Di chỉ Đồi Giàm thuộc xã Lâu Thượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh vùng ngã ba bạch hạc dưới góc nhìn văn hóa luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 48 - 49)

3.2 .Về lịch sử gắn với địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc

B. NỘI DUNG

3.2. Địa danh những di tích khảo cổ

3.2.1 Di chỉ Đồi Giàm thuộc xã Lâu Thượng

Tên gọi phổ thông : Đồi Giàm

Địa điểm, phạm vi phân bố: nằm trong địa phận xã Lâu Thượng, thành phố Việt Trì

Niên đại khảo cổ: thuộc giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên

Nội dung khảo cổ: Qua các lần thám sát, khai quật 60m2 ở Đồi Giàm, có ba hố khai quật đào sâu xuống lớp đất cái, thu được những bộ hiện vật đá: rìu, đục, hoa tai, hạt chuỗi…được chế tác với kỹ thuật cao, điển hình cho văn hoá Phùng Nguyên. Trong hố khai quật đã thu được 5679 mảnh gốm, gồm 2526 mảnh không có hoa văn, chiếm 44.5%. Trong số các mảnh có hoa văn thì gốm vặn thừng là nhiều hơn cả (2366 mảnh

chiếm 41.7%), hoa văn khắc vạch có 787 mảnh (chiếm 13.8%). Đặc biệt chú ý có 72 mảnh có đồ án tổ hợp chấm dải chữ S đứng chiếm 1.2% tổng số mảnh và có 9% số mảnh gốm có hoa văn khắc vạch. Đây là loại đồ án khá ổn định từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối phát triển của văn hoá Phùng Nguyên.

Ở Đồi Giàm có sự chuyển biến văn hoá từ các lớp dưới đến các lớp trên. Sự chuyển biến này ít thấy rõ ở các hoa văn nhưng có thể phần nào theo dõi sự chuyển biến này qua việc nghiên cứu các kiểu miệng gốm. Ngoài một số kiểu miệng gốm bóp vào, có gờ ngoài, chỉ có mặt ở các lớp dưới, vắng mặt hoàn toàn ở các lớp trên, có một số kiểu miệng loe ra, có tỷ lệ tăng dần từ lớp dưới lên lớp trên.

Di chỉ khảo cổ học Đồi Giàm về cơ bản vẫn là một nơi ở của cư dân Phùng Nguyên. Việc nghiên cứu Đồi Giàm đã làm sáng rõ thêm một khâu quan trọng trong các bước phát triển của văn hoá Phùng Nguyên (một di sản thời kỳ tiền Hùng Vương).

Hiện nay, đồi Giàm vẫn là một quả đồi bát úp, di chỉ vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Với tên gọi Giàm, về mặt bản chất, đây là một tên gọi cổ xưa mang tính chất thuần Việt. Những hiện vật khảo cổ ở đây rõ ràng phản ánh một đời sống cư dân thời văn hóa Phùng Nguyên, nơi có “Lâu”, tức là “nhà để ở”. Có thể nói, sự nhận diện các đồ vật văn hóa ở đây đã chứng tỏ truyền thuyết “nơi kén rẻ” liên quan đến địa danh Lâu Thượng

của công chúa Ngọc Hoa là “hiện thực”. Nếu không làm sao những đồ vật văn hóa Phùng Nguyên ấy còn lưu giữ được đến ngày hôm nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh vùng ngã ba bạch hạc dưới góc nhìn văn hóa luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)