Thông tin về nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 71 - 84)

STT Đặc điểm

nhóm nghiên cứu Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

1 Giới Nam: 10 người Nam: 10 người

Nữ: 10 người Nữ: 10 người

2 Tuổi

Từ 18-27: 3 người Từ 18-27: 3 người

28-37: 3 người 28-37: 3 người

38-46: 3 người 38-46: 3 người

Trên 47:1 người Trên 47:1 người

3 Vị trí làm việc

Công nhân: 5 người Công nhân: 5 người

Phòng ban: 2 người Phòng ban: 2 người

Quản lý (từ tổ trưởng trở lên: 3)

Quản lý (từ tổ trưởng trở lên: 3)

Qua những đặc điểm vừa nêu, chúng tôi nhận thấy, mức độ nhận thức của người lao động về ý nghĩa lợi ích của việc tham gia hoạt động xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ và hành vi tham gia hoạt động này của họ. Vì vậy, nếu chúng ta tác động, nâng cao nhận thức của người lao động, sẽ góp phần làm thay đổi thái độ và hành vi tham gia hoạt động xã hội của người lao động theo chiều hướng tích cực hơn.

3.3.5.4. Nội dung thực nghiệm

Có nhiều biện pháp để nâng cao nhận thức của người lao động về ý nghĩa và giá trị của hoạt động xã hội, chúng tôi lựa chọn cách thức tổ chức các buổi tọa đàm, về chủ đề vai trò của hoạt động xã hội từ thiện, mời những cá nhân người lao động có thành tích xuất sắc trong các hoạt động trên của doanh nghiệp đến chia sẻ và xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện trong tương lai.

Bên cạnh đó, chúng tôi tổ chức các buổi tập huấn nâng cao năng lực giao tiếp, ứng xử trong khi tham gia hoạt động xã hội cho nhóm nghiệm thể.

Các bước thực hiện các nội dung thực nghiệm cụ thể như sau:

- Bƣớc 1: Liên hệ với cán bộ công đoàn công ty TNHH Đỉnh Vàng, tác giả luận án đã xin phép được phối hợp với tổ chức đoàn thể: (công đoàn và đoàn thanh niên, hội phụ nữ) công ty TNHH Đỉnh Vàng nêu vấn đề về mục đích, nội dung và lên kế hoạch tổ chức thực nghiệm biện pháp tác động.

- Bƣớc 2: Lập kế hoạch và chuẩn bị thực nghiệm

Người lao động tham gia các buổi sinh hoạt văn hóa vào các buổi tối và các ngày nghỉ của người lao động

Các nội dung của từng buổi được tác giả luận án soạn thảo và xin ý kiến của các chuyên gia

- Bƣớc 3: Phát bảng hỏi để đo trước khi tiến hành thực nghiệm. Nội dung tập trung vào mức độ biểu hiện sự nhận thức về sự cần thiết, lợi ích tham gia hoạt động xã hội, sự sẵn sàng chủ động, hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó khi tham gia các hoạt động xã hội.

- Bƣớc 4: Triển khai buổi chia sẻ

Buổi 1: Giới thiệu nội dung của các buổi chia sẻ + Tổ chức các trò chơi tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái

Mục đích: Khơi dậy để người lao động mở tâm, vui vẻ, cười tươi, suy nghĩ tích cực

+ Buổi 2 + 3 Chia sẻ một số kỹ năng giao tiếp ứng xử

Mục đích: Giúp người lao động nắm được một số kỹ năng giao tiếp ứng xử cơ bản

Buổi 4 + 5 : Chia sẻ về mục đích, ý nghĩa của việc tham gia hoạt động xã hội Mục đích; Giúp người lao động hiểu thấu về sự cần thiết và lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội

- Chia sẻ về những mảnh đời bất hạnh, những người gặp hoàn cảnh khó khăn qua các các câu chuyện, video. Sau đó đề nghị họ thể hiện sự thấu cảm bằng cách hình dung ra cảm xúc và tình thế của đối tượng.

- Chia sẻ về các hoạt động nhân đạo của một số các tổ chức cũng như một số những cá nhân đã làm tốt và giải thích tại sao họ làm tốt?.

Mục đích: Làm thế nào nâng cao sự thấu cảm và xuất phát từ tình yêu thương con người tha thiết chứ không phải chỉ có việc giúp đỡ người khác một cách đơn thuần. Như vậy họ có thể sẵn sàng chủ động tham gia một cách bền vững hoặc vận động những chính sách nhân đạo giúp các nhóm người thiệt thòi yếu thế. Qua

đó giúp họ hiểu hơn về giá trị của bản thân, giúp họ trân quý cuộc sống cũng như có tinh thần trách nhiệm nhiều hơn nữa đối với tập thể và cộng đồng.

Buổi 6 + 7: Giao lưu các trò chơi, văn nghệ do nhóm trình bày

Mục đích: Nhằm gắn kết các thành viên trong nhóm, tạo sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và trong cuộc sống

- Phối hợp với công đoàn và hội phụ nữ xã nơi người lao động đang sinh sống tham gia lao động công ích (Quét dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh tại địa phương nơi người lao động đang sinh sống) nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.

- Bƣớc 5: Đánh giá và kết thúc

+ Bằng cách sử dụng các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu của một số người lao động tham gia thực nghiệm để xem sự chuyển biến về tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động biểu hiện qua sự nhận thức về sự cần thiết, lợi ích tham gia hoạt động xã hội, sự sẵn sàng chủ động, hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó tham gia các hoạt động do tác giả luận án phối hợp với tổ chức đoàn thể của công ty TNHH Đỉnh Vàng tổ chức.

Thời gian tổ chức thực hiện thực nghiệm tác động - Từ ngày tháng 10/2017 đến ngày tháng 3/2018 - Tổng số buổi thực hiện: 7 buổi

3.3.6. Phương pháp thống kê toán học

3.3.6.1. Mục đích

Xử lý các số liệu thu được ở phần điều tra chính thức để phục vụ cho việc phân tích kết quả chương 4.

3.3.6.2. Phương pháp

Để có được kết quả nghiên cứu mang tính khách quan và có độ tin cậy cao. Luận án sử dụng chương trình SPSS dùng trong môi trường Window phiên bản 22.0 để xử lý và phân tích thống kê nhằm đánh giá về mặt định lượng và định tính, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.

Phân tích thống kê mô tả: Trong phần này chúng tôi sử dụng các chỉ số sau:

- Điểm trung bình (ĐTB) được dùng để tính điểm đạt được của từng mệnh đề và từng yếu tố.

- Độ lệch chuẩn (ĐLC) được dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các câu trả lời.

- Tần suất và chỉ số phần trăm các phương án trả lời của các câu hỏi.

Phần phân tích thống kê suy luận sử dụng các phép thống kê:

- Sử dụng phép kiểm định T-Test trong việc so sánh giá trị trung bình (compare means) tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội giữa Nam và Nữ.

- Sử dụng phép kiểm định ANOVA trong việc so sánh giá trị trung bình tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở các độ tuổi khác nhau và giữa các loại hình Doanh nghiệp.

- Phép tính tương quan Pearson: Tính tương quan giữa các mặt biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động, tương quan giữa tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội với từng yếu tố ảnh hưởng.

- Phép phân tích hồi tuyến tính để xem xét mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với một hay nhiều biến độc lập, nhằm xác định sự thay đổi của biến phụ thuộc khi có sự thay đổi của biến độc lập trên cơ sở nghiên cứu các thông số , F, hệ số Beta cùng với giá trị p <0,05. Cụ thể sử dụng phép hồi quy để dự đoán tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội thay đổi như thế nào khi có sự tác động của các yếu tố.

3.4. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá

3.4.1. Tiêu chí đánh giá

Căn cứ xác định tiêu chí đánh giá: dựa trên các khái niệm công cụ; dựa trên đặc điểm tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động. Nghiên cứu đánh giá mức độ biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc với các tiêu chí đánh giá của đề tài này qua 3 mặt biểu hiện; sự nhận thức, sự sẵn sàng chủ động, sự kiên trì, nỗ lực vượt khó khi tham gia các hoạt động xã hội.

3.4.2. Thang đánh giá dành cho người lao động

3.4.2.1. Cách tính điểm

Thang đo này được thiết kế trên cơ sở những biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động và những yếu tố ảnh hưởng. Hình thức thể hiện của thang đo là hệ thống các mệnh đề có tính chất nhận định và tương ứng với mỗi mệnh đề là các thang đo.

* Thiết kế thang đo và tính toán điểm số của bảng hỏi

Thang đo của bảng hỏi gồm 5 mức độ, điểm cao nhất là 5, điểm thấp nhất là 1, điểm cao nhận thức càng đúng và cần thiết, tính tích cực càng cao và điểm càng thấp nhận thức càng không rõ ràng và tính tích cực càng thấp, quy điểm như sau: ví dụ câu 2: nhận thức về sự cần thiết của hoạt động xã hội:

+ Hoàn toàn không cần thiết - 1 điểm + Ít cần thiết - 2 điểm

+ Cần thiết -3 điểm + Khá cần thiết - 4 điểm + Rất cần thiết - 5 điểm

3.4.2.2. Thang đánh giá: Đánh giá theo điểm trung bình

Để tính chênh lệch giữa các mức độ của thang đo, chúng tôi lấy điểm cao nhất của thang đo (5 điểm) trừ đi điểm thấp nhất của thang đo (1 điểm) và chia cho 5 mức, điểm chênh lệch giữa mỗi mức độ là: (5;1)= 0,8 và các mức độ của thang đo là: Mức 1: 1,00 ≤ ĐTB < 1,80: Rất thấp Mức 2: 1,80 ≤ ĐTB < 2,60: Thấp Mức 3: 2,60 ≤ ĐTB < 3,40: Trung bình Mức 4: 3,40 ≤ ĐTB <4,20: Khá Mức 5: 4,20 ≤ ĐTB ≤ 5,00: Cao

* Cách tính điểm số trong từng bảng hỏi

Để đánh giá chung về thực trạng tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội và 3 mặt biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội: nhận thức về sự cần

thiết, lợi ích tham gia hoạt động xã hội, sự sẵn sàng chủ động, hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó và các yếu tố ảnh hưởng, chúng tôi cho điểm theo 5 mức độ: cao cho 5 điểm; khá: cho 4 điểm; trung bình: cho 3 điểm; thấp: cho 2 điểm; rất thấp: cho 1 điểm.

Trong thang đó, điểm thấp nhất là 1 điểm và cao nhất là 5 điểm. Sau đó tính điểm trung bình của từng mặt biểu hiện.

* Tiêu chí đánh giá: Đánh giá mức độ, biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội theo tiêu chí: Nhận thức về sự cần thiết và lợi ích của hoạt động xã hội, sự sẵn sàng chủ động, hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó. Kết hợp 3 mặt biểu hiện, chúng tôi phân mức độ biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội thành 5 mức độ như sau:

- Mức độ 1: Rất thấp: Ở mức độ này, người lao động đã nhận thức về sự cần thiết, lợi ích của tham gia hoạt động xã hội nhưng chưa đúng đắn, chưa thể hiện sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó khi tham gia các hoạt động xã hội.

- Mức độ 2: Thấp: Ở mức độ này người lao động đã nhận thức về sự cần thiết và lợi ích tham gia hoạt động xã hội một cách tương đối đúng đắn nhưng chưa thể hiện sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực

- Mức độ 3: Trung bình : Ở mức độ này người lao động đã nhận thức về sự cần thiết và lợi ích tham gia hoạt động xã hội một cách đúng đắn, sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực ở mức trung bình

- Mức độ 4: Khá : Ở mức độ này người lao động đã nhận thức gần như đầy đủ về sự cần thiết và lợi ích tham gia hoạt động xã hội, sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực khá cao.

- Mức độ 5: Cao: Ở mức độ này người lao động đã nhận thức đầy đủ về sự cần thiết và lợi ích tham gia hoạt động xã hội, sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực ở mức cao.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, tác giả luận án đã trình bày về tiến trình thực hiện đề tài nghiên cứu qua 3 giai đoạn và các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu lý luận cũng như nghiên cứu thực tiễn. Các giai đoạn nghiên cứu gồm: Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận; Giai đoạn 2: Khảo sát thực tiễn (bao gồm điều tra thử và điều tra chính thức), Giai đoạn 3: Viết và hoàn thành luận án. Các phương pháp tác giả đã sử dụng

Gồm: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học, phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình, phương pháp thực nghiệm. Các công cụ điều tra đã được tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện trước khi điều tra chính thức. Độ tin cậy, độ hiệu lực của các thang đo cũng đã được thực hiện nhằm đảm bảo tính chính xác và khoa học của kết quả nghiên cứu thực tiễn. Mô hình hồi quy tuyến tính cũng đã được kiểm định. Kết quả đã chỉ ra rằng mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thực tế. Đây là cơ sở để tác giả luận án đưa ra được các kết luận về thực trạng vấn đề nghiên cứu của mình.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TÍNH TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ

KHU CÔNG NGHIỆP CÁC TỈNH PHÍA BẮC

4.1. Đánh giá chung về tính tích cực tham gia hoạt động xã hội của ngƣời lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc

Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội được tổng hợp thành một bức tranh tổng thể như sau:

Bảng 4.1. Kết quả thống kê tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của NLĐ và các mặt biểu hiện tính tích cực

Các mặt biểu hiện ĐTB ĐLC Mức

Tính tích cực chung 3,06 0,46 Trung bình

Nhận thức 2,99 0,40 Trung bình

Sẵn sàng chủ động 2,94 0,49 Trung bình

Hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó 3,25 0,50 Trung bình

Nhìn vào bảng 4.1 cho thấy nhìn chung tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội chỉ đạt ở mức “trung bình” (ĐTB = 3,06; ĐLC = 0,46). Trong đó mặt nhận thức (ĐTB = 2,99; ĐLC = 0.40). Sự sẵn sàng chủ động (ĐTB = 2,94; ĐLC = 0,49), Hành động kiên trì, nỗ lực (ĐTB = 3,25; ĐLC = 0,50).

Giữa các nhóm người lao động xét theo các tiêu chí giới tính, loại hình doanh nghiệp, tuổi đời, trình độ học vấn và vị trí làm việc kết quả cho thấy: Nhóm lao động nam (ĐTB = 3.10; ĐLC = 0,23), lao động nữ (3,04; ĐLC = 0,20), t(548) = 3,13. Để xem xét giá trị trung bình của các nhóm người lao động nam và nữ có sự khác biệt có ý nghĩa không hay sự tăng giảm về mức độ tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở hai nhóm này khác nhau chỉ là sự ngẫu nhiên, chúng tôi đã sử dụng phép so sánh T-test. Kết quả cho thấy có P = 0.002 < 0.05. Như vậy có thể kết luận là giữa 2 nhóm nam và nữ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều này phù hợp với thực tế nữ giới trong xã hội hiện nay ngoài công việc chính ở công ty họ còn

phải gánh vác công việc của gia đình “tề gia nội trợ”. Qua thực tế phỏng vấn chị Đ.T.H công ty TNHH Chính xác Việt Nam chia sẻ: “Ngoài thời gian làm việc ở công ty ra mình lại mau chóng về nhà chợ búa, cơm nước cho gia đình. Không

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 71 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)