Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 47 - 53)

9. Cấu trúc của luận án

2.3. Lý luận về tính tích cực tham gia hoạt động xã hội của người lao động

2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hộ

tích cực tham gia hoạt động xã hội của người lao động.

* Kết quả đạt được thể hiện ở sự hài lòng và hiệu quả của việc tham gia các hoạt động xã hội và thể hiện ở hành động dự kiến tham gia trong tương lai vào các hoạt động xã hội.

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về sự cần thiết, lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội do doanh nghiệp tổ chức và sự sẵn sàng chủ động, hành động kiên trì nỗ lực vượt khó khi tham gia. Kết quả người lao động cảm thấy vui và hạnh phúc khi sự cố gắng của mình đã mang lại lợi ích cho tập thể và cho cộng đồng. Nếu người lao động cảm nhận một cách sâu sắc về những giá trị qua những việc làm của chính bản thân họ và những người đồng nghiệp đã làm cho tập thể và cộng đồng thì họ sẽ rất hài lòng khi tham gia. Không chỉ hài lòng mà họ còn cảm thấy rất thoải mái khi làm được những việc hữu ích cho tập thể và cho cộng đồng. Từ đó làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn, gắn bó, đoàn kết, thương yêu nhau hơn. Đây cũng là một trong những cơ sở, nền tảng vững chắc để xây dựng doanh nghiệp vững mạnh. Từ sự hài lòng và hiệu quả đạt được khi tham gia người lao động còn dự định hành động tiếp theo của mình đối với việc tham gia các hoạt động xã hội. Thể hiện sẽ tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội khi doanh nghiệp tổ chức, không chỉ tham gia đầy đủ mà còn đóng góp, xây dựng những ý tưởng cho việc tham gia đạt kết quả tốt. Đó chính là dấu hiệu thể hiện kết quả đạt được khi tham gia các hoạt động xã hội ở mức cao, nếu không thì ngược lại.

2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động người lao động

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động như điều kiện và môi trường làm việc, điều kiện kinh tế, ảnh hưởng của gia đình, yếu tố tôn giáo và các yếu tố tâm lý cá nhân như tính trách nhiệm, nhu cầu giao tiếp, động cơ... trong phạm vi luận án nghiên cứu này tìm hiểu một số yếu tố cụ thể như sau:

2.3.3.1. Tính trách nhiệm của người lao động

Tác giả Ellis Jones, (1991) tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội có mối liên hệ với trách nhiệm xã hội của công dân, trách nhiệm xã hội của cá nhân hành động trên một tập hợp các giá trị tiến bộ, có ý thức lựa chọn để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Tác giả Michaell cũng đã chỉ ra rằng, những thanh niên có mức độ trách nhiệm xã hội cao có tính tích cực tham gia hơn, có khả năng chủ động trong các vấn đề dân sự.

Một người được coi là có trách nhiệm khi người ấy đồng ý góp phần để gánh vác công việc chung với các thành viên khác, họ sẽ biết sử dụng tiềm lực, tài nguyên để tạo ra những thay đổi tích cực. Biểu hiện của tính trách nhiệm là người lao động thấy mình cần phải làm nhiều việc tốt hơn nữa cho cộng đồng, bạn bè, đồng nghiệp, họ coi đây là niềm vui và là bổn phận, họ không đùn đẩy trách nhiệm khi tham gia. Trong quá trình tham gia họ luôn chấp hành dù việc đó là việc khó, không chỉ tham gia mà còn vận động, lan tỏa những giá trị, những hành động tốt đẹp của mình cho những người xung quanh noi theo. Đó chính là biểu hiện tính trách nhiệm của người lao động đối với việc tham gia các hoạt động xã hội.

2.3.3.2. Nhu cầu giao tiếp của người lao động

Nhu cầu giao tiếp của người lao động là sự đòi hỏi tất yếu được tiếp xúc với người khác, nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển với tư cách là một thành viên trong tập thể và trong xã hội. Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người- người, là một nhân tố cơ bản của việc hình thành phát triển tâm lý- ý thức- nhân cách. Song hoạt động và giao tiếp chỉ có thể diễn ra trong cộng đồng, trong nhóm và tập thể.[50] qua việc tham gia các hoạt động xã hội chính là giúp người lao động hình thành mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh, qua đó giúp họ có được lòng tin cậy và sự thân thiện, sự cởi mở, sự sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn. Trong đó tính thiện cảm trong giao tiếp được thể hiện rất rõ trong quá trình tham gia hoạt động xã hội của họ.

2.3.3.3. Sự quan tâm làm việc thiện cho tập thể và cộng đồng

Sự quan tâm làm việc thiện là sự biểu thị ý thức của con người, nó liên quan mật thiết với nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được bày tỏ bản thân, được thỏa mãn về nhu cầu tinh thần, được cho và nhận của con người nó là thành phần không thể thiếu

của tính tích cực. Sự quan tâm có liên quan tới sự thấu cảm. Batson cho rằng khi chúng ta cảm thấy thấu cảm với người khác, chúng ta sẽ cố gắng giúp đỡ người đó vì những lý do thuần túy vị tha, không cần biết chúng ta phải đạt được gì. [57]

Vận dụng lý thuyết của Batson về sự quan tâm, thấu cảm nghiên cứu này sẽ tìm hiểu sự quan tâm làm việc thiện cho tập thể và cho cộng đồng ở người lao động. Nếu người lao động thể hiện sự quan tâm, thấu cảm đối với người khác ở mức cao thì đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của họ và ngược lại. Biểu hiện cụ thể như: thường nhạy cảm, lo lắng cho những người kém may mắn, cảm thấy tội nghiệp cho người khác khi họ gặp vấn đề, nhìn thấy ai đó bị lợi dụng cảm thấy muốn bảo vệ họ, những bất hạnh của người khác thường làm phiền họ, thấy ai đó bị đối xử bất công cảm thấy thương hại họ, cảm thấy khá xúc động với những điều họ thấy. [57]

2.3.3.4. Động cơ tham gia các hoạt động xã hội

Aronson, Elliot và cộng sự trong khi nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vị xã hội cũng khám phá ra rằng động cơ tham gia vì lòng vị tha, tham gia vì sự trao đổi xã hội, vì sự quan tâm - thấu cảm và các phẩm chất cá nhân có ảnh hưởng đến tính tích cực của họ[57]. Động cơ là kết quả của sự tương tác giữa các cá nhân và tình huống cụ thể. Động cơ có tác dụng chi phối thúc đẩy con người suy nghĩ và hành động. [4]. Muốn việc tham gia hoạt động xã hội đối với người lao động diễn ra một cách thuận lợi và có kết quả, phải tạo cho hoạt động này một lực thúc đẩy mạnh mẽ, đó là động cơ tham gia. Động cơ tham gia các hoạt động xã hội chính là sự thể hiện cụ thể của nhu cầu tham gia, là lực thúc đẩy sự tham gia hoạt động xã hội của người lao động đạt kết quả cao theo các yêu cầu của doanh nghiệp đề ra. Nhờ có động cơ tham gia đúng đắn sẽ phát huy tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động để họ hiểu rõ hơn mục đích của việc tham gia các hoạt động này. Nhờ có động cơ tham gia đúng đắn người lao động sẽ chủ động sắp xếp thời gian để tham gia, khắc phục mọi khó khăn, trở ngại mỗi khi tham gia .

Một động cơ có thể thúc đẩy nhiều hành động khác nhau và ngược lại một hành động có thể được thúc đẩy bởi nhiều động cơ khác nhau như: tham gia để được cống hiến cho cộng đồng. Cống hiến là sự hy sinh của bản thân, không màng

đến lợi ích cá nhân mà làm việc hết mình vì người khác, vì một tập thể, một cộng đồng. Đối với người lao động làm việc hết mình, lao động hăng say, tìm tòi sáng tạo trong lao động để cống hiến cho tập thể cũng là một sự cống hiến sâu sắc và không chỉ trong lao động mà đặc biệt trong khi tham gia các hoạt động xã hội nếu người lao động tham gia với mục đích là để cống hiến cho tập thể và xã hội thì họ sẽ tham gia một cách hết mình, toàn tâm toàn ý, cống hiến hết tâm sức để tham gia một cách tốt nhất. Hiểu với ý nghĩa đó người lao động sẽ biết mình cần làm gì với trách nhiệm của một người công dân, không chỉ tham gia với mục đích cống hiến mà còn là tham gia vì thành tích của doanh nghiệp hoặc tham gia để đạt danh hiệu thi đua và ngoài ra tham gia để người lao động duy trì các mối quan hệ tốt đẹp trong tập thể. Nếu người lao động hiểu một cách sâu sắc về ý nghĩa, mục đích của việc tham gia trên thì sẽ tham gia với tinh thần tự nguyện, tự giác mà không phải bắt buộc. Như vậy, cán bộ phong trào cần phải tuyên truyền, giáo dục một cách sâu sắc hơn cho người lao động phát huy tính tích cực của họ.

2.3.3.5. Cách thức tổ chức hoạt động ã hội

Tác giả Irenna Zaleskiene, khi nghiên cứu tính tích cực công dân của thanh niên đã phát hiện ra rằng yếu tố cách thức tổ chức các hoạt động đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính tích cực công dân của thanh niên.

Để người lao động tích cực tham gia các hoạt động xã hội thì những hình thức diễn ra các hoạt động này cần phong phú, đa dạng phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp, đặc điểm tâm lý của người lao động. Trước hết phải kể đến vai trò của người tổ chức, thứ hai công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động người lao động tham gia. Trong doanh nghiệp vai trò của cán bộ công đoàn đối với công tác này là vô cùng quan trọng phải là việc làm thường xuyên, liên tục, đi trước để mở đường, đi cùng để vận động đảm bảo thắng lợi và đi sau để củng cố thắng lợi, rút ra bài học, thứ ba là thời gian tổ chức các hoạt động, đây cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng nếu doanh nghiệp có cách thức tổ chức một cách khoa học, sắp xếp thời gian một cách hợp lý để người lao động được tham gia một cách tốt nhất sẽ ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia của họ, thứ tư là nội dung các hoạt động, để thu hút được người lao động tích cực tham gia thì nội dung các hoạt động được tổ chức

một cách phong phú, đa dạng và phù hợp với người lao động thì đây cũng là một trong các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động.

2.3.3.6. Cách quản lý các hoạt động của Doanh nghiệp

Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó [7]. Như vậy quản lýlà việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có hiệu lực và hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp cách quản lý các hoạt động xã hội đạt kết quả như thế nào thì sẽ ảnh hưởng đến tính tích cực của họ.

2.3.3.7. Chính sách của Doanh nghiệp

Chế độ đãi ngộ, tiền lương, tiền thưởng một cách hợp lý, thì các công ty mới có sức hút mạnh mẽ và giữ được người lao động tài giỏi, đồng thời người lao động mới có thể yên tâm làm việc với tinh thần say mê, sáng tạo, tận tâm, tận lực, phục vụ lâu dài và có ý thức trách nhiệm cao với công việc của mình. [4]. Không phải lúc nào và cũng không phải bất cứ người lao động nào ngay từ ban đầu họ đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Để đông đảo người lao động phát huy tính tích cực của mình đòi hỏi người lãnh đạo phải khuyến khích, động viên, tạo điều kiện về môi trường, tài chính và đặc biệt bằng sự quan tâm, sát sao và nhiệt huyết của người lãnh đạo chính là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động. Biểu hiện người lãnh đạo rất quan tâm sát sao đến các hoạt động xã hội, coi đây chính là một trong những mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, không những thế người lãnh đạo còn cần phải có phẩm chất đạo đức tốt với thái độ công bằng, khách quan khi đánh giá nhân viên của mình, biết yêu cầu nhân viên tuân thủ những nguyên tắc và quy định của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình tham gia các hoạt động xã hội cần phải có sự động viên, khuyến khích người lao động một cách kịp thời. Đây chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động.

2.3.3.8. Yếu tố điều kiện làm việc

Có rất nhiều điều kiện khác nhau, tuy nhiên trong giới hạn của nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập đến điều kiện vệ sinh môi trường, công tác an toàn trong lao động, khối lượng công việc được giao, cụ thể: môi trường làm việc sạch sẽ, thoáng

mát, công tác bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động trong DN được đảm bảo, khối lượng công việc phù hợp là những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực của người lao động [4]. Như vậy, nếu doanh nghiệp có môi trường làm việc thuận lợi sạch sẽ, thoáng mát, điều kiện làm việc được đảm bảo thì đây cũng là một trong những yếu tố khách quan tác động đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động.

Có thể khái quát rằng, tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động được biểu hiện ở sự nhận thức, sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó khi tham gia các hoạt động xã hội. Các mặt này của tính tích cực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành tính tích cực ở mỗi cá nhân người lao động. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, từng mặt biểu hiện này có thể có các mức độ thể hiện khác nhau.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở phân tích các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi đã xây dựng một số khái niệm công cụ cho nghiên cứu như sau:

Khái niệm về tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động được đưa ra dựa trên tổng hợp nhiều tài liệu trong nước và ngoài nước. Nhìn một cách chung nhất tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động là phẩm chất tâm lý cá nhân, biểu hiện ở 3 mặt là sự nhận thức về sự cần thiết, lợi ích mang lại cho người lao động khi tham gia các hoạt động xã hội, sự sẵn sàng chủ động, sự kiên trì, nỗ lực vượt khó để mang lại kết quả. Đây chính là cơ sở xây dựng thang đo tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp được sử dụng trong nghiên cứu thực trạng của đề tài.

Việc tiếp cận và kế thừa các công trình khoa học cũng giúp chúng tôi xác định được nội dung của các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động, trong đó có yếu tố thuộc về cá nhân người lao động (tính trách nhiệm, nhu cầu giao tiếp, sự quan tâm làm việc thiện, động cơ tham gia và yếu tố thuộc về tổ chức là (Cách thức tổ chức, cách quản lý các hoạt động, chính sách của doanh nghiệp, điều kiện làm việc).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 47 - 53)