và nghiên cứu chân dung tâm lý điển hình, phương pháp thực nghiệm tác động.

Cách tiến hành:

- Đối với người lao động tiến hành điều tra bằng bảng hỏi: Mỗi khách thể trả lời độc lập một phiếu điều tra về biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Trước khi trả lời, các khách thể được hướng dẫn để hiểu về mục đích và yêu cầu trả lời ở các nội dung của phiếu; các điều tra viên được tập huấn kỹ về bảng hỏi trước khi điều tra. Các điều tra viên cũng được lưu ý tránh đưa ra những câu hỏi gợi ý hoặc những câu hỏi có thể gây ra phản ứng tiêu cực ở khách thể.

Bước 4: Xử lý kết quả

Mục đích: Xử lý số liệu thu được từ phiếu điều tra, bảng hỏi. Phân tích các kết quả xử lý để nhận biết được toàn bộ thực trạng mức độ biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc.

Nội dung: Thực trạng mức độ biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc.

Tiến hành: Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 22.0

3.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

3.3.1.1. Mục đích

Xây dựng cơ sở lý luận, xác định các quan điểm chủ đạo của luận án.

3.3.1.2. Nội dung nghiên cứu

- Tổng hợp, phân tích, hệ thống về mặt lý luận các nghiên cứu về tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của con người nói chung ở trong và ngoài nước nhằm xác định những vấn đề cần nghiên cứu: các mặt biểu hiện và mức độ của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động.

3.3.1.3. Cách thức tiến hành

- Thu thập những tài liệu, văn bản có liên quan tới đề tài - Đọc và ghi ghép lại các tài liệu quan trọng

- Nguồn tài liệu: Sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu (luận án, bài báo ).

3.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

3.3.2.1. Mục đích

- Tìm hiểu thực trạng mức độ tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động

- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó.

3.3.2.2. Cách thức tiến hành xây dựng bảng hỏi

- Xây dựng nội dung theo mục đích nghiên cứu - Xin ý kiến đóng góp của chuyên gia

- Điều tra thử

- Đánh giá độ tin cậy và xử lý số liệu

3.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

3.3.3.1. Mục đích

Thu thập, bổ sung và làm rõ thông tin đã thu được từ phương pháp khác để có thể đánh giá trung thực, khách quan các biểu hiện và mức độ của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

3.3.3.2. Nội dung phỏng vấn

Bao gồm phỏng vấn thông tin cá nhân, tìm hiểu các hoạt động xã hội người lao động đã tham gia và dựa trên các nội dung đã chuẩn bị trước về các mặt biểu hiện của tính tích cực, những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực của họ và đề xuất những giải pháp nâng cao tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động

15 người lao động, 5 cán bộ tại các khu công nghiệp để thu thập thông tin chi tiết, bổ trợ cho các phương pháp khác.

- Nguyên tắc phỏng vấn: Trong phỏng vấn sâu, chúng tôi thiết kế những câu hỏi giúp khách thể được trả lời tự do dựa theo những câu hỏi mở, gợi ý điều này giúp làm rõ hơn các câu hỏi cũng như vấn đề đặt ra có liên quan đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động hiện nay.

- Khách thể phỏng vấn: 15 người lao động, 5 cán bộ tại các khu công nghiệp để thu thập thông tin chi tiết, bổ trợ cho các phương pháp khác.

- Nội dung xem (phụ lục 1.2)

3.3.3.3. Cách thức tiến hành

Các câu hỏi phỏng vấn sâu được chuẩn bị theo một số nội dung chính dưới

hình thức câu hỏi mở để thu thập các thông tin cần thiết về khách thể và vấn đề cần nghiên cứu, gồm: thông tin cá nhân, nhận thức của khách thể về ý nghĩa, lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội, những mong muốn, nhu cầu của họ khi tham gia các hoạt động xã hội, đánh giá của họ về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình đàm thoại, các câu hỏi được sử dụng linh hoạt theo hướng tiếp cận vấn đề của khách thể mà vẫn đảm bảo được mục tiêu phỏng vấn.

Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước một cách rõ ràng, chi tiết theo các mảng vấn đề mà đề tài quan tâm nghiên cứu, sau đó gặp từng người để phỏng vấn về các nội dung đã chuẩn bị trước đó.

- Nội dung phỏng vấn người lao động - Những biểu hiện tích cực khi tham gia

- Những khó khăn hay yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động

- Nội dung phỏng vấn Cán bộ đoàn thể và cán bộ quản lý

- Đánh giá của họ về tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động.

3.3.4. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình

3.3.4.1. Mục đích

Nghiên cứu phác họa chân dung 02 người lao động tích cực tham gia các hoạt động xã hội điển hình với các mức độ tích cực tham gia các hoạt động xã hội khác nhau nhằm góp phần khẳng định cơ sở lý luận của luận án và bổ sung cho kết quả nghiên cứu thực trạng.

3.3.4.2. Nội dung

Nội dung nghiên cứu được chuẩn bị thành các mảng vấn đề như thông tin về bản thân, trình độ học vấn, tuổi tác, vị trí làm việc và mảng mô tả và phân tích những biểu hiện tính tích cực của người lao động theo từng mặt biểu hiện có mức độ tích cực tham gia cao và một người lao động tích cực ở mức thấp; tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực thông qua phỏng vấn sâu.

3.3.4.3. Cách thức tiến hành

Dựa trên thông tin thu thập được từ khảo sát thực trạng và phỏng vấn sâu, tác giả nghiên cứu tiến hành lựa chọn và phân tích chân dung điển hình theo nội dung trên.

3.3.5. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm tác động

Do điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn, tác giả luận án chỉ tập trung thực nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao tính tích cực tham gia hoạt động xã hội của người lao động ở công ty TNHH Đỉnh Vàng - Hải Phòng.

3.3.5.1. Mục đích thực nghiệm

Mục đích của nghiên cứu thực nghiệm của luận án là thử nghiệm biện pháp tác động hợp lý, hiệu quả để nâng cao tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội cho người lao động trong những điều kiện, hoàn cảnh, văn hóa cụ thể ở Việt Nam hiện nay.

3.3.5.2. Giả thuyết thực nghiệm

Qua nghiên cứu thực trạng tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các doanh nghiệp hiện nay, chúng tôi nhận thấy trong số những mặt biểu hiện của tính tích cực (sự nhận thức, sự sẵn sàng chủ động, sự kiên trì, nỗ lực vượt khó) thì mặt nhận thức về lợi ích khi tham gia các hoạt động xã hội của người lao động chỉ đạt mức thấp. Đa số người lao động không nhận thấy lợi ích mang lại khi tham gia các hoạt động xã hội nên sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó để tham gia chưa cao. Trên cơ sở những biện pháp mà luận án đề xuất, tác giả luận án cho rằng việc nâng cao nhận thức cho người lao động về ý nghĩa, giá trị và vai trò của hoạt động xã hội sẽ góp phần làm thay đổi hành vi tham gia của họ theo chiều hướng tích cực.

Để kiểm định giả thuyết này, tác giả luận án đã tiến hành thiết kế cách thức tác động thực nghiệm phù hợp với hoàn cảnh của người lao động, đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm nghề nghiệp của người lao động. Mẫu thực nghiệm, nội dung, quy trình thực nghiệm được đề cập ở phần sau:

3.3.5.3. Mẫu thực nghiệm

Lựa chọn ngẫu nhiên 40 nghiệm thể có tính tích cực tham gia hoạt động xã hội thấp và trung bình. Sau đó chia đôi thành hai nhóm, một nhóm nghiệm thể và một nhóm đối chứng, thành viên mỗi nhóm là 20 người, không phân biệt, nam nữ, tôn giáo, thành phần xuất thân, thâm niên công tác . Tât các các thành viên tham gia thực nghiệm đều được lập hồ sơ và ghi lại số điện thoại để liên hệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)