Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 25 - 32)

9. Cấu trúc của luận án

1.3. Nghiên cứu về tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động

1.3.2. Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia

tầng lớp khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội như: Góp phần phát triển các kỹ năng hợp tác và tăng cường các mối quan hệ giữa cá nhân và nhóm, giúp con người cải tạo sức khỏe, tăng sự hài lòng, giảm các mức độ tự sát. Mức độ tham gia càng nhiều thì mức độ hạnh phúc càng cao. Để phát huy tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của con người thì cần phải có những cách thức phù hợp. Nhìn chung những nghiên cứu này chủ yếu đề cập tới vai trò, tầm quan trọng của việc tham gia các hoạt động xã hội.

1.3.2. Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoạt động xã hội

Đề cập đến tính định lượng của hoạt động xã hội, Wilson, J., & Musick, M. (2007) trong bài viết “công việc và tình nguyện: Cánh tay nối dài của công việc” cho rằng: “tính tích cực xã hội được thể hiện thông qua hoạt động lao động có kết quả và có thể đánh giá hoặc đo đạc được” và “Tính tích cực hoạt động tình nguyện được xác định ở sự nhận thức của cá nhân nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ xã hội và hành động vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” [101]

Bukov, A., Maas, I., & Lampert, T. (2002) chỉ ra rằng có nhiều mối quan hệ giữa các hình thức tham gia xã hội, hỗ trợ xã hội, hạnh phúc, sự hài lòng và sức khỏe của người cao tuổi. Trong đó trình độ giáo dục và tình trạng nghề nghiệp của người cao tuổi có ảnh hưởng đến sự tham gia các hoạt động xã hội của người cao tuổi và sự tham gia xã hội được coi là một tiêu chí quan trọng đối với chất lượng cuộc sống ở tuổi già. Nghiên cứu đã phân biệt 3 hình thức tham gia các hoạt động xã hội đó là tham gia các hoạt động tập thể, tham gia các hoạt động sản xuất và tham gia các hoạt động chính trị. [60]

Tương tự, tác giả Papanastasiou, C., & Koutselini đã chỉ ra biểu hiện của tính tích cực tham gia hành động xã hội của học sinh lớp 9 ở 4 Quốc Gia là Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển qua số lần tham gia các hành động xã hội. Trong đó môi trường gia đình và trường học là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến

tính tích cực tham gia hành động xã hội của học sinh. [90].Tác giả Irenna Zaleskiene, 2008 đã chỉ ra biểu hiện của một công dân tích cực được dựa trên 3 mặt: Nhận thức, tình cảm và hành vi. Sự thụ động của thanh thiếu niên bắt nguồn từ 2 lý do, đó là sự thiếu giáo dục thích hợp trong gia đình, nhà trường và vấn đề của chính tổ chức đó như không có các hình thức hấp dẫn hay do thiếu năng lực của các nhà lãnh đạo và vấn đề tài chính. Ngoài ra tính tích cực công dân còn liên quan đến phẩm chất cá nhân của tuổi trẻ đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính tích cực công dân của thanh niên. [103]

Tác giả Hodgkinson, V. A., & Weitzman, M. S. (1990). Nghiên cứu về trao và làm tình nguyện tại Hoa Kỳ. Nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố thúc đẩy hành vi tình nguyện của người Hoa Kỳ. Trong đó nghiên cứu chỉ ra đặc điểm cá nhân, hộ gia đình, các biến liên quan đến hoạt động tình nguyện và đưa ra hành vi tình nguyện, những kinh nghiệm ban đầu ảnh hưởng đến hành vi tình nguyện, mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức tôn giáo và các tổ chức tự nguyện khác và hành vi tình nguyện, hành vi xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động tình nguyện, thái độ của công chúng dẫn đến hành vi tình nguyện, điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến hành vi tình nguyện, đặc biệt là yếu tố nhân khẩu. Kết quả nghiên cứu sẽ mang lại hữu ích đối với việc gây quỹ và nhà hoạt động chính sách, nhà nghiên cứu, những người lãnh đạo các tổ chức tự nguyện và các phương tiện truyền thông. [73]

Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội có mối liên hệ với trách nhiệm xã hội của công dân.Tác giả Jones, E. (2002) khi nghiên cứu trách nhiệm xã hội của cá nhân hành động trên một tập hợp các giá trị tiến bộ, có ý thức lựa chọn để thay đổi hành động hàng ngày với hi vọng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho bản thân và cho người khác thông qua một số phong trào xã hội như bảo vệ môi trường, cuộc sống đơn giản, đầu tư tác động và kinh doanh, sự tiến bộ chính trị [75]

Tác giả Michaell Armstrong(2011) đã chỉ ra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của thanh niên thành thị với các hoạt động dân sự và hoạt động chính trị, mối quan hệ này có ý nghĩa tích cực giữa trách nhiệm xã hội và các hoạt động xã hội dân sự và chính trị. Nghiên cứu đã chỉ ra những thanh niên có mức độ trách nhiệm xã hội cao có tính tích cực tham gia hơn, có khả năng chủ động trong các

vấn đề dân sự. Trong đó hoạt động của cha mẹ có liên quan đáng kể, những thanh thiếu niên có cha mẹ tham gia hoạt động xã hội sẽ tích cực tham gia hơn so với những thanh thiếu niên cha mẹ ít tham gia. Điều này cho thấy, tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của thanh niên được ảnh hưởng bởi môi trường gia đình là rất lớn [83].

Tác giả Zhang. Z.. & Zhang. J nghiên cứu về sự tham gia xã hội của người

lớn tuổi ở Trung Quốc đã chỉ ra mức độ tham gia các hoạt động xã hội của nhóm

người lớn tuổi không cao. Trong đó mức độ tham gia về việc làm chỉ chiếm 9,5%, tham gia các hoạt động giải trí chủ yếu là xem truyền hình, nghe radio, đi dạo công viên, tham gia các hoạt động nhóm, cộng đồng, hoạt động tình nguyện rất thấp. Từ đó tác giả cũng chỉ ra những yếu tố tác động đến tính tích cực tham gia các hoạt động trên là do tình trạng sức khỏe, giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, mức độ học vấn, tình hình kinh tế. Trong đó trình độ học vấn và tình hình kinh tế là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tính tích cực tham gia xã hội của người cao tuổi ở Trung Quốc.[104]

Nhóm giả Aronson,Wilson trong cuốn tâm lý học xã hội, 2013 “Hành vi vị

xã hội. Tại sao mọi người giúp đỡ ? đã chỉ ra động cơ cơ bản của hành vi trợ giúp xã hội là do lợi ích, được xã hội tôn trọng, nâng cao vị thế, hình ảnh tích cực, sự thông cảm và vị tha. Một số phẩm chất cá nhân ảnh hưởng đến hành vi xã hội như: tính cách vị tha, giới tính, văn hóa, tôn giáo, cảm xúc là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi xã hội của con người. Nghiên cứu còn chỉ ra hành vi xã hội ở những người thành thị khác với hành vi xã hội ở nông thôn. Những người ở các thành phố lớn ít giúp đỡ người khác hơn so với những người ở các thị trấn nhỏ. Không phải vì sự khác biệt về giá trị mà vì sự căng thẳng của cuộc sống đô thị khiến họ thu mình lại [57]

Theo tác giả Turcotte, M., & Gaudet, S. (2013), nghiên cứu tính tích cực trong việc tham gia các hoạt động trợ giúp của người lao động làm việc toàn thời gian, nghiên cứu chỉ ra rằng: Yếu tố về thời gian và điều kiện lao động đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính tích cực tham gia hoạt động xã hội của người Canada tuổi từ 25-54.[97]

Tác giả Nguyễn Thị Bích Điểm (2015) với bài viết phát huy tính tích cực xã hội của thanh niên với cộng đồng thông qua hoạt động tình nguyện cho rằng tính tích cực xã hội là một thuộc tính của nhân cách, thể hiện ở thái độ tích cực, hoạt động chủ động, năng động, sáng tạo của cá nhân trong khi tham gia các mối quan hệ xã hội, tạo ra sự phát triển, sự thích ứng tâm lý ở chủ thể và có tác dụng thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội. Khi tham gia các hoạt động xã hội sự tích cực được phát huy. Việc tổ chức các hoạt động tình nguyện chính là tạo môi trường để thanh niên được trải nghiệm, thử thách, được khẳng định, được chủ động sáng tạo cống hiến và phát triển.[10]

Tác giả Phạm Mạnh Hà (2017) trong một nghiên cứu về tính tích cực tham

gia hoạt động xã hội của người lao động cho rằng tính tích cực tham gia hoạt động xã hội biểu hiện ở sự nhận thức, tính chủ động, tính sẵn sàng tham gia một cách tự giác vào hoạt động xã hội được tổ chức trong cộng đồng. Yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia của họ là cơ chế tâm lý xã hội, vai trò của người lãnh đạo và tổ chức công đoàn, mức thu nhập, tính chất hoạt động xã hội và các yếu tố tâm lý cá nhân người lao động. Trong đó yếu tố vai trò của người lãnh đạo và tổ chức công đoàn, tính chất hoạt động xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính tích cực tham gia hoạt động xã hội của người lao động.[15]. Tác giả Lê Thị Minh Loan (2012) với bài viết “Hoạt động ã hội của Doanh nhân” với mẫu chọn 300 Doanh nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Nghiên cứu phân tích mức độ tham gia của Doanh nhân vào một số hình thức hoạt động xã hội cơ bản như tham gia hoạt động từ thiện, tham gia hoạt động đầu tư phát triển cộng đồng, xã hội, tham gia các hoạt động tài trợ chương trình. Nghiên cứu đã phát hiện ra mức độ tham gia của Doanh nhân ở mức tích cực và rất tích cực chiếm tới 66,3 . Trong đó xu hướng các Doanh nhân tham gia nhiều hơn vào các hoạt động từ thiện và ít tham gia hơn vào các hoạt động đầu tư và tài trợ cộng đồng. Nguyên nhân có thể do tính chất và hiệu quả của các hoạt động này. [34]. Trong nghiên cứu “Đóng góp từ thiện tại Việt Nam” (Trung tâm Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương Hà Nội và Quỹ châu Á (2011) cho thấy, quy mô hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hoạt động từ thiện, theo đó các doanh nghiệp nhỏ (chủ

yếu là các công ty tư nhân, cổ phần) tham gia từ thiện tích cực hơn so với các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đều có các hoạt động nổi trội hơn đối với doanh nghiệp ở Hà Nội, ngoại trừ trong hoạt động hỗ trợ người tàn tật. [49].Tác giả Nguyễn Thị Hoa với bài viết “Đạo đức ã hội của

thanh niên” nghiên cứu trên mẫu chọn 724 thanh niên ở Thái Nguyên, Hà Nội,

Thành phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang tìm hiểu về đạo đức của thanh niên qua một số hoạt động xã hội như hoạt động ủng hộ người gặp khó khăn, hoạn nạn, hoạt động hiến máu nhân đạo đã phát hiện ra có 95,9 đã tham gia các hoạt động đóng góp ủng hộ người nghèo, nạn nhân thiên tai, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, trong các nhóm có trình độ học vấn khác nhau cho kết quả khác nhau. Nhóm thanh niên tích cực tham gia các hoạt động xã hội hội tụ hầu hết ở những sinh viên có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chưa đi làm và đang sống ở thành thị. Có nhiều động cơ khác nhau như muốn giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với người gặp hoạn nạn hoặc vì thành tích cá nhân, vì theo phong trào. Kết quả cho thấy động cơ chính thúc đẩy hoạt động này có tới 99,2 cho rằng tham gia vì sự thương cảm, muốn chia sẻ khó khăn với những người khác. Như vậy kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ giáo dục và hoàn cảnh xã hội hiện tại là yếu tố tác động nhiều nhất đến động cơ tham gia hoạt động xã hội của thanh niên. [18]. Tác giả Lã Thị Thu Thủy với bài viết “Trách nhiệm ã hội của thanh niên trí thức”, (2014) được khảo sát trên mẫu chọn 626 thanh niên làm việc tại hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy thanh niên trí thức thực hiện khá tốt trách nhiệm của mình trong các hoạt động mang tính cộng đồng và hướng tới cộng đồng như hoạt động hiến máu nhân đạo, mùa hè xanh, đem chữ đến cho các em dân tộc vùng cao, hoạt động tình nguyện vì môi trường, tham gia các phong trào phòng chống HIV, AIDS, tham gia các hoạt động bình đẳng giới, tham gia bảo vệ môi trường, tham gia hoạt động chăm sóc trẻ em... trong đó hoạt động hướng tới cộng đồng như hoạt động bảo vệ môi trường được thanh niên trí thức hưởng ứng nhiệt liệt nhất chiếm 88,3 số thanh niên đang tham gia bảo vệ môi trường. Như vậy một lần nữa khẳng định rằng tham gia hoạt động xã hội được thể hiện ở những người có trình độ học cao tích cực hơn. [47]

Ngoài ra còn rất nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến người lao động trong khu công nghiệp như tác giả Lê Thanh Hà với “Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa đất nước và vai trò của công đoàn”, NXB lao động, Hà Nội. Đề tài đã làm sáng tỏ nhận thức về nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam, các biện pháp nhằm khai thác, phát huy tiềm năng của đội ngũ công nhân lao động trong điều kiện mới.[11].Tác giả Phan Mai Hương (2011) nghiên cứu về “Nguyện vọng của giai cấp công nhân” đã cho thấy, công nhân trước hết quan tâm đến đời sống của cá nhân mình như: việc làm, thu nhập, gia đình và con cái, các nguyện vọng liên quan đến đời sống tinh thần ít được công nhân chú ý, có khoảng 30-40 % công nhân không biết đến các hoạt động giải trí sau giờ làm việc, đặc biệt là những hoạt động cần đến chi trả. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng công nhân ít tham gia vào các hoạt động cộng đồng hoặc hoặc hoạt động giải trí mang tính chất tiếp nhận kiến thức cuộc sống hơn. Điều đó một phần xuất phát từ đặc điểm riêng của công việc và lối sống của người công nhân. Nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là do thu nhập của người công nhân chưa đảm bảo để họ đến được với các hoạt động tinh thần nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. [21]

Ngoài ra cũng có rất nhiều sách chuyên khảo, các công trình nghiên cứu, các bài viết trên các tạp chí, kỷ yếu đề cập đến giai cấp công nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực của giai cấp công nhân.

Tiểu kết chương 1

Qua việc tổng quan một số công trình nghiên cứu có thể nhận thấy ở ngoài nước các công trình nghiên cứu đã tìm hiểu các vấn đề về sự tham gia hoạt động xã hội như: ý nghĩa, lợi ích của sự tham gia hoạt động xã hội, các loại hình tham gia xã hội ở các tầng lớp xã hội khác nhau, mối liên hệ giữa lợi ích và sự tham gia hoạt động xã hội được xem như là nguồn gốc của tính tích cực và một số ít nghiên cứu đề cập đến biểu hiện của tính tích cực tham gia hoạt động xã hội, ngoài ra các nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia các hoạt động xã hội như tính trách nhiệm, sự quan tâm xã hội, thấu cảm, động cơ, tôn giáo và các yếu tố nhân khẩu như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, điều kiện sống và môi trường gia đình, nhà trường...

Các nghiên cứu về tính tích cực ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các hoạt động lao động, hoạt động học tập, hoạt động nghề nghiệp của các nhóm khách thể là giảng viên, sinh viên, cán bộ hành chính nhà nước. Các nghiên cứu này cho thấy động lực phát huy tính tích cực của họ liên quan trực tiếp đến lợi ích cá nhân, đến

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 25 - 32)