Những thách thức trong thích ứng với biến đổi khí hậu vùng sản xuất nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi lượng mưa và thích ứng của người nông dân thông qua các biện pháp quản lý nước mưa vùng đồi núi tỉnh an giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 68)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.11. Những thách thức trong thích ứng với biến đổi khí hậu vùng sản xuất nông

nghiệp dựa vào nƣớc mƣa

FAO (2016b) cho rằng, nông nghiệp không chỉ là ngành sử dụng nƣớc lớn nhất trên toàn cầu mà nó còn là một nguồn ô nhiễm nguồn nƣớc. Mặt khác, nông nghiệp vừa là nguyên nhân vừa là nạn nhân của sự khan hiếm nƣớc. Việc sử dụng quá mức và suy thoái tài nguyên nƣớc đe doạ tính bền vững của sinh kế phụ thuộc vào nƣớc và nông nghiệp. BĐKH sẽ có những tác động đáng kể đến nông nghiệp bằng cách tăng cầu nƣớc, hạn chế năng suất cây trồng và giảm lƣợng nƣớc sẳn có trong khu vực cần tƣới tiêu. BĐKH sẽ mang lại sự thay đổi lớn hơn trong các hiện tƣợng thời tiết, thời tiết cực đoan. Ở các nƣớc tiểu vùng sông Mêkông hạn hán và áp lực về nguồn nƣớc là rất phổ biến, mặc dù tổng lƣợng mƣa hàng năm trên toàn khu vực cao theo tiêu chuẩn toàn cầu. Nguyên nhân là do ảnh hƣởng theo mùa đối với lƣợng mƣa, hơn 80% lƣợng mƣa rơi trong sáu tháng mùa mƣa và có những thiếu hụt độ ẩm lớn trong mùa khô.

Nếu không có tƣới thì nông nghiệp trong mùa khô bị hạn chế đáng kể. Sự biến đổi liên tục giữa lƣợng mƣa nhiều năm và thay đổi trong thời gian mƣa. Do đó, hạn hán nông nghiệp rất nghiêm trọng có thể xảy ra trong những năm mà hạn khí tƣợng không rõ ràng (Johnston và cs., 2012).

Theo Marchand (2011), BĐKH là một trong những vấn đề lớn nhất mà ĐBSCL đang phải đối mặt, bên cạnh những vấn đề về phát triển xã hội nhƣ phát triển công nghiệp và gia tăng dân số. Tƣơng lai sẽ mang lại nhiều thách thức cho đồng bằng. Cùng với sự thay đổi dòng chảy của sông do sự phát triển nguồn nƣớc ở các nƣớc thƣợng nguồn sông Mekong nhƣ xây dựng các đập thủy điện, những tác động này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho đời sống cũng nhƣ sinh kế của ngƣời dân ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng. An Giang cũng là nơi đang chịu nhiều tác động của BĐKH, theo kịch bản trung bình (B2) đến năm 2020 khoảng 43 % diện tích đất nông nghiệp của tỉnh An Giang bị ảnh huởng, tƣơng ứng với 1531 km2, đến các năm 2050, 2070 và 2100 thì diện tích đất nông nghiệp gần nhƣ bị ảnh huởng tới 80 %. Nguy cơ thu hẹp diện tích nông nghiệp sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến sản lƣợng lƣơng thực của tỉnh (Nguyễn Đình Tuấn và Báo Văn Tuy, 2014). Theo kịch bản BĐKH, nƣớc biến dâng cho Việt Nam, kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ (2016 -2035), nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn tỉnh An Giang gia tăng 0,7 0C (0,4 ÷ 1,2), vào giữa thế kỷ (2046 - 2065), tăng 1,4 0C (1,0 ÷ 2,0), đến cuối thế kỷ (2080 - 2100) tăng 1,9 0C (1,3 ÷ 2,7). Kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình tăng 0,9 0C (0,6÷1,3), vào giữa thế kỷ tăng 1,9 0C (1,3 ÷ 2,7), đến cuối thế kỷ tăng 3,5 0C (2,6 ÷ 4,6) (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2016). Bên cạnh đó BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cƣờng độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm nhƣ bão, lũ lụt, hạn hán,…làm giảm sản lƣợng năng suất cây trồng và vật nuôi, tăng nguy cơ rủi ro đối với sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Đình Tuấn và Báo Văn Tuy, 2014).

Tình trạng đói nghèo vẫn là một thách thức lớn đối với tỉnh An Giang nói chung và huyện Tri Tôn nói riêng. Mặc dù có sự suy giảm đáng kể tỷ lệ nghèo kể từ năm 2000, nhƣng tỉnh An Giang vẫn còn khoảng 45.789 hộ nghèo và 27. 876 hộ cận nghèo. Trong đó, huyện Tri Tôn có 7.315 hộ (21,7 %) và 1.408 hộ cận nghèo (5,1 %) và là huyện có số lƣợng hộ nghèo cao nhất trong tỉnh (Cục Thống kê tỉnh An Giang, 2016). Tỷ lệ nghèo đói cao và mức phát triển con ngƣời thấp là những yếu tố hạn chế năng

các hộ nghèo phải chống chịu với các chấn đô ̣ng khí hậu trong những điều kiện hết sức khó khăn. Những hộ sản xuất nông nghiệp ở những vùng hay bị hạn hán thƣờng không trồng đƣợc các loại cây có khả năng tăng thu nhập để giảm thiểu rủi ro, mà lại trồng các loại cây có lợi ích kinh tế thấp hơn nhƣng chịu đƣợc hạn (UNDP, 2008).

Turral và cs. (2011) cho rằng, việc canh tác ở khu vực dựa vào nƣớc mƣa sẽ vẫn còn gặp nhiều rủi ro, do sự gia tăng nhiệt độ và lƣợng mƣa giảm, nhiều thay đổi. Duy trì độ ẩm cho đất sẽ trở thành một sự thích ứng quan trọng hơn, tuy nhiên lƣợng mƣa giảm, hạn hán kéo dài sẽ làm cây trồng bị ảnh hƣởng. Việc cung cấp và bổ sung nƣớc tƣới đẩy đủ có thể làm giảm thiểu thiệt hại trong mùa hạn hán, nhƣng trong điều kiện BĐKH thì việc cung cấp nƣớc tƣới cũng sẽ kém an toàn hơn (Hugh và cs., 2011). Nƣớc thƣờng là hạn chế chính để cải thiện sản xuất nông nghiệp và giảm nghèo ở nông thôn. Hầu hết các nông hộ sản xuất nhỏ sống ở các khu vực có điều kiện nghèo tài nguyên, nơi thiếu nƣớc đƣợc xem nguyên nhân chủ yếu của sản xuất thấp cũng nhƣ gia tăng nguy cơ tổn thƣơng do thiên tai và BĐKH (Puspa và cs., 2014).

Rất nhiều thách thức đang phải đối mặt ở khu vực sản xuất nông nghiệp dựa vào nƣớc mƣa trong việc thích ứng với điều kiện khí hậu thay đổi. Do đó, để giảm thiểu những tác động bất lợi của khí hậu đòi hỏi nhiều chiến lƣợc thích ứng khác nhau. Điều quan trọng là phải tăng cƣờng năng lực của nông dân thông qua việc áp dụng các công nghệ cải thiện độ màu mỡ của đất và quản lý nguồn nƣớc. Bên cạnh đó, tăng cƣờng sự hỗ trợ của các tổ chức, chính quyền địa phƣơng trong việc khuyến khích đa dạng hóa nguồn sinh kế.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Kết quả cho thấy, tổng lƣợng mƣa năm trung bình tại khu vực nghiên cứu trong thời kỳ 1986- 2015 là 1317,2 mm, số ngày mƣa trung bình là 109,6 ngày. Tổng lƣợng mƣa mùa mƣa trung bình là 1191,6 mm, số ngày mƣa trong mùa mƣa trung bình là 96,5 ngày. Tổng lƣợng mùa mùa khô trung bình là 125,6 mm, số ngày mƣa trong mùa khô trung bình là 13,1 ngày. Lƣợng mƣa mùa mƣa so với với lƣợng mƣa năm không có sự chênh lệch đáng kể, chiếm 90,7 % tổng lƣợng mƣa năm. Lƣợng mƣa trung bình tháng lớn nhất đƣợc ghi nhận vào tháng 10 (232,1 mm) và đóng góp 17,6 % lƣợng mƣa hàng năm, lƣợng mƣa trung bình tháng nhỏ nhất là tháng 1 (3,7 mm) chỉ đóng góp 0,3 % lƣợng mƣa của năm.

Xu thế biến đổi tổng lƣợng mƣa trung bình năm có xu thế giảm, trung bình mỗi năm trong thời kỳ 1985 – 2015 giảm tƣơng ứng 11,7 mm, tƣơng đƣơng 117 mm cho 10 năm và khoảng 351 mm trong 30 năm qua. Xu thế biến đổi tổng lƣợng mƣa mùa khô trong thời kỳ 1986 -2015 có sự gia tăng, với xu thế tăng tƣơng ứng 1,8 mm, tƣơng đƣơng 18 mm cho 10 năm và khoảng 54 mm trong 30 năm qua. Tuy nhiên, xu thế biến đổi tổng lƣợng mƣa mùa mƣa lại có xu thế giảm, với xu thế giảm tổng lƣợng mƣa mùa mƣa mỗi năm tƣơng ứng 10,6 mm, tƣơng đƣơng 106 mm cho 10 năm và khoảng 318 mm trong 30 năm qua.

Xu thế biến đổi của tổng lƣợng mƣa trung bình tháng có xu thế tăng nhẹ đối với các tháng 1, 2, 3, 4, 11 và 12. Ngƣợc lại, kết quả kiểm định từ tháng 5 đến tháng 10 có xu thế giảm. Xu thế biến đổi số ngày mƣa của năm, mùa khô và mùa mƣa tại khu vực nghiên cứu đều có giá trị dƣơng, thể hiện xu thế tăng lên của số ngày mƣa.

Kết quả phân tích chỉ số lƣợng mƣa chuẩn hóa SPI trên quy mô hàng năm cho thấy, xu thế hạn hạn có sự gia tăng đáng kể và những năm xuất hiện hạn khí tƣợng ở khu vực nghiên cứu trong 30 năm qua (19862015). Về cấp độ hạn, thông qua chỉ số SPI đa số năm ở mức bình thƣờng 71 %, chỉ 3,2 % là hạn rất nặng và 9,7 % là hạn vừa. Những năm hạn hán đã xảy ra là năm 2004, 2014, 2015. Chỉ sổ lƣợng mƣa chuẩn hóa SPI các tháng 1, 2, 3, 11 và 12 có xu thế tăng, trong khi các tháng 5, 6, 7 và 8 chỉ số lƣợng mƣa chuẩn hóa có xu thế giảm. Tháng 4 và 9 có chỉ số lƣợng mƣa chuẩn hóa SPI không có sự thay đổi đáng kể.

Ngƣời nông dân và cán bộ địa phƣơng tại khu vực nghiên cứu đã nhận thức đƣợc những thay đổi về sự biến đổi lƣợng mƣa trong thời gian qua. Hầu hết đều cho rằng, lƣợng mƣa ngày càng giảm, đến muộn hơn và giảm cả trong mùa khô và mùa mƣa. Những biến đổi xu thế lƣợng mƣa ngày càng giảm, những đợt hạn có xu thế tăng và kéo dài hơn đã gây ra tình trạng thiếu nƣớc cho sản xuất nông nghiệp dựa vào nƣớc mƣa, giảm năng suất cây trồng, đất bỏ hoang không canh tác và giảm thu nhập của các hộ gia đình. Bên cạnh đó, gây ra những tác động về mặt xã hội nhƣ thiếu việc làm và tình trạng di cƣ ra các thành phố lớn ngày càng tăng.

Bên cạnh những tác động bất lợi, để đối phó với sự biến đổi của lƣợng mƣa ngày càng giảm và khô hạn, ngƣời nông dân và cộng đồng địa phƣơng tại khu vực nghiên cứu đã có những hoạt động thích ứng phù hợp với khả năng của mình và các chƣơng trình hỗ trợ của nhà nƣớc. Các hoạt động thích ứng phổ biến nhất và hiệu quả là những hoạt động áp dụng trên đồng ruộng nhƣ các kỹ thuật làm đất nhằm cải thiện độ màu mỡ của đất bằng cách áp dụng sử dụng phân chuồng kết hợp với phân hóa học và kỹ thuật làm đất bằng sức khéo. Hoạt động cải thiện độ ẩm trong đất bằng cách làm bờ ruộng lớn và bậc thang giúp tăng khả năng giữ nƣớc mƣa lâu hơn. Ngoài ra, một số hộ đã đào hồ chứa nƣớc mƣa và chƣơng trình hỗ trợ của nhà nƣớc cũng đã xây dựng các hồ chứa nƣớc mƣa phục vụ nhu cầu nƣớc tƣới cho cây trồng giúp nông dân thích ứng trong mùa khô hạn. Mặt khác, việc đa dạng các loại cây trồng và thay đổi giống cây trồng có khả năng chịu hạn cũng đƣợc các hộ áp dụng.

2. Khuyến nghị

Từ những kết quả của nghiên cứu, để nâng cao năng lực và hiệu quả các hoạt động thích ứng của ngƣời nông dân sản xuất nông nghiệp ở khu vực dựa vào nƣớc mƣa và giảm thiểu những tác động bất lợi của sự thay đổi thời tiết, các hiện tƣợng cực đoan và BĐKH. Nghiên cứu đƣa ra một số khuyến nghị nhƣ sau:

- Cần tập huấn các biện pháp kỹ thuật nhằm gia tăng độ phì nhiêu của đất và duy trì chất hữu cơ trong đất để tăng năng suất cây trồng

- Triển khai các mô hình thí điểm về áp dụng thu và sử dụng nƣớc mƣa nhằm gia tăng đổ ẩm trong đất nhƣ đào ao chứa nƣớc mƣa cung cấp cho cây trồng trong mùa khô.

- Cần đa dạng các hoạt động sinh kế bằng cách áp dụng các giống cây trồng chịu hạn, ngắn ngày phù hợp với lƣợng mƣa thay đổi và lƣợng mƣa mùa mƣa giảm.

- Cần hỗ trợ nông dân học tập và chia sẽ kinh nghiệm giữ nông dân và cán bộ kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả trong việc nâng cao năng lực thích ứng

- Hỗ trợ tiếp cận các nguồn tín dụng để các hộ có điều kiện áp dụng các mô hình thích ứng có hiệu quả

- Bên cạnh đó, chính quyền địa phƣơng cần xây dựng các chính sách phù hợp để tăng cƣờng năng lực của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời nghèo để thích ứng với BĐKH. Mặt khác, tăng cƣờng khả năng thích ứng cho nông dân thông qua việc lồng ghép các vấn đề BĐKH với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống thủy lợi vùng cao nhằm có thể dự trữ nƣớc trong mùa mƣa và đáp ứng nhu cầu nƣớc tƣới trong mùa khô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đặng Nguyên Anh, Irene L. và Ana A. D. (2016). Đánh giá bằng chứng: Di cư, môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Thụy Sỹ Tổ chức Di cƣ quốc tế (IOM). 86.

2. Võ Tòng Anh, Võ Tòng Xuân, Phạm Văn Quang, Nguyễn Văn Kiền, Dƣơng Văn Nhã, Nguyễn Hoàng Huân, Phạm Xuân Phú, Huỳnh Ngọc Đức, Nguyễn Thanh Sơn, Trần Văn Hiếu, Phạm Duy Tiễn, Phan Ngọc Duyên, Lý Ngọc Thanh Xuân và Nguyễn Thị Ngọc Giang (2006). Chỉnh lý, bổ sung bản đồ đất tỉnh An Giang tỷ lệ 1:100.000. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang. An Giang.

3. Lê Huy Bá, Lƣơng Văn Việt và Nguyễn Xuân Hoàn (2017). Khô hạn, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long: Cở sở lý luận và thực tiễn. TP. Hồ Chí Minh: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2016). Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biến dâng cho Việt Nam. Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trƣờng và Bản đồ Việt Nam. 170.

5. Nguyễn Duy Cần, Seak Sophat và Sok Khom (2013). Đánh giá tính dễ tổn thương về sinh kế vùng hạ lưu Sông Mekong: Những giải pháp thích ứng để tăng cường năng lực của người dân vùng ngập lũ ở Việt Nam và Campuchia. Sustainable Mekong Research Network Programme. Việt Nam: Sustainable Mekong Research Network Programme. 47.

6. Chi cục thống kê huyện Tri Tôn (2016). Niên giám thông kê huyện Tri Tôn năm 2015. An Giang: Cục thống kê An Giang.

7. Cục Thống kê tỉnh An Giang (2016). Niên giám thống kê 2015. An Giang: Cục Thống kê tỉnh An Giang.

8. Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2012). Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển.

Hà Nội: Nhà Xuất bản Giao thông Vận tải.

9. Huỳnh Thị Thu Hƣơng, Trƣơng Chí Quang và Trần Thanh Dân (2012). Ứng dụng ảnh modis theo dõi sự thay đổi nhiệt độ bề mặt đất và tình hình khô hạn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 24a, 49-59

10. IMHEN và UNDP (2015). Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu. Trần Thục và Koos Neefjes (Cb) Hà Nội: Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN) và Chƣơng trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP). 438.

11. Lê Văn Khoa và Nguyễn Thị Thùy Dƣơng (2012). Hiện trạng canh tác và tiềm năng sản xuất vùng đất phong hóa tại chỗ huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 21b, 78-86.

12. Hồ Thị Ngân và Võ Duy Thanh (2013). Các yếu tố ảnh hưởng đến tập quán canh tác lúa Nàng Nhen của người Khmer tai huyện Tri Tôn, An Giang. Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Nông thôn. An Giang. 59.

13. Nguyễn Đức Ngữ (2007). Tác động của enso đến thời tiết, khí hậu, môi trường và kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Hội thảo chuyên đề về đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới đói nghèo và phát triển bền vững. Hà Nội, ngày 22-23/5/2007.

14. Nguyễn Đức Ngữ (2008). Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam

Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, tiểu ban: Tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và phát triển bền vững. Hà Nội, 5/12/2008.

15. Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội An Giang (2016). Kết quả tổng điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2015 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020). 17/2/2016 ed. Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội An Giang. An Giang. 9.

16. Nguyễn Văn Thắng, Mai Văn Khiêm, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Trọng Hiệu, Hoàng Đức Cƣờng, Nguyễn Đăng Mậu, Trần Đình Trọng, Vũ Văn Thăng, Nguyễn Xuân Hiển, Trần Văn Trà, Trƣơng Đức Trí và Lã Thị Tuyết. (2015). Biến đổi của cực đoan khí hậu và tác động đến môi trƣờng vật lý tự nhiên. trong Trần Thục và Koos Neefjes (Cb), Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu.(87-140). Hà Nội: Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN) và Chƣơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

17. Ngô Đức Thành và Phan Văn Tân (2012). Kiểm nghiệm phi tham số xu thế biến đổi của một số yếu tố khí tƣợng cho giai đoạn 1961-2007. Tạp chí Khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi lượng mưa và thích ứng của người nông dân thông qua các biện pháp quản lý nước mưa vùng đồi núi tỉnh an giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)