2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Khái quát về kinh tế-xã hội
2.1.2.1. Dân cư và xã hội
Toàn xã có số dân 5.300 ngƣời (năm 2017) đƣợc chia thành 4 thôn với với số nam chiếm 52%, số nữ chiếm 48%. Tổng số hộ toàn xã là 1531 hộ dân, qui mô bình quân là 3,5 ngƣời/hộ. Số ngƣời già 130 ngƣời chiếm 2,4% số dân toàn xã. Số trẻ em dƣới 16 tuổi: 2102 ngƣời chiếm tỷ lệ 39%.
Tỷ lệ hộ nghèo: Năm 2017 số hộ nghèo là 40 hộ chiếm tỷ lệ 2,60%. Về dân tộc, 100% ngƣời dân của xã là ngƣời Kinh. Về tín ngƣỡng đa số dân không theo đạo, 5% hộ theo đạo Công giáo.
Phong tục, tập quán, văn hóa đặc trƣng: Tại xã có đền thờ Bạch Hoa Công chúa, chùa Gôi là những nơi sinh hoạt văn hóa chung của ngƣời dân, ngoài ra trên địa bàn xã còn có Đồn cổ Thành nhà Mạc đƣợc công nhận Di tích khảo cổ học cấp tỉnh tháng 9 năm 2012 [35,36,37].
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Tỷ lệ nhà kiên cố của toàn xã là 80%, nhà bán kiên cố chiếm 15% vẫn còn một số ít nhà tạm. Trong xã có 90% hộ có điện thoại di động và ti vi, 100% hộ có điện chiếu sang. Nam Phú có 2 nhà văn hóa (1 nhà văn hóa của xã, 1 của thôn Hợp Phố và 1 điểm bƣu điện văn hóa xã.
Điện: Mạng lƣới điện đã cung cấp đầy đủ cho toàn bộ hộ dân, trƣờng học, trạm y tế trong xã. Đƣờng dây điện đảm bảo an toàn cho ngƣời dân.
Giao thông: Toàn bộ đƣờng giao thông của xã đã đƣợc kiên cố hóa, trong đó 20 km đƣờng bê tông và 9 km đƣợc láng nhựa. Tuy nhiên nhiều đoạn đƣờng đang bị xuống cấp gồm 4 km đƣờng nhựa và 9 km đƣờng bê tông. Toàn bộ hệ thống đê biển dài 7km đã đƣợc kiên cố hóa bằng bê tông.
Thủy lợi: Hệ thống kênh mƣơng thủy lợi của xã tƣơng đối tốt, đáp ứng phục vụ sản xuất cho ngƣời dân.
Trƣờng học: Hiện trên địa bàn xã có 3 trƣờng gồm THCS, tiểu học, mầm non trong đó trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, có khu vệ sinh đảm bảo cho học sinh. Trƣờng mầm non và tiểu học vẫn chƣa đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ trẻ
Y tế: Hệ thống y tế của xã hiện nay đang còn rất yếu, cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị y tế lạc hậu, nên chƣa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho ngƣời dân. Toàn bộ đội ngũ cán bộ gồm 5 ngƣời (1 nam, 4 nữ) trong đó có 2 ngƣời có trình độ y sỹ, tuy nhiên không có bác sỹ [35,36,37].
2.1.2.3. Kinh tế
Tổng giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm 2017 ƣớc đạt 94,4 tỷ đồng, đạt 50,1% kế hoạch đề ra. Trong đó:
- Nông nghiệp, thuỷ sản đạt 54,6 tỷ đồng chiếm 57,8%;
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đạt 20,8 tỷ đồng chiếm 22%;
- Thƣơng mại dịch vụ đạt 19,0 tỷ đồng chiếm 20,2%.
Giá trị bình quân đầu ngƣời 18 triệu đồng/ngƣời/06 tháng
Sản xuất nông nghiệp: Nam Phú là xã thuần nông với ngành chính là cây lúa và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Tổng diện tích gieo trồng năm 2016 là 250 ha, năng suất cả năm bình quân đạt 130 tạ, vụ xuân đạt 70 tạ, vụ mùa đạt 60 tạ sản lƣợng đạt 3.250 tấn tăng 50 tấn so với năm 2015, đặc biệt hợp tác xã đã chỉ đạo thành công cấy diện tích 30 ha cánh đồng giống lúa chất lƣợng cao khu vực cánh Nam, năm 2016 cho thu hoạch cao trên cả 2 vụ.
Tổng diện tích trồng cây màu vụ Xuân, Hè đạt 70 ha, chủ yếu là đất vƣờn tạp trong nhân dân. Những diện tích tốt nhân dân trồng ngô, khoai và cây rau màu ngắn ngày. Một số hộ gia đình trồng hòe, cây đinh năng và một số cây lƣu niên trên đất tận dụng cho thu nhập khá cao.
Về chăn nuôi: Trong năm giá cả vật tƣ tăng cao, chi phí cho đầu tƣ chăn nuôi lớn trong khi giá thực phẩm thiếu ổn định nên công tác chăn nuôi gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên kinh tế trang trại vẫn đƣợc chú trọng và có tốc độ tăng trƣởng khá; xã có nhiều hộ gia đình chăn nuôi với quy mô lớn, trang trại và nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đặc biệt trong năm đã xuất hiện một số hộ gia đình chuyên nuôi một số vật nuôi nhƣ trâu, bò sinh sản, dê... Công tác xử lý môi trƣờng đƣợc quan tâm, số hộ làm hầm biogas tăng, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trong khu dân cƣ giảm so với cùng kỳ. Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đƣợc duy trì thƣờng xuyên, chăn nuôi phát triển ổn định không có dịch bệnh lớn xảy ra, sản lƣợng tăng so với năm 2014.
Nuôi trồng thủy sản và phát triển kinh tế biển: Tổng diện tích NTTS nƣớc mặn, nƣớc lợ toàn xã là trên 899 ha/118 hộ, chủ yếu là nuôi tôm cua theo phƣơng thức quảng canh. Năm 2015 thu hoạch kém hiệu quả có nhiều nguyên nhân chủ yếu do môi trƣờng tự nhiên không phù hợp, chất lƣợng con giống chƣa đảm bảo, lƣợng mƣa trong năm ít mƣa muộn nƣớc mặn lên dẫn đến nhiều diện tích đầm vùng thu nhập thấp.
Do thị trƣờng trong nƣớc và thế giới bị suy thoái kinh tế, đầu ra ngao thƣơng phẩm gặp khó khăn thị trƣờng tiêu thụ ngao bị thu hẹp từ đó tác động rất lớn đến kết quả nuôi ngao và ƣơng nuôi ngao giống của các chủ đầm ngao, giá cả đầu ra thấp nên khi thu hoạch chỉ đạt mức lãi thấp.
NTTS nƣớc ngọt với diện tích trên 140 ha/115 hộ cũng đƣợc các hộ quan tâm, sở nông nghiệp, chi cục nuôi trồng thuỷ sản, đã đầu tƣ kinh phí mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thả, phòng trừ dịch bệnh cho các đối tƣợng nuôi ở địa phƣơng, từ đó nhân dân yên tâm đầu tƣ đƣa vào nuôi thả 100% diện tích, ngoài các đối tƣợng nuôi cá truyền thống, các hộ đầu tƣ nuôi cá có giá trị kinh tế cao đƣợc phát triển mạnh nhƣ cá trắm đen, cá vƣợc. NTTS nƣớc ngọt góp phần đƣa NTTS của địa phƣơng có bƣớc tăng trƣởng khá, tăng thu nhập kinh tế cho các hộ gia đình.
Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ: Tiểu thủ công nghiệp của xã duy trì ổn định, đến nay đã hình thành một số cơ sở đầu tƣ sản xuất nhƣ vật liệu xây dựng, kinh doanh tạo việc làm cho lao động địa phƣơng. Ngoài ra nhân dân còn tham gia vào các ngành nghề khác nhƣ lao động tại điểm công nghiệp, khai thác đánh bắt thủy sản, làm xây dựng... Ngành nghề dịch vụ trên địa bàn xã phát triển đa dạng, phong phú đã góp phần rất lớn trong giải quyết việc làm tăng thu nhập tại địa phƣơng [35,36,37].