CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.9. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh AnGiang
An Giang là tỉnh đầu nguồn của ĐBSCL, và giáp biên giới Campuchia. An Giang có diện tích khoảng 3.536 km2, trong đó 297.079 ha là đất nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa. Dân số trung bình toàn tỉnh là 2,15 triệu ngƣời và mật độ 610 ngƣời/km2, với gần 70% sống ở khu vực nông thôn, và gần 65% lực lƣợng lao động làm việc trong nông nghiệp (Cục Thống kê tỉnh An Giang, 2016).
Địa hình An Giang đƣợc chia thành ba khu vực với đặc điểm cụ thể là các cù lao, đồng bằng và vùng núi. Hai phần ba diện tích toàn tỉnh là vùng đồng bằng với độ cao dƣới 5m. Khu vực đồi núi đƣợc tập trung chủ yếu ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, các ngọn núi với độ cao trung bình từ 300 m đến 700 m. Xung quanh chân núi là vùng đồng bằng ở độ cao từ 4 – 40 m và độ dốc 3-8 0 (Võ Tòng Anh và cs., 2006).
An Giang có đặc trƣng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao và ổn định, với hai mùa. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11. Vào mùa mƣa An Giang đón nhận con nƣớc lũ và hình thành “mùa nƣớc nổi” với mức ngập trung bình từ 1 đế 2,5 m, thời gian ngập lũ từ 2,5 cho tới 5 tháng, thƣờng là 15/8 tới 20/12. Trong khi đó, vào mùa khô, thiếu nƣớc thƣờng xuyên xảy ra, đặc biệt là ở
các huyện miền núi, đó là một hạn chế đáng kể cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp (Võ Tòng Anh và cs., 2006).
Mặc dù, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đã có những phát triển trong thời gian qua. GDP bình quân đầu ngƣời đã gia tăng từ 4,5 triệu đồng năm 2000 đến 29,5 triệu đồng năm 2015 (Cục Thống kê tỉnh An Giang, 2016). Nguồn sinh kế của phần lớn dân số sống ở nông thôn chủ yếu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Những sinh kế này phụ thuộc rất nhiều vào môi trƣờng và điều kiện tự nhiên, dễ bị tác động bởi các hiện tƣợng liên qua đến khí hậu (Chinvanno và cs., 2011). Hạn hán và lũ lụt là những mối nguy hiểm liên quan đến thời tiết và khí hậu đối với An Giang và đây cũng là nơi rất nhạy cảm đối với sự thay đổi chế độ thủy văn ở thƣợng nguồn. Điều này gây ra những thiệt hại lớn về sinh kế của ngƣời dân cũng nhƣ ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế (Nguyễn Duy Cần và cs., 2013).