Những tác động của biến đổi lƣợng mƣa và hạn hán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi lượng mưa và thích ứng của người nông dân thông qua các biện pháp quản lý nước mưa vùng đồi núi tỉnh an giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 57 - 60)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.7. Những tác động của biến đổi lƣợng mƣa và hạn hán

Sự hiểu biết của ngƣời nông dân ở khu vực nghiên cứu về những tác động của biến đổi lƣợng mƣa và hạn hán đƣợc thảo luận trong phần này. Theo kết quả các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, tác động của xu thế biến đổi lƣợng mƣa ngày càng giảm, những đợt hạn hán thƣờng xuyên và kéo dài hơn tại khu vực nghiên cứu dẫn đến tình trạng thiếu nƣớc cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hƣởng đến kinh tế hộ gia đình và cộng đồng.

Những tác động của mùa mƣa đến muộn đối với các hộ nông dân vùng sản xuất nông nghiệp dựa vào nƣớc mƣa đƣợc một cán bộ địa phƣơng minh họa nhƣ sau:

Nƣớc mƣa có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và sinh kế đồng bào nơi đây. Khoảng 10 năm về trƣớc khi hệ thống thủy lợi chƣa phát triển, nguồn nƣớc mƣa rất quan trọng với bà con canh tác ở vùng lúa ruộng trên, nơi sản xuất chủ yếu bằng nƣớc mƣa. Khi mùa mƣa đến muộn, các hộ vẫn sản xuất đƣợc một mùa nhƣng hiệu quả sản xuất không cao. Mùa mƣa đến muộn do

lúa vùng cao, ảnh hƣởng đến năng suất. Nếu mƣa thuận gió hòa, bà con tích nƣớc đƣợc sản xuất hai vụ, một vụ màu nhƣ đậu phộng, khoai mì, khoai lang, khoai cao hoặc các loại hoa màu khác. Sau khi thu hoạch các loại hoa màu, tiếp tục sản xuất lúa mùa trên khi mùa mƣa đến.

Chau Sóc O., nam, 48 tuổi, phó chủ tịch UBND xã Núi Tô.

Ảnh hƣởng của sự biến đổi lƣợng mƣa ngày càng giảm và kết thúc sớm đƣợc một số nông dân cho biết:

Gia đình tôi có 5 công (5.000 m2) đất ruộng trên, những năm vừa qua mƣa ngày càng ít lại nên việc sản xuất gặp nhiều khó khăn. Vụ lúa Thu Đông (tháng 9 -11) thƣờng dễ bị ảnh hƣởng đến năng suất nhất, vì đến thời điểm lúa gần thu hoạch mƣa kết thúc sớm làm ảnh hƣởng đến năng suất. Bình thƣờng tôi làm lúa IR50404 năng suất 500kg/1công, những năm rồi do mƣa hết sớm nên lúa chỉ còn 310kg/1công.

Chau Nh., nam, 37 tuổi, nông dân ấp Tô Thuận, xã Núi Tô.

Gia đình tôi trồng 1,5 ha lúa IR50404 ở đất ruộng trên. Tuy nhiên, năm 2015 do mƣa hết sớm, thời tiết khô hạn dẫn đến gia đình tôi chỉ thu hoạch đƣợc 0,6 ha nhƣng năng suất chỉ đạt từ 100kg -250kg/công, diện tích lúa còn lại chỉ để cắt cho bò ăn.

Châu S., nam, 44 tuổi nông dân sống tại ấp Tô Thuận, xã Núi Tô.

Năm 2105 gia đình tôi trồng 5 công lúa giống IR50404 nhƣng lúa đang giai đoạn trổ bông thì hết mƣa, đất đai cạn nƣớc làm lúa khô hết bỏ không thu hoạch luôn. Néang M., nữ, 58 tuổi, nông dân ấp Tô Trung, xã Núi Tô.

Lê Anh Tuấn (2012) cũng nhận định rằng, khi nguồn nƣớc cung cấp cho cây lúa từ nƣớc mƣa bị gián đoạn khoảng 1 tuần, ở các vùng trồng lúa rẫy, lúa vùng cao thì năng suất lúa sẽ bị tác đông bất lợi. Ở các vùng trồng lúa dựa vào nƣớc mƣa hoặc vùng khan hiếm nƣớc, khi gặp những năm thiếu nƣớc năng suất lúa thƣờng giảm khoảng 17 – 40 % hoặc gặp những đợt khô hạn kéo dài sẽ làm cho hoạt đông sinh học của cây lúa bị ngƣng trệ và làm cho cây lúa chết vì khô héo.

Kết quả từ các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu nông dân hai ấp Tô Thuận và Tô Trung, xã Núi Tô cũng cho thấy, biến đổi lƣợng mƣa theo xu thế giảm trong

những năm qua đã ảnh hƣởng đến diện tích lúa Nàng Nhen, một giống lúa mùa truyền thống của ngƣời dân tộc Khmer tỉnh An Giang, thƣờng đƣợc trồng ở vùng đất ruộng trên dựa vào nƣớc mƣa. Theo các nông dân, giống lúa Nàng Nhen là giống lúa dài ngày, thời gian sinh trƣởng khoảng 6 tháng, có khả năng chịu hạn. Thƣờng từ đầu tháng 6 tiến hành gieo mạ, đến tháng 7 khi lƣợng mƣa bắt đầu lớn sẽ tiến hành cấy và đến tháng 11 thu hoạch. Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng giống lúa này đã giảm đi rất nhiều. Do những năm gần đây, thời tiết thay đổi thất thƣờng, lƣợng mƣa những tháng cuối năm thƣờng kết thúc sớm, gây ra tình trạng thiếu nƣớc đúng vào dịp lúa đang trổ bông làm ảnh hƣởng đến năng suất lúa. Những ảnh hƣởng của sự biến đổi lƣợng mƣa đối với giống lúa truyền thống của ngƣời dân tộc Khmer đƣợc một cán bộ phó trƣởng ấp Tô Thuận, xã Núi Tô cho biết:

Ấp Tô Thuận có 150 hộ sản xuất đất ruộng trên, đến nay chỉ còn 6 -7 hộ làm lúa Nàng Nhen. Những hộ trồng lúa Nàng Nhen thƣờng là những hộ khá giàu, trồng 1-2 công tiêu dùng trong gia đình. Vì trồng giống lúa này không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, cũng phải lựa chọn vùng đất thấp, có khả năng giữ nƣớc và gần “đƣờng ô” mới có thể trồng đƣợc.

Châu A., nam, 50 tuổi, phó trƣởng ấp Tô Thuận, xã Núi Tô.

Ở ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, thƣờng có một đợt hạn xảy ra vào giữa mùa mƣa gọi là hạn Bà Chằng, khoảng cuối tháng 7 hoặc đầu và giữa tháng 8 do sự xuất hiện của luồng gió xoáy nghịch trên cao, tạo nên những vùng áp cao ở vùng Thái Bình Dƣơng. Khi đó các luồng gió Đông Nam ít hơi nƣớc sẽ đẩy lùi các luồng gió Tây và Tây Nam khiến khu vực trở nên khô ráo và xuất hiện những ngày không mƣa. Thời gian của đợt hạn Bà Chằng kéo dài từ 7-10 ngày, đợt hạn này thƣờng gây ảnh hƣởng đến năng suất của vụ lúa Hè Thu và hoa màu, đặc biệt là những vùng trồng trọt dựa vào nƣớc mƣa (Lê Anh Tuấn, 2012).

Bên cạnh những ảnh hƣởng đến hoạt động trồng trọt, biến đổi lƣợng mƣa và hạn hán cũng gây ra tình trạng di cƣ lao động của một số hộ gia đình đông con và diện tích đất canh tác ít lên các thành phố lớn để tìm việc làm. Nói về tình trạng di cƣ của ngƣời dân tộc Khmer tại địa phƣơng, một cán bộ phòng Dân tộc huyện Tri Tôn cho biết:

Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện số lƣợng lao động ngƣời dân tộc Khmer di cƣ đến các thành phố lớn nhƣ Bình Dƣơng, Đồng Nai, và thành phố Hồ Chí Minh

tìm kiếm việc làm gia tăng từng năm. Do tại địa phƣơng thiếu các cơ sở, nhà máy để có thể tạo việc làm tại chỗ. Bên cạnh đó, cũng do ảnh hƣởng của tình trạng khô hạn làm cho bà con dân tộc có đất ruộng trên không sản xuất đƣợc.

Néang Sâm B., nữ, 37 tuổi, trƣởng phòng Dân tộc huyện Tri Tôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi lượng mưa và thích ứng của người nông dân thông qua các biện pháp quản lý nước mưa vùng đồi núi tỉnh an giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)