Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Tri Tôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi lượng mưa và thích ứng của người nông dân thông qua các biện pháp quản lý nước mưa vùng đồi núi tỉnh an giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 29 - 31)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.10. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Tri Tôn

Huyện Tri Tôn nằm ở phía Tây Nam của tỉnh An Giang, giữa các vĩ độ 10012' – 10057', và kinh độ 104046' – 105035', với tổng diện tích tự nhiên khoảng 60.023,8 ha (lớn nhất và chiếm gần 17% diện tích toàn tỉnh). Độ cao dao động từ 1 đến 700 m so với mực nƣớc biển. Tri Tôn bị ảnh hƣởng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa bán xích đạo, bao gồm hai mùa rõ rệt (mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô giữa tháng 12 và tháng 4). Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 27,7 0C, nhiệt độ thấp nhất là 25,4 0C và nhiệt độ cao nhất là 29,6 0C (Nguyen Thanh Son và Rajendra., 2008).

Sản xuất nông nghiệp là sinh kế chủ yếu tại huyện Tri Tôn, với diện tích đất nông nghiệp là 47.435,46 ha, chiếm 79 % tổng diện tích. Trong đó, diện tích trồng lúa chiếm gần 98% tổng diện tích canh tác và có sự gia tăng trong những năm qua, từ 58.883 ha năm 2000 đã tăng lên đến 110.583,7 ha năm 2015. Một số vùng quanh các chân núi chỉ đƣợc trồng đƣợc một vụ lúa mùa do chƣa có hệ thống thủy lợi. Tuy nhiên, diện tích gieo trồng đã có sự suy giảm đáng kể từ 6.557 ha năm 2000 xuống còn 258,4 ha năm 2015. Bên cạnh phần lớn diện tích trồng lúa, huyện Tri Tôn còn có trồng các loại màu màu thực phẩm nhƣ đậu xanh, dƣa hấu và rau dƣa các loại, màu lƣơng thực nhƣ bắp, khoai lang, khoai mì, và cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ đậu phộng, mè. Diện tích các

loại cây trồng này cũng có sự biến động qua các năm (Hình 1.2) (Chi cục thống kê huyện Tri Tôn, 2016).

Hình 1.2. Diện tích gieo trồng một số loại cây trồng trên địa bàn huyện Tri Tôn

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tri Tôn, 2016 (Chi cục thống kê huyện Tri Tôn, 2016)

Về năng suất và sản lƣợng các loại cây trồng cũng có sự gia tăng trong những năm qua. Năng suất lúa đã tăng từ 43,5 tạ/ha năm 2000 lên đến 56,9 tạ/ha năm 2015. Sản lƣợng lúa từ 238.744 tấn năm 2000 đã tăng lên 629.333 tấn năm 2015. Năng suất bắp đã tăng từ 38,0 tạ/ha năm 2000 lên đến 44,7 tạ/ha năm 2015. Sản lƣợng bắp từ 408 tấn năm 2000 đã tăng lên 557 tấn năm 2015. Năng suất đậu xanh tăng từ 4,63 tạ/ha năm 2000 lên 6,17 tạ/ha năm 2015. Tuy nhiên, sản lƣợng đậu xanh có sự suy giảm từ 430 tấn năm 2000 xuống còn 197,3 tấn năm 2015. Năng suất đậu phộng tăng từ 17,6 tạ/ha năm 2000 lên 25,7 tạ/ha năm 2015 và sản lƣợng đậu phộng cũng có sự suy giảm từ 424 tấn năm 2000 xuống còn 177 tấn năm 2015 (Chi cục thống kê huyện Tri Tôn, 2016).

Tình hình chăn nuôi của huyện Tri Tôn cũng đã có sự phát triển trong những năm qua. Về số lƣợng heo đã tăng từ 8.233 con năm 2000 lên đến 17.914 con năm 2015. Số lƣợng trâu bò từ 16.170 con năm 2000 tăng lên 23.842 con năm 2015. Bên cạnh chăn nuôi, huyện cũng phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản, từ 28,85 ha năm 2000 tăng lên 39,57 ha năm 2015 (Chi cục thống kê huyện Tri Tôn, 2016).

Năm 2015 huyện Tri Tôn có dân số 134.679 ngƣời (chiếm khoảng 6 % tổng dân số toàn tỉnh) với 33.607 hộ, sinh sống tại hai thị trấn và 13 xã. Đây là một trong những huyện (cùng với huyện Tịnh Biên) có tỷ lệ ngƣời dân tộc Khmer sinh sống cao (45.818 ngƣời, chiếm 34 % tổng dân số với 11.241 hộ). Mật độ dân số huyện Tri Tôn khoảng 224 ngƣời/km2, tập trung chủ yếu ở nông thôn (76 %). GDP bình quân đầu ngƣời theo giá thực tế đã gia tăng trong những năm gần đây từ 3.858 triệu đồng/ngƣời (2000) tăng lên 34.968 triệu đồng/ngƣời (2015) (Chi cục thống kê huyện Tri Tôn, 2016).

Về cơ cấu kinh tế, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất với 48,3 %, tiếp đến là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 35,4 % và cuối cùng là ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 16,3 %. Trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trong lớn nhất với 1.480.396 triệu đồng (chiếm 88,8 %), lâm nghiệp 120.866 triệu đồng (chiếm 7,3 %) và thủy sản 65.851 triệu đồng (chiếm 3,9 %). Điều này cho thấy kinh tế huyện Tri Tôn chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (Chi cục thống kê huyện Tri Tôn, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi lượng mưa và thích ứng của người nông dân thông qua các biện pháp quản lý nước mưa vùng đồi núi tỉnh an giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu luận văn ths biến đổi khí hậu (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)