Khái quát về tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tác động của các hiện tượng cực đoan đến sản xuất lúa trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 34 - 39)

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Khái quát về tự nhiên

“Nguồn: UBND xã Nam Phú (2017)”

2.1.1.1. Vị trí địa lí

Xã Nam Phú đƣợc tách ra từ xã Nam Hƣng từ năm 1998 với tổng diện tích của toàn xã là 2475,33ha. Nam Phú là xã cuối cùng, nằm về phía Đông Nam của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, nằm tiếp giáp với biển Đông với đƣờng bờ biển dài khoảng 7 km, có cửa Ba Lạt là nơi đổ ra biển của sông Hồng, có tỉnh lộ 221A chạy qua, cách trung tâm huyện Tiền Hải khoảng 15 km về phía nam. Phía Đông giáp Biển Đông; phía Bắc và Tây giáp Nam Hƣng; phía Nam giáp sông Hồng (hình 2.1) [34].

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Nam Phú nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có địa hình tƣơng đối bằng phẳng với độ dốc <1% theo hƣớng Đông Nam, độ cao bề mặt so với mực nƣớc biển trung bình từ 1 – 1,8m. Tuy nhiên với đặc điểm là một bãi bồi ven biển, có nhiều sông, lạch nên địa hình có dạng lƣợn sóng và cao dần ra biển. Dạng địa hình này gây ra tình trạng dễ bị ngập lụt cục bộ tại một số đại điểm. Địa hình có xu hƣớng hơi nghiêng theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam [34].

2.1.1.3. Khí hậu

Xã Nam Phú mang đầy đủ tính chất của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc bộ và ven biển. Hàng năm có 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Mùa Hạ nóng ẩm, mƣa nhiều thƣờng có bão. Mùa Đông lạnh, khô hanh nhƣng không kéo dài liên tục mà xen kẽ những ngày nắng ấm hoặc mƣa ẩm. Nằm ở ven biển nên khí hậu Tiền Hải nói chung và Nam Phú nói riêng mang đặc trƣng của khí hậu vùng duyên hải rất rõ rệt; mùa Đông ấm hơn, mùa Hè mát hơn so với khí hậu khu vực ở sâu trong nội địa. Vào mùa cạn/ mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau. Trong mùa khô lƣợng mƣa ít, dòng chảy nhỏ, lƣợng phù sa thấp, là khoảng thời gian thích hợp gieo trồng vụ lúa chiêm. Vào mùa mƣa hay mùa lũ kéo dài 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10 nhiệt độ cao, nhiều nắng, nƣớc sông dâng cao, dòng chảy xiết, lƣợng phù sa lớn, đặc biệt do là nơi có cửa Ba Lạt là nơi sông Hồng đổ ra biển [34].

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 230C - 240C. Mùa đông nhiệt độ thấp nhất từ 40C - 80C. Mùa hè nhiệt độ cao nhất từ 380C - 390C. Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khoảng từ 8 - 100

Mƣa: Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.500 - 2.000mm. Phía Đông Nam huyện có lƣợng mƣa lớn nhất, trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.200mm. Phía Bắc huyện lƣợng mƣa giảm chỉ còn 1.650 - 1.800mm. Do có lƣợng mƣa tƣơng đối lớn, Tiền Hải dễ chịu tác động của các đợt mƣa lớn và cực đoan, đặc biệt ở khu vực phía Đông Nam. Lƣợng mƣa không đều giữa hai mùa: mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, tổng lƣợng mƣa chiếm 20% lƣợng mƣa cả năm, các tháng 12 và tháng 1 lƣợng mƣa thƣờng nhỏ hơn lƣợng bốc hơi, tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mƣa phùn ẩm ƣớt. Mùa mƣa diễn ra trong các tháng từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm tới 80% lƣợng mƣa cả năm, có ngày cƣờng độ lên trên 350mm/ngày.

Độ ẩm không khí: Vào cuối mùa Đông khá ẩm ƣớt, nồm, mƣa phùn, độ ẩm khá cao (86 - 87%), thấp nhất 82%, cao nhất 94%, mùa Hè biển làm dịu nắng, đồng thời cũng tăng độ ẩm, trung bình từ 82 - 90%.

Bức xạ mặt trời: Quanh năm bức xạ mặt trời lớn nên nền nhiệt độ cao. Số giờ nắng trung bình từ 1.600 – 1.800 giờ/năm với tổng nhiệt lƣợng đạt khoảng 1.600 – 1.800 KCal/cm2/năm.

Chế độ gió: Gió thịnh hành là gió Đông Nam mang theo không khí nóng ẩm, tốc độ gió trung bình 2-5m/giây. Mùa Hè hay có bão xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10; nhiều nhất là tháng 8 (32,5%), tháng 9 (25%) và tháng 7 (22,5%). Mỗi năm có từ 2 - 3 cơn bão, có năm có tới 6 cơn bão. Cấp gió trung bình từ cấp 8 đến cấp 11 gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, mang theo không khí lạnh, ẩm thấp, ẩm ƣớt.

Bão: Hàng năm chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ 2 – 3 trận bão gây thiệt hại cho sản xuất, tài sản làm ảnh hƣởng đến đời sống nhân dân trong xã.

2.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn xã Nam Phú có sông Hồng và sông Sáu chảy qua và hệ thống kênh mƣơng ao hồ khá dày đặc, tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nƣớc tƣới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của ngƣời dân. Hệ thống này phục vụ thau chua rửa mặn cho các cánh đồng trong xã. Ngoài ra với lƣợng phù sa lớn đổ ra biển hàng năm ở cửa sông tạo ra vùng bãi bồi rộng lớn ven biển là thế mạnh cho phát triển nông lâm ngƣ nghiệp của xã. Đất ven biển của Nam Phú đƣợc hình thành do quá trình nổi cồn, bồi tụ và xói mòn nên diện tích tự nhiên của xã không ngừng đƣợc mở rộng. Tuy nhiên diện tích mở

rộng tùy thuộc vào quá trình tƣơng tác giữa lƣợng nƣớc của sông đổ ra biển và tác động của sóng biển.

Các sông, cống đổ ra biển đều có độ dốc nhỏ tiêu thoát nƣớc chậm, do đó về mùa mƣa lũ mực nƣớc các sông lớn gây úng và xói lở cục bộ vào đất canh tác ngoài đê. Mặt khác, bãi biển xã thuộc vùng nƣớc triều lên theo chế độ nhật triều, thƣờng hoạt động mạnh vào các tháng 1, 6, 7, 12 với mức nƣớc cao nhất là 3,8 m và nhỏ nhất 0,2 m. Chính vì vậy, nƣớc mặn theo thuỷ triều vào sâu trong nội địa. Nếu tính theo nồng độ muối 1% thì trung bình ranh giới nƣớc mặn vào sâu 10 km trên sông Hồng [34].

2.1.1.5. Tài nguyên và hiện trạng sử dụng đất

Đất đai Nam Phú có các đặc điểm chung của đất đai huyện Tiền Hải. Đƣợc tạo bởi phù sa theo nguyên lý động lực sông - biển. Đất đai chủ yếu đƣợc sử dụng làm ruộng hai vụ. Ven biển có đồng cói và rừng ngập mặn [33,30]. Có 4 nhóm đất chính đóng góp quan trọng trong sản xuất nông nghiệp trong đó có hoạt động sản xuất lúa:

 Nhóm đất cát phù hợp cho trồng cây màu ngắn ngày.

 Nhóm đất mặn (đất phù sa nhiễm mặn).

 Nhóm đất phù sa.

 Nhóm đất phèn mặn.

Theo báo cáo về hiện trạng sử dụng đất của xã Nam Phú năm 2015 nhƣ sau:

- Tổng diện tích đất tự nhiên: 2449.97 ha.

- Đất nông nghiệp: 1760.65 ha trong đó, đất trồng lúa là 250.63 ha. - Đất lâm nghiệp: 133.34 ha

- Đất nuôi trồng thủy sản 1334.22 ha. - Đất ở và đất khác 687.90 ha.

Hình 2.2. Sơ đồ sử dụng đất xã Nam Phú năm 2016

“Nguồn: UBND xã Nam Phú (2016)”

Tóm lại, xã Nam Phú có điều kiện tự nhiên có tính nhạy cảm và dễ bị tổn thƣơng đến hoạt động sản xuất lúa khi các hiện tƣợng cực đoan xảy ra. Địa hình có độ dốc nhỏ, dạng lƣợn sóng và cao dần ra biển làm tăng nguy cơ ngập úng tại các vùng lúa trũng. Điều kiện thủy văn với cửa sông Ba Lạt dễ bị ảnh hƣởng bởi xâm nhập mặn. Đất chủ yếu là phù sa và phù sa nhiễm mặn có thành phần cát tăng nguy cơ nhiễm mặn và thoái hóa đất. Nhƣ vậy, trong bối cảnh xảy ra các hiện tƣợng cực đoan, hoạt động sản xuất lúa là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng và tác động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tác động của các hiện tượng cực đoan đến sản xuất lúa trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)