CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.8. Hoạt động thích ứng với biến đổi lƣợng mƣa và hạn hán thông qua quản lý nƣớc
3.8.2. Thiết kết đồng ruộng và sử dụng hồ chứa
Việc giữ lại và sử dụng hiệu quả lƣợng mƣa thay đổi là một chiến lƣợc quan trọng để cải thiện an ninh lƣơng thực ở các vùng sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nƣớc mƣa. Nếu kết hợp thông tin về khí hậu cả lịch sử và dự báo, chiến lƣợc thu hoạch nƣớc và quản lý bảo tồn nguồn nƣớc tại địa phƣơng, nông trại và cộng đồng có thể ổn định sản lƣợng và mang lại lợi ích trong điều kiện BĐKH (Shiferaw và cs. (2014) trích dẫn từ (Hillel, 2004, Hansen và cộng sự, 2004). Trồng trọt dựa vào nƣớc mƣa, độ ẩm trong đất chủ yếu từ lƣợng nƣớc mƣa thấm vào hình thành nên. Thiết kế đồng ruộng nhằm hạn chế thoát nƣớc và thu nƣớc nƣớc mƣa tại chỗ đã đƣợc các hộ gia đình ngƣời Khmer tại vùng nghiên cứu sử dụng nhiều năm qua cho các hoạt động trồng trọt. Việc thực hiện các hoạt động này phụ thuộc vào đặc điểm của đất đai, quy mô sản xuất và nguồn vốn.
Kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cho thấy, sau khi mùa khô kết thúc, mùa mƣa bắt đầu với lƣợng mƣa vừa đủ tạo độ ẩm cho đất. Các hộ bắt đầu tiến hành chuẩn bị đất cho gieo trồng. Do địa hình ven chân núi có độ dốc lớn nên tập quán sản xuất của ngƣời Khmer ở vùng đất dựa vào nƣớc mƣa đã hình thành những cánh đồng theo bậc thang, có độ cao thấp khác nhau với bờ ruộng lớn khoảng 30-40 cm và sâu nhằm giữ nƣớc mƣa lâu hơn trên ruộng (xem Phụ lục 5 Hình PL 5.7). Lên luống và tạo rãnh nhằm có thể thoát nƣớc qua các rãnh khi có mƣa lớn và tránh xói mòn đất. Đồng thời giúp giảm vận tốc dòng chảy giữ độ ẩm cho đất (xem phụ lục 5 Hình PL 5.8).
Bên cạnh việc thiết kế đồng ruộng để tăng khả năng giữ nƣớc, một số hộ thực hiện mô hình thu nƣớc mƣa bằng cách đào các ao hồ gần nhà hay gần đất sản xuất để giữa nƣớc tƣới cho cây trồng (xem Phụ lục 5 Hình PL 5.12). Mô hình này cũng đã đem lại một số hiệu quả cho các hộ thực hiện, một nông dân cho biết:
Gia đình tôi đã đào hồ chứa nƣớc để tƣới 2 công đất ruộng trên vào mùa khô, những tháng đầu mùa hạn gia đình tôi đã trồng dƣa hấu tạo thêm thu nhập. Tuy nhiên, việc canh tác ở vùng ruộng trên mùa khô hạn rất vất vả và tốn nhiều chi phí hơn và nếu hạn kéo dài hồ cũng cạn nƣớc.
Tuy nhiên, việc thu nƣớc mƣa thông qua từ việc đào hồ này chỉ một số ít hộ gia đình thực hiện. Theo kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cho thấy rằng, việc các hộ gia đình sở hữu nhiều thửa ruộng có diện tích nhỏ khoảng từ 1.000 đến 2.000 m2 đã cản trở họ thực hiện mô hình thích ứng này. Mặt khác, chi phí thực hiện mô hình này cao hơn so với nguồn thu từ các hoạt động sản xuất mang lại. Bên cạnh đó, nếu khô hạn kéo dài nguồn nƣớc trong hồ cũng sẽ cạn. Địa phƣơng cũng đã xây dựng nhiều hồ chứa nƣớc mƣa nhằm hỗ trợ ngƣời dân vùng cao sản xuất trong mùa khô hạn. Một cán bộ phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn cho biết:
Đƣợc sự hỗ trợ từ nguồn vốn của chính phủ trong chƣơng trình ứng phó với BĐKH, huyện đã xây dựng quanh khu vực chân núi các hồ chứa nƣớc nhƣ hồ Soài Chek (xã Núi Tô), hồ Ô Thum (xã Ô Lâm), hồ Ô Tà Sóc (xã Lƣơng Phi) nhằm đáp ứng nhu cầu nƣớc tƣới trong mùa khô cho khoảng 1.000 ha đất ruộng trên.
Trần Văn C., nam, trƣởng phòng NN & PTNT huyện Tri Tôn.
Để hỗ trợ đồng bào ngƣời dân tộc Khmer có thể sản xuất mùa khô hạn ở khu vực dựa vào nƣớc mƣa, huyện và tỉnh đã triển khai xây dựng hồ chứa nƣớc Soài Check tại ấp Tô Thuận, xã Núi Tô với diện tích 54 ha nhằm dự trữ nƣớc mƣa phục vụ sản xuất, phòng chống cháy rừng trong mùa khô. Tuy nhiên, hồ mới đƣa vào sử dụng năm 2016 nên chỉ mới đáp ứng nhu cầu sản xuất một số hộ có đất sản xuất gần hồ.
Chau Sóc O., nam, 48 tuổi, phó chủ tịch UBND xã Núi Tô.
Nhằm tăng cƣờng khả năng phục hồi hệ thống sản xuất nông nghiệp vùng khô cằn và những rủi ro do hạn hán gây ra. Việc thực hiện các hệ thống thu nƣớc làm giảm những rủi ro trong sản xuất, giúp nông dân mạnh dạn đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp (Dile và cs. (2013) trích dẫn từ (Fox và Rockström, 2003, Barron và Okwach, 2005). Bên cạnh đó, bổ sung nguồn nƣớc tƣới cho vùng sản xuất nông nghiệp dựa vào nƣớc mƣa thông qua việc thu nƣớc mƣa không chỉ làm giảm nguy cơ mất mùa do hạn hán mà còn cải thiện đáng kể lƣợng nƣớc và năng suất cây trồng. Mặt khác, thực hiện thu nƣớc mƣa cũng có thể giúp các nông hộ đa dạng các loại cây trồng, cải thiện an ninh lƣợng thực và tăng thu nhập (Biazin và cs., 2012).