Làng Dữu Lâu và hai truyền thuyết “ thời vua Hùng”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh vùng ngã ba bạch hạc dưới góc nhìn văn hóa luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 40 - 41)

3.2 .Về lịch sử gắn với địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc

B. NỘI DUNG

2.2 Địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc và những truyền thuyết

2.2.4 Làng Dữu Lâu và hai truyền thuyết “ thời vua Hùng”

Dữu Lâu có tên cổ là làng Dầu, tương truyền là nơi trồng trầu không (giầu) nổi tiếng thời Hùng Vương. Trầu cau là một trong những đặc trưng văn hóa người Việt với tục nhuộm răng ăn trầu. Miếng trầu có mặt trong tất cả lễ hỏi, lễ cưới, hội hè đình đám. Ông bà ta thường có câu: “ miếng trầu là đầu câu chuyện”…Vườn trầu Dữu Lâu lớn nhất là ở đồng Cả, đồng Đè Mát và đồi An Miên. Ngày nay, chợ Dữu Lâu vẫn gọi là chợ Dầu, xuất phát từ địa danh đánh dấu một vùng quê trồng trầu thuở xưa. Truyền thuyết này có thể gọi là truyền thuyết “trầu cau thời vua Hùng”

Một cách giải thích khác cho rằng Dữu Lâu còn được tạm dịch là “lầu để của” (chữ Dữu là “kho, vựa”; Dữu Lâu là “nhà kho”). Tên Dữu Lâu có từ thời Hùng Vương thứ 7. Truyền thuyết kể rằng: sau khi Lang Liêu làm bánh chưng bánh dầy cung tiến vua cha, được vua Hùng Vương thứ 6 (Hùng Huy Vương) công nhận là người con hiếu thảo và nhường ngôi. Khi lên làm vua, Lang Liêu (Hùng Chiêu Vương) đi thị sát để chọn đất làm kho. Vua đi quanh vùng xem xét thấy nơi thì cao quá, nơi thì thấp quá, nơi có thể làm được kho thì không thuận lợi cho việc chuyên chở và phân phát. Khi Người đến đồi Chu Ba và đồi Ổ Rồng, thấy một vùng đất cao mà bằng phẳng bên cửa sông Lô, đó là đồng Đè Mát. Người nhận thấy đây đúng là nơi đặt “ lương khố” tốt nhất nên cho lập nên lầu Dữu. Địa danh Dữu Lâu có từ khi này. Sau đó, để giữ lại dấu tích “ lầu để của” ngày trước của vua Hùng thứ 7, dân làng về sau đã lập miếu thờ, gọi là miếu Dữu Lâu. Nơi đó thờ vua Hùng thứ 7 (tức Lang Liêu Đại Vương). Truyền thuyết này có thể gọi là truyền thuyết “kho lương thời vua Hùng”

Trong hai cách giải thích dựa theo hai truyền thuyết nói trên, truyền thuyết “trầu cau thời vua Hùng” phản ánh đời sống văn hóa dân gian của thời dựng nước nhiều hơn. Do đó, chúng tôi nhận thấy tính hợp lý của truyền thuyết này hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh vùng ngã ba bạch hạc dưới góc nhìn văn hóa luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)