Một số nghiên cứu và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới ngành nông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tác động của các hiện tượng cực đoan đến sản xuất lúa trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 32 - 34)

nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng

Các nghiên cứu và đánh giá về tác động của biến đổi khí hậu tới ngành nông nghiệp và đời sống, kinh tế, xã hội đã đƣợc thực hiện bởi nhiều nhóm nghiên cứu, và chuyên gia ở các cấp độ, quy mô khác nhau. Đa số nghiên cứu có lĩnh vực đánh giá mang tính phổ quát, mà trong đó, ngành nông nghiệp là một đối tƣợng đƣợc đánh giá. Trong đó, đã có một số đánh giá rất cụ thể tập trung vào hoạt động trồng trọt nhƣ “Đánh giá ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động trồng trọt tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2013 và đề xuất giải pháp ứng phó cho giai đoạn 2014-2030” của tác giả Ngô Ngọc Dung, 2015; nghiên cứu về “tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa tại tỉnh Lào Cai và đề xuất giải pháp ứng phó” của Đặng Thị Thanh Hoa. Tuy nhiên, một nghiên cứu đánh giá về tác động BĐKH cho một ngành sản xuất nhƣ lúa, đặc biệt là đánh giá tác động của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan trong bối cảnh BĐKH ở quy mô cấp xã còn rất hạn chế [11].

Kết quả một số nghiên cứu cho thấy biến động nhiệt độ, lƣợng mƣa, tình trạng ngập lụt, tình trạng nắng nóng và hạn hán, hiện tƣợng gió lớn, bão, tình trạng xâm nhập mặn trên sông và ruộng đồng có ảnh hƣởng đối với sản xuất lúa và hoa màu [21]. Nhìn chung, các đánh giá tại Việt Nam và trên thế giới chỉ ra những tác động của BĐKH đối với nông nghiệp bao gồm: Vấn đề an ninh lƣơng thực không đƣợc đảm bảo do suy giảm năng suất cây trồng, hơn thế nữa, nƣớc biển dâng, mƣa bất thƣờng sẽ gây

nên tình trạng ngập lụt cục bộ và xâm lấn mặn là nguyên nhân dẫn tới Việt Nam có thể mất tới 2 triệu hecta trong tổng số 4 triệu hecta đất trồng lúa, và an ninh lƣơng thực sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng [7,15].

Nghiên cứu của Lê Anh Tuấn năm 2012 về “Tác động của BĐKH lên sản xuất lúa” là một trong các nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng, rất cụ thể về hoạt động sản xuất lúa. Các yếu tố khí hậu tác động đến các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của lúa đƣợc nghiên cứu chi tiết bao gồm: nhiệt độ, lƣợng mƣa, xâm nhập mặn và các yếu tố thiên tai khác nhƣ bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại… Nghiên cứu này đã đƣa ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm thích ứng trong hoạt động sản xuất lúa trong bối cảnh BĐKH [29].

Tóm lại, các hiện tƣợng cực đoan nhƣ bão, mƣa lớn, nắng nóng, hạn hán, rét đậm, rét hại đã và đang diễn ra tại các tỉnh của nƣớc ta và có tác động không chỉ đến hoạt động sản xuất nói chung mà có tác động đến hoạt động sản xuất lúa nói riêng. Cùng với sự biểu hiện rõ rệt của BĐKH, các hiện tƣợng cực đoan đƣợc nhận định có sự biến đổi với chiều hƣớng tăng lên và khó dự báo. Trong tình trạng đó, tại địa bàn nghiên cứu, các tác động của các hiện tƣợng cực đoan đến hoạt động sản xuất lúa đã và đang diễn ra cần đƣợc đánh giá một cách cụ thể.

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆN TƢỢNG CỰC ĐOAN ĐẾN SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ NAM PHÚ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tác động của các hiện tượng cực đoan đến sản xuất lúa trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)