Tiêu chí Số
lƣợng
Tỷ lệ %
Tỉnh Tên Doanh nghiệp
Lào Cai Công ty TNHH Apatit Lào Cai 100 18,0
Quảng Ninh Công ty than Dương Huy 90 16,4
Hà Nội Công ty TNHH Panasonic 90 16,4
Vĩnh Phúc Công ty TNHH Chính xác Việt Nam 90 16,4
Hải Phòng Công ty TNHH Đỉnh Vàng 90 16,4
Hưng Yên Công ty cổ phần LiLaMa18 90 16,4
Trình độ
Tiểu học, THCS 126 22,9
Phổ thông 191 34,7
Trung cấp, cao đẳng 142 25,8
Đại học, sau đại học 91 16,5
Độ tuổi 18-27 268 48,7
28-37 126 22,9
38-46 116 21,1
trên 47 40 7,3
Số năm làm việc tại DN
1-3 năm 85 15,5
4-6 năm 205 37,3
7-9 năm 115 20,9
Tiêu chí Số lƣợng
Tỷ lệ %
Tỉnh Tên Doanh nghiệp
Nơi cư trú hiện tại Nông thôn 272 49,5
Thành phố 79 14,4 Thị xã 90 16,4 Vùng cao 109 19,8 Giới tính Nam 300 54,5 Nữ 250 45,5 Thu nhập 4-6 triệu 243 44,2 7-9 triệu 173 31,5 Trên 10 triệu 134 24,4 Công việc chính trong doanh nghiệp
Công nhân 322 58,5
Nhân viên các phòng ban 141 25,6
Lãnh đạo, quản lý 87 15,8 Tình trạng hôn nhân Chưa có vợ/chồng 187 34,0 Có vợ/chồng, sống với bạn đời 363 66,0 Tình trạng nhà ở hiện tại Ỏ trọ, ở thuê, ở nhờ 113 20,5 Ở nhà của mình 296 53,8
Ở chung cư dành cho người lao động
của khu công nghiệp 141 25,6
Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 6 Doanh nghiệp ở các khu công nghiệp được tiến hành điều tra có 03 Doanh nghiệp 100 % vốn nhà nước tại 03 tỉnh đó là tỉnh Lào Cai và Quảng Ninh, Hưng Yên, có 03 Doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài (DN FDI) đó là tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội, Hải Phòng. Trong đó có 02 Doanh nghiệp chuyên khai thác mỏ; 01 Doanh nghiệp chuyên sản xuất giày da, 01 Doanh nghiệp sản xuất thiết bị gia dụng tủ lạnh và máy giặt, 01 Doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện xe máy, 01 Doanh nghiệp gia công lắp đặt thiết bị cơ khí, dầu khí các công trình.
Đặc điểm nhân khẩu của khách thể nghiên cứu.
Về trình độ học vấn: Trong tổng số 550 người lao động được hỏi có tới 191 người, chiếm 34,7 có trình độ phổ thông, 126 người, chiếm 22,9 có trình độ
tiểu học và trung học cơ sở, 142 người, chiếm 25,8 có trình độ trung cấp và cao đẳng và chỉ có 91 người, chiếm 16,5 có trình độ đại học và sau đại học.
Về độ tuổi người lao động: Đa số độ tuổi từ trên 18-27 tuổi có tới 268 người chiếm tỷ lệ 48,7 %, tiếp đến là độ tuổi từ 28-37 tuổi, có 126 người, chiếm 22,9 % và trên 38-46 tuổi có 116 người chiếm 21,1 %. Tuy nhiên ở độ tuổi trên 47 tuổi chỉ có 40 người, chiếm 7,3 %.
Về vị trí làm việc: Có 322 người chiếm 58,5 người được hỏi đang lao động trực tiếp, nhân viên phòng ban chỉ có 87 người, chiếm 15,8 , lãnh đạo, quản lý (từ tổ trưởng trở lên có 87 người, chiếm 15,8 , 550 người, chiếm 100 lao động có hợp đồng dài hạn. Như vậy, với những thông tin cụ thể về người lao động như đã nêu đủ đảm bảo tính đại diện cho đông đảo người lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc.
Về mức thu nhập: Từ 4-6 triệu có 243 người chiếm 44,2 %, từ 7-9 triệu có 173 người, chiếm 31,5 % và trên 10 triệu có 134 người chiếm 24,4 . Như vậy, đa số người lao động có mức thu nhập từ 4-6 triệu đồng/ 1 tháng mức.
Về tình trạng hôn nhân: Hầu hết người lao động đã kết hôn hoặc sống với bạn đời, có tới 363 người, chiêm 66 , chưa có vợ, chồng có 187 người, chiếm 34 %
Về tình trạng nhà ở hiện tại có 296 người, chiếm 53,8 đang ở nhà của mình, có 133 người chiếm 20,5 đang ở trọ và có 141 người, chiếm 25,6 đang ở nhà cho người lao động ở khu công nghiệp
3.2. Tổ chức nghiên cứu
Tổ chức nghiên cứu được tiến hành qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận
- Giai đoạn 2: Khảo sát thực tiễn (bao gồm điều tra thử và điều tra chính thức). - Giai đoạn 3: Viết và hoàn thành luận án
3.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận
3.2.1.1. Mục đích
- Xây dựng, hoàn thiện đề cương nghiên cứu của luận án: Tìm các tài liệu liên quan đến tính tích cực và tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động; trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp hệ thống tài liệu để xây dựng và hoàn thiện đề cương nghiên cứu.
- Tổng quan lịch sử nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến tính tích cực và tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động
- Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về tính tích cực, tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động; từ đó xác định khái niệm công cụ của đề tài (tính tích cực, tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động); chỉ ra một số mặt biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động.
- Xây dựng các khái niệm công cụ, các khái niệm có liên quan, cụ thể hóa các biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp hiện nay.
- Hệ thống hoá các quan điểm và những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về tính tích cực, tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại các khu công nghiệp.
3.2.1.2. Nội dung nghiên cứu lý luận
- Viết tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến tính tích cực và tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
- Phân tích những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề này. Từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu và tiếp tục tiến hành nghiên cứu.
- Xác định các khái niệm công cụ và các vấn đề có liên quan đến nghiên cứu: tính tích cực, khái niệm hoạt động, tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động.
- Xác định nội dung cho nghiên cứu thực tiễn.
- Xác định các mặt biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc.
3.2.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổng hợp hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết cũng như những công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả ở trong và ngoài nước trên cơ sở những công trình đã được đăng tải trên các sách báo và tạp chí về những vấn đề liên quan đến tính tích cực và tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
- Phương pháp chuyên gia:Nhằm tranh thủ ý kiến các nhà chuyên môn có
kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, công đoàn và hoạt động thực tiễn để làm rõ thêm về các nội dung có liên quan đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động. Đặc biệt xin ý kiến đóng góp cho những giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực cho người lao động.
3.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn được thực hiện qua giai đoạn khảo sát thử và khảo sát chính thức.
- Nội dung của khảo sát thử:
3.2.2.1. Mục đích
- Xác định độ tin cậy và độ hiệu lực của các thang đo trong bảng hỏi của đề tài, trên cơ sở đó, chỉnh sửa các biến chưa đạt yêu cầu để hoàn thiện bảng hỏi.
- Chỉnh sửa các phiếu phỏng vấn sâu, trước khi khảo sát chính thức.
3.2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực tiễn
- Xây dựng công cụ nghiên cứu: bảng hỏi, phỏng vấn sâu - Điều tra thử và phân tích độ tin cậy của thang đo.
- Điều tra thực trạng mức độ biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại các khu công nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại các khu công nghiệp.
- Phân tích kết quả điều tra thực trạng mức độ biểu hiện đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại các khu công nghiệp.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại các khu công nghiệp.
3.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu thực tiễn là điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, chuyên gia, nghiên cứu chân dung tâm lý điển hình, thực nghiệm tác động và thống kê toán học. Quá trình nghiên cứu thực tiễn bao gồm một số giai đoạn chính gồm 4 bước như sau: bước: 1 - Thiết kế bảng hỏi; 2 - Điều tra thử; 3 - Điều tra chính thức; 4 - Xử lý kết quả.
3.2.2.4. Quy trình nghiên cứu thực tiễn
Bước 1: Thiết kế bảng hỏi và mẫu biên bản quan sát
Thăm dò tìm hiểu các biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp.
- Mục đích: Nghiên cứu tìm ra các biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp.
- Khách thể nghiên cứu: 60 khách thể gồm 50 người lao động (Công ty TNHH Apatit Lào Cai) và 10 chuyên gia (6 cán bộ Công đoàn và 4 chuyên gia tâm lý).
- Nội dung nghiên cứu: Khai thác thông tin để tìm hiểu những biểu hiện của tính tích cực cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp.
- Tiến hành: Lấy ý kiến chuyên gia và quan sát trực tiếp những biểu hiện tính tích cực cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp. Từ các nguồn thông tin trên, biểu hiện tính tích cực cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp được lựa chọn và tiếp tục lấy ý kiến các chuyên gia để chính xác hóa và làm tiêu chí đánh giá.
Thiết kế bảng hỏi về tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp.
- Mục đích: Hình thành nội dung khảo sát cho bảng hỏi tích cực cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp.
- Khách thể nghiên cứu: 20 khách thể gồm cán bộ quản lý, cán bộ Công đoàn (đang trực tiếp quản lý tại 6 Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp) và chuyên gia tâm lý.
- Nội dung nghiên cứu: Khai thác thông tin từ các nguồn khác nhau làm cơ sở để thiết kế bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp. Tiến hành thiết kế bảng hỏi; Số lượng câu hỏi trong bảng hỏi; tổng hợp các kết quả nghiên cứu tài liệu, kết quả thăm dò và phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn, người lao động và chuyên gia tâm lý về biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các khu công nghiệp và sử dụng một bảng hỏi nước ngoài đã được ứng dụng trong nghiên cứu tính tích cực tham gia hoạt động xã hội và các yếu tố ảnh hưởng; xây dựng nội dung bảng hỏi để tiến hành khảo sát. Sau khi xây dựng bảng hỏi, nghiên cứu thực hiện bước xin ý kiến chuyên gia để hoàn thiện bảng hỏi.
Bước 2: Điều tra thử
- Mục đích: Xác định độ tin cậy của bảng hỏi, tiến hành chỉnh sửa những câu hỏi không đạt yêu cầu.
- Khách thể nghiên cứu:100 khách thể (50 người lao động công ty TNHH Đỉnh Vàng và 50 người lao động Công ty TNHH Chính xác Việt Nam)
- Nội dung nghiên cứu: Khảo sát thử bằng bảng hỏi và tính độ tin cậy, độ giá trị của công cụ điều tra.
- Xử lý số liệu: Số liệu thu được sau điều tra thử được xử lý bằng chương trình SPSS dùng trong môi trường Window phiên bản 22.0. Ở đây chúng tôi sử dụng kỹ thuật thống kê là phân tích độ tin cậy bằng phương pháp tính hệ số Alpha của Cronbach trong từng thang đo. Phân tích nhân tố để xác định độ giá trị của các thang đo trong bảng hỏi và nội dung của các nhân tố trong từng thang đo.
Phần 1: Nghiên cứu về thực trạng tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động, gồm các câu hỏi:
Nội dung 1: - Nghiên cứu nhận thức về sự cần thiết, lợi ích của hoạt động xã
hội,. Gồm câu hỏi số 2, tổng cộng 17 item (c2.1 đến 2.17), câu hỏi số 3, tổng cộng 7 item (c3.1 đến 3.7).
Nội dung 2: - Nghiên cứu về tính sẵn sàng chủ động của người lao động khi
tham gia các hoạt động xã hội gồm câu hỏi số 6 tổng cộng 7 item (6.1, 6.2, 6.3,6.4,6.5,6.6,6.7).
Nội dung 3: - Nghiên cứu về hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó khi tham gia các hoạt động xã hội của người lao động gồm), câu hỏi số 1 có 17 item (c1.1 đến 1.17). Câu hỏi số 6, tổng cộng có 2 item(c6.6 đến 6.10). Thang đo được phát triển dựa từ thang đo “Đánh giá sự tham gia của cộng đồng (Pancer, Pratt, Hunsberger & Alisat, 2007). Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về tính tích cực tham gia hoạt động xã hội và khảo sát thực tiễn luận án xây dựng bảng hỏi điều tra tính tích cực tham gia hoạt động xã hội của người lao động tại khu công nghiệp.
Nội dung 4: - Nghiên cứu về kết quả tính tích cực tham gia các hoạt động xã
hội gồm: hài lòng và hiệu quả của việc tham gia gồm câu hỏi số 6 có 2 item (c6.16, 6.17 và hành động dự định trong tương lai câu hỏi số 6, tổng cộng có 2 item (c6.18, 6.19).
Phần 2: Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia
các hoạt động xã hội của người lao động
Phần này gồm 4 câu hỏi (câu 7,8,9,10). Các câu hỏi này tổng cộng gồm 62 item, cụ thể như sau:
* Tác động của yếu tố thuộc về cá nhân
+ Tác động của tính trách nhiệm bao gồm câu hỏi số 6 có 5 item (c6.10,6.11,6.12,6.13,6.14)
+ Tác động của động cơ tham gia bao gồm câu hỏi số 4 có 4 item (c4.1,4.1,4.3,4.4)
+ Tác động của yếu tố (sự quan tâm làm việc thiện cho tập thể, cộng đồng), gồm câu hỏi số 9 gồm 6 item (c9.1 đến 9.6). Thang đo này đã dựa trên thang đo về sự quan tâm thấu cảm của tác giả (Batson, 1998; Eisenberg, Hofer, Sulik, & Liew, 2014; Piliavin & Charng, 1990 đã dựa theo thang điểm của Davis (1983), là một thước đo của sự quan tâm thấu cảm (sự thông cảm của bạn dành cho những người đang gặp khó khăn). Điểm số càng cao, sự quan tâm thấu cảm của bạn càng lớn. Để thuận tiện cho người tham gia nghiên cứu đọc và trả lời, tác giả nghiên cứu đã hiệu chỉnh thang đo không sử dụng các câu phủ định mà viết thành câu khẳng định để làm rõ nghĩa của các item hơn (chi tiết xem Phụ lục 1.1).
+ Tác động của yếu tố “Nhu cầu giao tiếp của người lao động” gồm câu 33 câu trắc nghiệm (c10.1 đến 10.33). Thang đo này được thừa kế từ thang đo trắc nghiệm về nhu cầu giao tiếp P.O của trường Đại học sư phạm Lê Nin - Mascơva.