Di chỉ Gò Thế thuộc giai đoạn văn hoá Gò Mun

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh vùng ngã ba bạch hạc dưới góc nhìn văn hóa luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 51 - 52)

3.2 .Về lịch sử gắn với địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc

B. NỘI DUNG

3.2. Địa danh những di tích khảo cổ

3.2.6 Di chỉ Gò Thế thuộc giai đoạn văn hoá Gò Mun

Tên gọi phổ thông : gò Thế

Địa điểm, phạm vi phân bố: thuộc xã Thuỵ Vân, thành phố Việt Trì. Thời gian phát hiện: 17-3-1972.

Nội dung khảo cổ Tại đây cán bộ phòng Văn hoá huyện Lâm Thao, sau đó là cán bộ viện Khảo cổ học đã nhặt được mảnh gốm, bàn mài và khuyên tai đá. Gốm có độ nung tương đối cao, áo vàng nhạt, xương xám đen. Di chỉ đã bị đào phá để đắp bờ kênh. Do vậy có thể ghi nhận là nơi cư trú của người thời Gò Mun qua một số đồ gốm còn lại trên vách đào và đất đắp ở trên bờ kênh gần đó. Có thể thấy những di chỉ khảo cổ này phản ánh giai đoạn văn hoá Gò Mun.

Về mặt địa danh, chúng ta thấy rằng cả gò Gai lẫn gò Tro Trên, gò

Tro Dưới, Thế. Con Cá đều là những địa danh thuần Việt, giống như những trường hợp đã nói ở trên. Tuy nhiên, ở đây chúng ta có thể giải thích được ý nghĩa của một vài địa danh. Hơn nữa, những địa danh này đều thuộc xã Thụy Vân nơi mà cư dân Đông Sơn tập trung sinh sống. Khi phân tích địa danh Minh Nông ở trên, chúng ta biết nơi đây là vùng “trồng lúa” của thời Hùng Vương. Rõ ràng những hiện vật tìm thấy nơi đây gắn liền với đời sống của cư dân nông trồng lúa, mà cụ thể là nơi “nấu nướng” của cộng đồng. Trong tình hình như vây, địa danh gò Tro

hay gò Con Cá đã gợi nhớ đến một đời sống phong phú của cư dân nông nghiệp lúa nước thời tiền Đông Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh vùng ngã ba bạch hạc dưới góc nhìn văn hóa luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)