CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.10. Những trở ngại trong thích ứng của nông hộ và cộng đồng
Bên cạnh một số hoạt động thích ứng của nông hộ và cộng đồng đối với sự biến đổi lƣợng mƣa ngày càng giảm và khô hạn. Nông hộ và cộng đồng còn gặp nhiều trở ngại trong việc áp dụng các hoạt động thích ứng với khô hạn tại khu vực nghiên cứu. Đó là vấn đề nguồn tài nguyên đất đai, hệ thống thủy lợi, nghèo đói, nguồn vốn, và các chính sách hỗ trợ.
Theo Phạm Danh Tƣớng và Nguyễn Bảo Vệ (2012), vùng đất ruộng trên thuộc nhóm đất phong hóa tại chỗ có thành phần chủ yếu là cát, ít hữu cơ, nghèo dinh dƣỡng và khả năng giữ nƣớc kém. Vì vậy rất dễ xảy ra khô hạn trong điều kiện thời tiết không mƣa kéo dài từ 7-10 ngày. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho nông hộ trong quá trình canh tác, nhất là trong vụ Hè Thu dễ xảy ra hạn “Bà Chằng” từ tháng 7 -8 trong cây trồng đang gần giai đoạn thu hoạch.
Hệ thống thủy lợi có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong khu vực nghiên cứu, không có hệ thống thủy lợi. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào nƣớc mƣa. Nguồn nƣớc tƣới là trở ngại lớn nhất ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và giảm khả năng thích ứng của nông hộ ngƣời dân tộc Khmer đối với sự biến đổi lƣợng mƣa ngày càng giảm và khô hạn. Mặc dù đƣợc sự hỗ trợ của nhà nƣớc xây dựng hồ chứa nƣớc nhằm phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, hồ chứa mới đƣa vào sử dụng, lòng hồ chƣa đƣợc nạo vét nên khả năng chứa nƣớc còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nƣớc tƣới trong mùa khô cho công đồng. Theo UBND huyện Tri Tôn, (2016) diện tích đất sản xuất nông nghiệp dựa vào nƣớc mƣa chiếm khoảng 13 % (6.000 ha) đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống thủy lợi
này cho thấy, nhiều hộ gia đình sản xuất ở vùng đất dựa vào nƣớc mƣa phải đổi mặt với nhiều rủi ro do thiếu nƣớc cho sản xuất và hạn hán gây ra.
Tỷ lệ hộ nghèo cao và thiếu nguồn vốn là một trong những khó khăn của nông hộ trong việc thực hiện các mô hình chuyển đổi thích ứng với khô hạn trong khu vực nghiên cứu. Theo Chi cục thống kê huyện Tri Tôn (2016), xã Núi Tô có tỷ lệ hộ nghèo cao đứng thứ 2 sau xã Ô Lâm (33,2 %) so với các xã trong huyện với 32,2 % (668 hộ) và 77 hộ cận nghèo chiếm 3,7 % (Chi cục thống kê huyện Tri Tôn, 2016). Mặc dù, đã có những chính sách hỗ trợ về tập huấn kỹ thuật, giống các cây trồng chịu hạn nhƣng do gặp phải những rủi ro gần thời gian thu hoạch gây thất thoát hoặc năng suất thấp dẫn đến lỗ vốn và mất trắng. Vì vậy, nhiều nông hộ sợ rủi ro nên quyết định bỏ đất trống và không mạnh dạn chuyển đổi.
Tham dự các khóa tập huấn hƣớng dẫn kỹ thuật trong trồng trọt nhằm gia tăng áp dụng thực hiện các mô hình chuyển đổi thích ứng với khô hạn. Tuy nhiên, do rào cản về ngôn ngữ phần lớn ngƣời dân tộc Khmer tham dự các khóa tập huấn và chuyển giao kỹ thuật trồng trọt còn hạn chế. Nhiều hộ gia đình Khmer vẫn còn canh tác theo tập quán cũ làm chất lƣợng nông sản ảnh hƣởng đến việc tiêu thụ. Mặt khác, do trình độ học vấn thấp nên trong công tác tuyên truyền, khuyến cáo, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế.