Khung đánh giá tác động và thích ứng với biến đổi lƣợng mƣa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi lượng mưa và thích ứng của người nông dân thông qua các biện pháp quản lý nước mưa vùng đồi núi tỉnh an giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 33 - 35)

Nguồn: (FAO, 2007)

Tác động đến sản xuất nông nghiệp dựa vào nƣớc mƣa

 Năng suất, sản lƣợng

 Suy giảm diện tích trồng trọt  Đất không canh tác

 Giảm thu nhập từ trồng trọt

Chiến lƣợc thích ứng

 Kỹ thuật làm đất canh tác

 Thiết kết đồng ruộng, sử dụng hồ chứa

 Đa dạng cây trồng

Biến đổi lƣợng mƣa

 Tổng lƣợng mƣa  Số ngày mƣa

 Ngày bắt đầu và kết thúc mùa mƣa  Chỉ số lƣợng mƣa đƣợc chuẩn hóa

2.2. Địa điểm nghiên cứu

Xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đƣợc chọn để tiến hành nghiên cứu và thu thập số liệu với một số lý do (Hình 2.2). Tri Tôn là một trong những huyện miền núi của tỉnh An Giang, ngƣời dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao nhất trong toàn tỉnh (21,7 %) (Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội An Giang, 2016). Theo Lê Văn Khoa và Nguyễn Thị Thùy Dƣơng (2012), đất đai và hiện trạng trồng trọt ở khu vực nghiên cứu có thể chia thành 4 vùng sinh thái nông nghiệp có đặc điểm khác nhau khá rõ rệt. Vùng phía trên núi, với độ cao 614 m. Vùng chân núi với độ dốc đất trên 130 dễ bị xói mòn và rửa trôi nên đất nghèo dinh dƣỡng. Khu vực này nguồn nƣớc tƣới cho cây trồng rất khó khăn, trồng trọt hoàn toàn dựa vào nƣớc mƣa. Vùng ruộng trên với độ dốc đất dƣới 80 có thành phần sa cấu cát pha thịt, ít bị rửa trôi hơn vùng trên, nguồn nƣớc tƣới cũng hoàn toàn phụ thuộc vào nƣớc mƣa. Tuy nhiên, một số khu vực có thể tƣới bổ sung bằng máy bơm dẫn từ các kênh mƣơng thủy lợi. Vùng ruộng bƣng, đất bằng, độ dốc thấp, mặt đất không bằng phẳng. Theo Bùi Đạt Trâm (2013), vùng đồng bằng ven núi này là kiểu Deluvi (sƣờn tích) hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá, sau đó đƣợc nƣớc mƣa bào mòn và rữa trôi, rồi đƣợc dòng chảy lũ theo các khe suối chuyển tải xuống các chân núi, tích tụ lâu ngày lại mà thành. Loại đồng bằng này có đặc tính hẹp và nghiêng từ 20 đến 50, bị chia cắt bởi các khe suối và rãnh nhỏ, có độ cao từ 5 m đến 10 m và không đƣợc bồi đắp phù sa hàng năm.

Là vùng khó khăn về nguồn nƣớc, chủ yếu là nƣớc mƣa và nƣớc ngầm. Mùa khô thƣờng khan hiếm nƣớc làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các khía cạnh của cuộc sống và sinh kế ngƣời dân. Ngƣời dân địa phƣơng đã có nhiều hoạt động trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nƣớc mƣa phục vụ cho sản xuất cũng nhƣ lựa chọn cây trồng thích hợp. Tuy nhiên, trong bối cảnh BĐKH hiện nay, các hiện tƣợng thời tiết và khí hậu cực đoan xảy ra bất thƣờng sẽ có những ảnh hƣởng đời sống của ngƣời dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi lượng mưa và thích ứng của người nông dân thông qua các biện pháp quản lý nước mưa vùng đồi núi tỉnh an giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)