Ngã ba Hạc (Bạch Hạc) và truyền thuyết “chim hạc trắng”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh vùng ngã ba bạch hạc dưới góc nhìn văn hóa luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 44 - 47)

3.2 .Về lịch sử gắn với địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc

B. NỘI DUNG

2.2 Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc và những truyền thuyết

2.2.9. Ngã ba Hạc (Bạch Hạc) và truyền thuyết “chim hạc trắng”

Ngã ba Hạc là nơi hợp lưu của ba con sông: sông Thao (sông Hồng), sông Lô, sông Đà. Ba dòng chảy hòa vào làm một để tạo nên một “vùng biển nội địa” mặt nước mênh mông, sóng xô cuồn cuộn, ngầu đỏ phù sa. Đời Lê, nơi đây có tên chữ là Tam Giang Khẩu - “cửa ba sông”, trong dân gian gọi tắt là Ngã ba Hạc. Ở vùng ngã ba sông này còn lưu truyền bao sự tích in dấu ấn đậm nét trong kho tàng văn hóa dân gian vùng Đất Tổ. Trong sách Lĩnh Nam chích quái có chép: “ Đất Phong Châu thời thượng cổ có một cây rất lớn gọi là cây chiên đàn, cao hơn ngàn nhẫn ( đơn vị đo lường cổ), cành lá rậm rạp, không biết che rợp tới mấy nghìn dặm, có chim hạc làm tổ ở trên, cho nên gọi đất ấy là Bạch Hạc…” [39; 51]. Với nội dung của truyền thuyết này, người ta có thể liên tưởng đến một tư tưởng đã in đâm trong nhận thức dân gian người Việt: “Đất lành chim đậu” hay “Bách nhạn hồi sào”. Điều này có nghĩa là nơi Vua Hùng chọn đất Phong Châu để định đô là chọn được nơi đất lành, là nơi tụ nhân để quốc gia trường tồn vạn thuở.

Về tên gọi Bạch Hạc còn có một truyền thuyết khác như sau: Ở ngã ba sông trước thành Văn Lang có một rừng cây trong đó có cây chiên đàn (còn được kể là cây ngô đồng) rất lớn, cành lá xum xuê. Một con hạc trắng đã thành tinh, thường bay lượn các nơi, bắt người tha về cây chiên

đàn đó để ăn thịt, xương người chất thành đống ở bên sông. Nhà vua rất lo buồn mà không có cách gì trừ con yêu hạc đó. Một hôm từ dưới sông hiện lên một chàng trai, xin với nhà vua để mình trị con hạc trắng thành tinh. Người con trai cầm một chiếc câu liêm sắc bén, rồi tìm đến cây chiên đàn. Con chim yêu quái từ trên cây bay xà xuống đất, người con trai cầm câu liêm ngoắc cổ chim, thế là con quái điểu lăn ra chết và người con trai cũng biến mất. Từ đó, thành Phong Châu của nước Văn Lang yên ổn.

Như vậy, theo nội dung của truyền thuyết thứ hai, tên gọi “Bạch Hạc” gắn với chiến công của người dân thời vua Hùng trừ ác yên dân. Ác ở đây là con hạc trắng thành tinh; người con trai tiêu diệt con hạc trắng thành tinh là đại diện cho sự chiến thắng của cái nhân. Tuy khác với nội dung thứ nhất của truyền thuyết nhưng nó vẫn phản ánh nhận thức về tinh thần của nơi định đô của nhà nước Văn Lang.

2.3 Tiểu kết

Có thể thấy trong kho tàng văn hóa dân gian Đất Tổ có rất nhiều những truyền thuyết, đặc biệt là truyền thuyết về thời Hùng Vương dựng nước gắn với “nội dung” của các địa danh nơi đây. Chúng tôi không có tham vọng đề cập, nghiên cứu tới tất cả các truyền thuyết liên quan đến địa danh của vùng đất này mà chỉ xin tìm hiểu những truyền thuyết gắn với những địa danh trên địa bàn vùng ngã ba Bạch Hạc – Việt Trì. Qua hệ thống những truyền thuyết như thế, rõ ràng, chúng tôi đã và sẽ có được cách nhìn đầy đủ hơn, toàn diện hơn về những mặt khác nhau của đời sống văn hóa thời vua Hùng. Nói cách khác, đó cũng chính là cách thông qua các địa danh để nhận diện bức tranh văn hóa hay xem xét địa danh dưới góc độ văn hóa.

Cũng cần nhắc lại rằng, chúng tôi không nghiên cứu những truyền thuyết này dưới góc độ văn học, không đi sâu phân tích những giá trị về nghệ thuật, nội dung của truyền thuyết. Chỉ xin lưu tâm tới những giá trị

văn hóa – tinh thần của địa danh qua những truyền thuyết đó. Qua nhiều truyền thuyết gắn với những địa danh trên vùng ngã ba Bạch Hạc, ta thấy rằng phần lớn những địa danh, những truyền thuyết đều gắn với thời các vua Hùng. Qua những địa danh, truyền thuyết này, ta có cách nhìn cụ thể hơn về thời kỳ bình minh của lịch sử. Nó phản ánh đầy đủ về các mặt văn hóa như trồng trọt (trồng lúa, trồng quất), phong tục (cây trầu với tục ăn trầu, kén rể), chinh phục thiên nhiên (đốt đèn chống lụt), bảo vệ đất nước (Thổ Lệnh...) và cả tinh thần tức là phản ánh tâm linh của cư dân (Bạch Hạc) v.v. Những truyền thuyết này không phải chỉ là hư cấu bởi nó một phần phản ánh cuộc sống, phản ánh lịch sử, phản ánh những tâm tư, tình cảm của người dân. Qua những chứng cứ khảo cổ học, ta có thể chứng minh được rằng có tồn tại thời đại Hùng Vương trong lịch sử. Trong thời kỳ đó, mối quan hệ giữa vua – tôi vẫn còn rất gần gũi. Vua cũng có ruộng, có kho thóc, vua cùng cày cấy với nhân dân.

Những địa danh còn tồn tại tới ngày nay gắn liền với các truyền thuyết là một minh chứng cho điều đó. Dấu tích kinh đô xưa còn được lưu truyền đến tận hôm nay một phần cũng nhờ nội dung được thể hiện ở những địa danh này.

Chương 3

BẠCH HẠC: BỨCTRANHLỊCH SỬ - VĂN HOÁ QUA ĐỊA DANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh vùng ngã ba bạch hạc dưới góc nhìn văn hóa luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)