Nhóm các di tích khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh vùng ngã ba bạch hạc dưới góc nhìn văn hóa luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 62 - 64)

3.2 .Về lịch sử gắn với địa danh vùng ngã ba Bạch Hạc

B. NỘI DUNG

3.3 Địa danh di tích kiến trúc tôn giáo

3.3.3 Nhóm các di tích khác

Đây là nhóm di tích có nguồn gốc xây dựng từ lâu đời nhưng không còn bảo lưu kiến trúc cổ, hiện nay được tôn tạo lại hoàn toàn.

Nhóm các di tích này có số lượng tương đối lớn, rải khắp các phường, xã và ở các loại hình : đình, đền, chùa. Đại đa số các di tích này được tôn tạo lại trên nền cũ, chỉ có đền Tiên Cát, chùa Phúc Long xưa ở khu vực nhà máy mì chính, sau này nhà máy đền bù đất và được xây dựng ở vị trí hiện nay.

Tiêu biểu cho nhóm di tích này có các di tích sau: 1)Đình chùa Mộ Chu Hạ ( Bạch Hạc)

2)Đền Tiên Cát – chùa Phúc Long ( Tiên Cát) 3)Đền chùa Tam Giang ( Bạch Hạc)

4)Đình Dữu Lâu ( Xã Dữu Lâu) 5)Đình Quế Trạo ( Xã Dữu Lâu) 6)Chùa Hoa Long ( Phường Bến Gót) 7Chùa Thiên Long( Phường Thanh Miếu)

8)Đình Tràng Đông, chùa Đông Thiên ( Phường Thanh Miếu) 9)Đình Việt Trì ( Phường Bến Gót)

10)Chùa Bảo Ngân (xã Sông Lô) 11)Chùa Nang (xã Vân Phú)

12)Đàn Tịch Điền (xã Minh Nông) 13)Chùa A Ốc ( xã Trưng Vương) 14)Chùa Bối Linh ( xã Trưng Vương) 15)Chùa Khánh Nguyên ( xã Minh Nông)

Các di tích này đều mới được khôi phục lại nhưng điều đáng chú ý là đại đa số đều được khôi phục đúng cách thức truyền thống, hài hoà với cảnh quan và được gia cố cẩn thận, vững chắc.

Qua thống kê chúng ta thấy tập chung đa số các di tích thờ vọng các vua Hùng, Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh. Đây là các vị thần tiêu biếu trong huyền thoại thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc. Trong đó Tản Viên là một trong bốn vị thần được coi là tứ bất tử trong văn hoá tâm linh người Việt. Còn Cao Sơn là một vị “Nhân thần” phổ biến nhất trong dân gian. Đây là những anh hùng của thời kỳ mở nước.

Vùng ngã ba Bạch Hạc là địa bàn có hệ thống các di tích thờ vua Hùng và các nhân vật liên quan đến Hùng Vương đậm đặc nhất, tập chung nhất, tiêu biểu nhất. Chính đặc điểm thờ tự này đem đến cho hệ thống các di tích ở đây một giá trị tín ngưỡng tâm linh, mà từ đây nó sản sinh ra loại hình tín ngưỡng văn hoá dân gian độc đáo, phong phú, đầy bản sắc cội nguồn của kinh đô Văn Lang xưa.

Các di tích trên vùng ngã ba Bạch Hạc đều có lịch sử xây dựng từ lâu đời, sớm nhất là cuối thế kỷ XVII, muộn nhất là đầu thế kỷ XX. Trong đó có nhiều di tích đẹp, còn bảo lưu gần như nguyên vẹn kiến trúc nghệ thuật thời hâu Lê và thời Nguyễn.

Sự tập trung nhiều đình, đền, chùa trên vùng ngã ba Bạch Hạc phản ánh đời sống tinh thần, văn hoá tín ngưỡng vô cùng phong phú của người

dân nơi đây. Có thể coi đây là một nét đẹp văn hoá của cư dân vùng đất Tổ. Đặc biệt những công trình kiến trúc, tôn giáo này phần lớn thờ các vua Hùng và những nhân vật liên quan tới thời Hùng Vương. Đây là nét đặc sắc riêng có của thành phố "ngã ba sông".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa danh vùng ngã ba bạch hạc dưới góc nhìn văn hóa luận văn ths khu vực học 60 31 60 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)