Kỹ thuật làm đất canh tác tăng khả năng hấp thụ nƣớc của cây trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi lượng mưa và thích ứng của người nông dân thông qua các biện pháp quản lý nước mưa vùng đồi núi tỉnh an giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 61 - 62)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.8. Hoạt động thích ứng với biến đổi lƣợng mƣa và hạn hán thông qua quản lý nƣớc

3.8.1. Kỹ thuật làm đất canh tác tăng khả năng hấp thụ nƣớc của cây trồng

Theo Ifejika (2010), BĐKH sẽ ảnh hƣởng đến đất đai bằng cách thay đổi độ ẩm và nhiệt độ của đất và ảnh hƣởng đến quá trình hoá học của đất, động vật và thực vật trong đất. Những tác động này, ảnh hƣởng đến cây trồng. Do đó bảo vệ đất khỏi những tác động khí hậu và thích ứng với các biện pháp quản lý đất đai để đối phó với những ảnh hƣởng này để quản lý tốt hơn khí hậu và những điều cực đoan về môi trƣờng là rất quan trọng. Thêm vào đó dƣới tác động của những đợt khô hạn làm lƣợng nƣớc trong đất giảm ảnh hƣởng tiêu cực đến độ màu mỡ của đất (Udmale và cs., 2014). Từ kết quả các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu nông dân cho thấy, để cải thiện chất lƣợng đất canh tác ở vùng đất sản xuất chủ yếu dựa vào nƣớc mƣa, ngƣời dân có nhiều phƣơng pháp để gia tăng độ phì nhiêu của đất. Sau khi thu hoạch các loại hoa màu nhƣ đậu xanh, đậu phộng, khoai lang. Thân cây, các phụ phế phẩm đƣợc ngƣời nông dân chôn vùi lại xuống đất, nhằm bổ sung chất hữu cơ cho đất. Bên cạnh đó, tập quán của ngƣời dân tộc Khmer, các gia đình thƣờng nuôi từ một đến hai con bò, mục đích để lấy sức kéo và phân. Phân bò đƣợc ngƣời dân thu và ủ hoai, sau mỗi vụ thu hoạch đƣợc rãi đều trên các cánh đồng nhằm tăng dinh dƣỡng, độ tơi xốp cho đất (xem phụ lục 5 Hình PL 5.9 và Hình PL 5.10.). Ngoài sử dụng phân chuồng ngƣời dân còn kết hợp bón lót phân hóa học với số lƣợng vừa đủ sẽ giúp cây trồng phát triển rất tốt. Họ cho rằng, nếu sử dụng nhiều phân hóa học sẽ làm cho đất chai cứng. Mặt khác, để duy trì kết cấu và độ màu mỡ của đất, việc đƣa các cây họ đậu cố định đạm vào luân canh đã góp phần vào việc cải thiện dinh dƣỡng đất, cải thiện kết cấu đất (Singh và cs., 2015). Đa số nông dân cho rằng, việc sử dụng sức khéo của bò để làm đất tốt hơn làm bằng máy, vì đặc điểm đất ở vùng ruộng trên đầu mùa mƣa có độ ẩm khác nhau nên làm bằng máy độ sâu không đƣợc đồng đều nhƣ mong muốn. Bên cạnh đó, làm đất bằng máy trong

và cs. (2006) các biện pháp làm đất sẽ giúp tăng khả năng thấm của nƣớc mƣa, tăng phát triển của hệ thống rể cây trồng và giảm sự bốc thoát hơi nƣớc của đất từ đó độ ẩm của đất tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi lượng mưa và thích ứng của người nông dân thông qua các biện pháp quản lý nước mưa vùng đồi núi tỉnh an giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)