Thôn Lang Đài (Bạch Hạc) Nơi gắn với truyền thuyết “đài thượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh vùng ngã ba bạch hạc dưới góc nhìn văn hóa luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 39 - 40)

3.2 .Về lịch sử gắn với địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc

B. NỘI DUNG

2.2 Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc và những truyền thuyết

2.2.3 Thôn Lang Đài (Bạch Hạc) Nơi gắn với truyền thuyết “đài thượng

thượng võ”

Truyền thuyết kể rằng vua Hùng thứ 18 lập lầu kén rể ở Lâu Thượng, đài thượng võ được đặt ở Lang Đài. Đây là nơi các chàng trai đến tỷ thí võ nghệ, phô trương sức mạnh. Vua Hùng dựng đài và cử ba vị thánh đến trông coi (nay ở xã Diệm Xuân – Vĩnh Tường còn đền thờ một trong ba vị thánh này). Tại đài thượng võ, Sơn Tinh và Thủy Tinh đã cùng nhau thi tài mong cưới được công chúa Mị Nương. Mả Trại là nơi đóng quân của hai vị. Nơi Thủy Tinh đưa ba ba, thuồng luồng giao chiến với Sơn Tinh là đồi Con Quy (rùa), đồi Xà (con rắn). Nơi Sơn Tinh đưa quân từ núi xuống đánh nhau với Thủy Tinh nay gọi là làng Mộ Thượng. Quân Thủy Tinh rút theo đường hạ lưu và vì thế tên làng Mộ Hạ có từ khi đó. Trong làng hiện nay vẫn còn nhiều tên cổ như Vườn Đồn, Mả Trại, Cỏ Ngựa, Ao Beo, Hùm Ngọc, Trại Câm… đều có từ thời Hùng Vương.

Chính vì lẽ đó, cái tên Lang Đài xuất phát từ ý nghĩa là nơi “các chàng trai thi tài kén rể”. Có hai cách lý giải nghĩa của Lang Đài. Thứ nhất, vì chữ Hán của địa danh này là Lương Đài - có nghĩa là “đài mát” nên nhiều người cho rằng về sau, do sự chuyển âm trong ngữ âm tiếng

Việt, Lương Đài chuyển thành Lang Đài hiện nay. Sự chuyển âm không làm nó mất đi nghĩa gốc và vẫn còn tồn tại đến nay. Thứ hai, cũng có thể giải thích Lang Đài là “đài đấu võ của các lang, tức là những thanh niên kiệt xuất” thời Hùng Vương. Tuy chữ Hán ghi là Lương Đài nhưng tên gọi Lang Đài vẫn luôn tồn tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh vùng ngã ba bạch hạc dưới góc nhìn văn hóa luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)