Hoạt động xã hội của người lao động ở khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 39)

9. Cấu trúc của luận án

2.2. Hoạt động xã hội của người lao động ở khu công nghiệp

2.2.2.1. Khái niệm hoạt động xã hội

Theo nghĩa rộng: Hoạt động xã hội (phong trào vận động xã hội ) bao gồm những nỗ lực để thúc đẩy, cản trở hoặc điều khiển các thay đổi về xã hội, chính trị, kinh tế, hoặc môi trường. [117]

Theo tác giả Phạm Mạnh Hà: Hoạt động xã hội là hoạt động có ý thức, có chủ đích, thể hiện tính tích cực xã hội của các cá nhân khi tham gia vào các công việc chung của cộng đồng. Hoạt động xã hội thể hiện tính tích cực cao độ của cá nhân biểu hiện ở tính chủ động, tính tự giác, quyết đoán, tính nhận thức, tính ý chí khi vượt qua những khó khăn để thực hiện đến cùng hoạt động nhằm mang lại những lợi ích tốt đẹp cho cộng đồng và xã hội. [15]

Từ các định nghĩa nêu trên, chúng tôi cho rằng: Hoạt động xã hội là hoạt động có ý thức, có tính tự giác được thực hiện trong mối quan hệ với người khác, cùng với người khác nhằm mang lại những lợi ích cho bản thân và cho người khác 2.2.2.2. Phân loại hoạt động xã hội xã hội

- Căn cứ vào mục đích của hoạt động xã hội có thể chia thành: Hoạt động mang lại những giá trị, lợi ích cho bản thân chủ thể và hoạt động mang lại giá trị, lợi ích cho người khác, cho cộng đồng

- Căn cứ vào tính chủ thể có thể chia thành hai nhóm: Hoạt động cá nhân và hoạt động xã hội. Hoạt động cá nhân là những hành động của cá nhân thực hiện trong quá trình tương tác với môi trường nhằm thoả mãn các nhu cầu mang tính cá nhân. Hoạt động xã hội là hoạt động có mục đích đem lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng.

- Căn cứ vào tính chất của hoạt động xã hội: Hoạt động xã hội chính thức và hoạt động xã hội không chính thức. Hoạt động chính thức là những hoạt động được các cá nhân, các đơn vị, các tổ chức xã hội hoặc địa phương đứng ra tổ chức theo kế hoạch, theo quy định của pháp luật. Những hoạt động này được các cơ quan quản lý cho phép và hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của xã hội. Hoạt động không chính thức là hoạt động được các cá nhân hoặc nhóm người có cùng tâm nguyện, chí hướng làm việc thiện tự đứng ra tổ chức, kêu gọi mọi người cùng tham gia một cách tự phát, tự nguyện của các thành viên.

- Căn cứ vào đối tượng tác động có thể chia ra thành một số dạng hoạt động xã hội chủ yếu sau:

Hoạt động chính trị, kinh tế, hoạt động nhân đạo, hoạt động từ thiện, hoạt động tương trợ, hoạt động văn hóa tinh thần, hoạt động phong trào thi đua, hoạt động bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động

Trong khuôn khổ của luận án này, chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu một số hoạt động hướng đến tập thể như hoạt động văn hóa tinh thần, hoạt động tương trợ lẫn nhau, hoạt động bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động, hoạt động sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch, hoạt động sự kiện tại doanh nghiệp, hoạt động hỗ trợ vật chất cho NLĐ, hoạt động bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp, hoạt động dân số kế hoạch hóa gia đình, hoạt động khuyến học, hoạt động chia sẻ nhân ái với đồng nghiệp. Một số hoạt động hướng tới cộng đồng như hoạt động từ thiện, hoạt động tình nguyện- bảo vệ môi trường cộng đồng, hoạt động hiến máu nhân đạo, hoạt động thăm hỏi những người có hoàn cảnh khó khăn, người có công.

2.2.2.3. Đặc trưng hoạt động xã hội tại các khu công nghiệp

Nội dung hoạt động xã hội: Doanh nghiệp tổ chức các hoạt động xã hội theo các chủ đề với các nội dung nhằm phát huy truyền thống dân tộc, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội, giáo dục phát huy quyền và trách nhiệm công dân, giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục tư tưởng Hồ Chí minh, giáo dục ý thức trách nhiệm của người công dân đối với đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua các nội dung trên cán bộ công đoàn tổ chức các hoạt động xã hội có nhiệm vụ phải căn cứ vào chủ đề, lựa chọn nội dung hoạt động chính và các nội dung giáo dục cần tích hợp để tổ chức hoạt động cho người lao động.

Lợi ích hoạt động xã hội: Nhằm nâng cao nhận thức cho người lao động về ý nghĩa, lợi ích mang lại cho người lao động khi tham gia các hoạt động xã hội, giúp người lao động chuyển hóa một cách tự nguyện, tự giác, tích cực biến yêu cầu của doanh nghiệp, của tổ chức công đoàn thành của tập thể người lao động và của cá nhân người lao động. Thông qua hoạt động xã hội có thể giúp người lao động sống một cách vui vẻ, thoải mái, an toàn, khỏe mạnh, đoàn kết, sống có trách nhiệm, có

tình yêu thương, sự sẻ chia với mọi người, có khả năng thích ứng với những biến đổi của cuộc sống hàng ngày. Kết quả của hoạt động phản ánh thông qua sự trưởng thành của nhân cách người lao động và bằng các hoạt động thực tiễn. Tham gia các hoạt động xã hội người lao động khẳng định được những phẩm chất, năng lực của bản thân và cao hơn là củng cố và khẳng định các giá trị đúng đắn của xã hội. Bởi vì mỗi một loại hoạt động đều tạo ra cho con người những yêu cầu nhất định, đòi hỏi ở con người những phẩm chất tâm lý nhất định. Sự thành công phụ thuộc phần lớn vai trò của người tổ chức, do đó người lãnh đạo công ty cần phải quan tâm đến bồi dưỡng năng lực tổ chức, năng lực điều khiển hoạt động cho cán bộ phụ trách các hoạt động này.

Sự nỗ lực của ý chí thực hiện mục tiêu: Ngoài thời gian lao động sản xuất người lao động có quyền lợi và trách nhiệm tham gia các hoạt động xã hội. Tuy nhiên do tính chất của công việc cũng như hoàn cảnh sống của người lao động trong các khu công nghiệp hiện nay còn nhiều khó khăn vất vả. Vì vậy khi tham gia các hoạt động xã hội đòi hỏi người lao động cần có sự nỗ lực cao của ý chí để có thể vượt qua những khó khăn thách thức đó.

Sự chủ động của người lao động: Đối với môi trường sống và trong khi tham gia các hoạt động xã hội của người lao động sự chủ động sẽ giúp người lao động ứng phó linh hoạt, vượt qua khó khăn, trước hết họ nhìn nhận chính bản thân mình với trách nhiệm của một công dân của đất nước, một thành viên trong một tổ chức, từ đó họ sẽ khắc phục được những khó khăn để tham gia các hoạt động xã hội.

2.3. Lý luận về tính tích cực tham gia hoạt động xã hội của ngƣời lao động ở khu công nghiệp

2.3.1. Khái niệm tính tích cực tham gia hoạt động xã hội của người lao động trong khu công nghiệp trong khu công nghiệp

2.3.1.1. Khái niệm tham gia hoạt động xã hội

Con người sinh ra và lớn lên cũng đều có quyền và trách nhiệm tham gia các hoạt động xã hội để trở thành thành viên có ích cho cộng đồng và xã hội. Để hiểu rõ sự tham gia các hoạt động xã hội này chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm như sau:

- Khái niệm tham gia: là tham dự vào một hoạt động nào đó; tham dự với ai đó trong một số hoạt động [6]

- Khái niệm tham gia hoạt động xã hộilà sự đồng ý các cách thức trong việc thực hiện các hoạt động thông qua mối quan hệ với người khác, cùng với người khác nhằm mang lại lợi ích cho bản thân và cho xã hội.

- Khái niệm tham gia hoạt động xã hội của người lao động trong khu công nghiệp là sự đồng ý các cách thức trong việc thực hiện các hoạt động do doanh nghiệp tổ chức nhằm mang lại lợi ích cho bản thân người lao động, cho tập thể và cho cộng đồng.

2.3.1.2. Khái niệm tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong khu công nghiệp

Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động có thể hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổng thể những thuộc tính biểu hiện vai trò của chủ thể trong việc thực hiện các hoạt động để đạt kết quả có ích.

Tác giả A.VPetrovski khi bàn về tính tích cực của nhân cách.(tính tích cực của nhân cách được hiểu như tính tích cực xã hội) cho rằng tính tích cực nhân cách là quan điểm sống tích cực của con người biểu hiện ở nguyên tắc lý tưởng, thường xuyên bảo vệ quan điểm của mình, thống nhất giữa lời nói và việc làm; thể hiện ở sự sáng tạo, ở các hành động ý chí và giao tiếp. [91]

Tác giả Nguyễn Văn Hạ khi nghiên cứu về tính tích cực xã hội của con người cho rằng tính tích cực xã hội là thuộc tính bản chất của con người, đó là tính chủ động, sáng tạo và lòng hăng hái, nhiệt tình, quyết tâm của con người trong những hoạt động có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. [16]

A, Bandura khi giải thích hành vi con người cho rằng, việc thực hiện một hành vi nào đó không chỉ vì cái chúng ta nhận được mà còn trên cơ sở nhận thức, đánh giá về hậu quả của việc thực hiện hành vi chính là cơ sở của tính tích cực (Bandura,1976).

Tác giả Wilson, J., & Musick, M. cho rằng: “ tính tích cực xã hội được thể hiện thông qua hoạt động lao động có kết quả và có thể đánh giá hoặc đo đạc được” và “Tính tích cực hoạt động xã hội được xác định ở sự nhận thức của cá nhân nhằm

giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ xã hội và hành động vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” [101].

Tác giả Irenna Zaleskiene, biểu hiện của sự tích cực xã hội của sinh viên được mô tả dựa trên nhận thức, tình cảm, thực hành. Tác giả đã đưa ra các mô hình hiệu quả của thanh niên như mô hình lựa chọn dựa trên lý trí, mô hình sự công bằng xã hội, mô hình tích hợp nguồn vốn xã hội. [103]

Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các vấn đề liên quan đến phẩm chất cá nhân của tuổi trẻ; các vấn đề liên quan đến tổ chức thanh niên (trường hợp không có hình thức hấp dẫn của các hoạt động, sự thiếu năng lực của các nhà lãnh đạo và vấn đề tài chính đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính tích cực xã hội của thanh niên. . P. Stoltz lại quan tâm đến khía cạnh nỗ lược vượt khó của người lao động, ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm AQ (chỉ số vượt khó) và ông cho rằng những người có chỉ số AQ thấp thường dễ xúc động và dễ buông xuôi trước nhiều vấn đề trong cuộc sống, trong khi đó những người có AQ cao khi đối mặt với khó khăn, chủ động tìm kiếm các giải pháp để giải quyết vấn đề thay vì dựa vào sự phán quyết của người lãnh đạo hoặc bi quan, chán nản và họ ít khi đầu hàng trước những tình huống khó khăn trong công việc. [4]

Từ các dấu hiệu đặc trưng trên, theo chúng tôi hiểu:

Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động là một phẩm chất tâm lý của người lao động, biểu hiện ở sự nhận thức, sự sẵn sàng chủ động, hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó để mang lại kết quả.

Thứ nhất: Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội thể hiện ở sự nhận

thức về sự cần thiết và lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội. Khi người lao động hiểu được ý nghĩa và mục đích của việc tham gia thì họ sẽ có sự tự giác, có tinh thần hợp tác, có tính trách nhiệm và có sự sáng tạo cao khi tham gia các hoạt động để đạt kết quả tốt nhất.

Thứ hai, tính tích cực của người lao động khi tham gia các hoạt động xã hội

biểu hiện ở sự sẵn sàng, chủ động. Sẵn sàng chủ động thể hiện ở sự chuẩn bị tâm thế một cách tốt nhất và không bị động trước những hoạt động được giao.

Thứ ba, tính tích cực hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó trong mọi hoàn cảnh để mang lại kết quả. Kiên trì thể hiện sự bền bỉ, sự nỗ lực vượt khó của người lao động là thể hiện là khả năng tham gia các hoạt động với sự nỗ lực ý chí nhằm đạt tới mục đích cuối cùng của hoạt động là đạt kết quả tốt nhất.

2.3.2. Biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong khu công nghiệp động trong khu công nghiệp

Như đã phân tích ở trên về mặt lý luận chúng tôi cho rằng tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội là một phẩm chất tâm lý của người lao động với sự nhận thức một cách sâu sắc mục đích và ý nghĩa của việc tham gia, sự sẵn sàng, chủ động, sự kiên trì nỗ lực đạt kết quả. Để đánh giá đúng thực trạng tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở các khu công nghiệp một số tỉnh phía Bắc, để khảo sát, phân tích thực trạng tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động cần phải lượng hóa thành các mặt biểu hiện cụ thể. Qua việc điểm luận các nghiên cứu về tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở trong nước và ngoài nước cho thấy chưa có công trình nào dưới góc độ tâm lý học nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, việc cụ thể hóa các tiêu chí đo lường tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong luận án được dựa trên cơ sở khoa học như sau: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về tâm lý học xã hội, tâm lý học quản lý, và chuyên gia về lĩnh vực Công đoàn trong quá trình triển khai đề tài. Dựa trên quan điểm phương pháp luận khoa học: quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm tiếp cận hoạt động và kế thừa các nghiên cứu đi trước về vấn đề tính tích cực. Từ đó luận án đã tập trung khảo sát thực trạng tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội qua các mặt biểu hiện như sau:

2.3.2.1. Nhận thức về sự cần thiết, lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội

Thứ nhất là sự nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của từng hoạt động xã hội mà

doanh nghiệp đã tổ chức cho người lao động được tham gia.

Thứ hai là người lao động nhận thấy lợi ích khi họ tham gia các hoạt động xã

hội. Nếu người lao động nhận thức một cách sâu sắc, biểu hiện ở mức cao khi đánh giá về ý nghĩa, lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội mà doanh nghiệp đã tổ chức, đây là một trong những biểu hiện của tính tích cực. Ngược lại, nếu người

lao động không nhận thấy ý nghĩa của các hoạt động, đánh giá ở mức độ thấp. Đây cũng là một trong những dấu hiệu ảnh hưởng đến sự tham gia các hoạt động xã hội của họ. Khi tham gia các hoạt động xã hội người lao động không chỉ nhận thấy lợi ích mang lại cho bản thân mà còn cho tập thể và cộng đồng. Nếu người lao động nhận thấy lợi ích của việc tham gia ở mức cao thì đây được coi là biểu hiện của tính tích cực. Biểu hiện cụ thể ở các mệnh đề như giúp cho người lao động hòa nhập với tập thể và cộng đồng, người lao động nắm bắt được tình hình của Doanh nghiệp, qua đó nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao nhận thức về các hoạt động chính trị xã hội, qua đó giúp cho người lao động có tinh thần trách nhiệm với với

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)