2.3.2.1. Phương pháp hồi cứu, tổng hợp tài liệu
Phƣơng pháp này nhằm kế thừa tối đa các tài liệu đã có để thống kê, phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, môi trƣờng, hiện trạng KT - XH tại khu vực nghiên cứu. Trong nghiên cứu này sử dụng các kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng đã công bố của Việt Nam (MONRE, 2009, 2012, 2016) và các nguồn số liệu khác, ở các cấp độ khác nhau (quốc gia, khu vực/vùng, tỉnh, huyện). Các số liệu kinh tế, xã hội, hoạt động sản xuất lúa của địa bàn nghiên cứu đƣợc thu thập từ các phòng ban chuyên môn của huyện Tiền Hải, UBND xã Nam Phú và Hợp tác xã nông nghiệp xã Nam Phú. Các tài liệu thứ cấp đƣợc sử dụng để so sánh, phân tích và trích dẫn trong
2.3.2.2. Phương pháp khảo sát và điều tra thực địa
Các thông tin về các hiện tƣợng thời tiết, khí hậu cực đoan và tác động đến sản xuất lúa đƣợc thu thập thông quan phỏng vấn nhóm tập trung sử dụng phƣơng pháp PRA, bằng bảng hỏi và phỏng vấn cá nhân sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc.
Phỏng vấn nhóm tập trung sử dụng công cụ PRA: Phƣơng pháp phỏng vấn nhóm đƣợc sử dụng hiệu quả trong việc thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động sinh kế nhƣ hoạt động nhóm, kinh nghiệm về các hiện tƣợng thời tiết, khí hậu cực đoan trong quá khứ. Trong mỗi cuộc phỏng vấn có 16 ngƣời dân tham gia. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là có thể đối chứng các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn sâu cá nhân. Trong quá trình phỏng vấn nhóm tập trung, phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân (Participatory Rural Appraisal - viết tắt PRA) đƣợc sử dụng để thu thập và phân tích thông tin [23].
Đánh giá nhanh hay đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (Participatory Rural Appraisal) là một hoạt động tiến hành bởi một nhóm ngƣời với những chuyên môn khác nhau, thƣờng nhằm mục đích học hỏi về một chủ đề nào đó đánh giá nông thôn có sự tham gia cộng đồng không chỉ là một công cụ cho phép học hỏi về điều kiện ở nông thôn mà còn giúp ngƣời dân địa phƣơng tự hiểu những vấn đề của mình và đƣa ra các kế hoạch phát triển phù hợp hơn. PRA có 05 nguyên tắc cơ bản: Sự tham gia của ngƣời dân, sự linh hoạt, làm việc theo nhóm, không cầu toàn và chú trọng tính hệ thống. Quá trình đánh giá PRA đòi hỏi [23]:
- Có sự hƣớng dẫn về phƣơng pháp thu thập thông tin.
- Trao đổi trực tiếp với cộng đồng để lấy thông tin. - Học hỏi từ những thông tin thu đƣợc.
- Trình bày các thông tin lại cho cộng đồng và lắng nghe ý kiến phản hồi góc độ rộng hơn.
Trong nghiên cứu này, để thực hiện các công cụ PRA, một nhóm ngƣời dân gồm 16 thành phần từ 04 thôn đã đƣợc mời tham gia. Trong đó lựa chọn các hộ đại diện gồm 04 hộ nghèo, 04 hộ khá, 04 hộ trung bình trong các độ tuổi gồm ngƣời già, thanh niên và trung niên và 04 trƣởng thôn. Thành phần 50% nam và 50% nữ. Cán bộ nghiên cứu sẽ tổ chức nhóm thảo luận và sử dụng một số công cụ trong bộ công cụ thuộc
phƣơng pháp PRA để tiến hành đánh giá, thu thập thông tin về các hiện tƣợng cực đoan tác động đến sản xuất lúa của ngƣời dân, đồng thời tìm hiểu các giải pháp ứng phó của ngƣời dân địa phƣơng:
- Lƣợc sử hiện tƣợng cực đoan: Nhằm xem xét các hiện tƣợng cực đoan xảy ra trong lịch sử.
- Bảng phân tích hiện tƣợng cực đoan: Nhằm liệt kê, mô tả tính cực đoan, tần suất xuất hiện và tính biến đổi của các hiện tƣợng cực đoan đã xảy ra tại khu vực nghiên cứu.
- Lịch mùa vụ: Để đối chiếu đƣợc thời gian sinh trƣởng của cây lúa với thời gian xuất hiện các hiện tƣợng thời tiết, khí hậu cực đoan.
- Bảng đánh giá theo ma trận: Đánh giá mức độ tác động của các hiện tƣợng thời tiết, khí hậu cực đoan đến sản xuất lúa.
- Bảng xếp hạng: Bảng xếp hạng các hiện tƣợng thời tiết, khí hậu cực đoan tại địa phƣơng và thứ tự tác động của các hiện tƣợng thời tiết, khí hậu cực đoan đến sản xuất lúa.
- Bảng phân tích nguyên nhân và giải pháp.
Điều tra hộ gia đình: Sử dụng bảng hỏi cấu trúc để thực hiện phƣơng pháp điều tra hộ gia đình nhằm tìm hiểu các thông tin liên quan đến hộ nhƣ kinh tế hộ, và hoạt động sản xuất lúa của hộ, các rủi ro và tác động của các hiện tƣợng cực đoan trong quá trình sản xuất lúa quy mô hộ gia đình.
Nghiên cứu sử dụng công thức của Cochran để xác định cỡ mẫu. Với quy mô nghiên cứu và nguồn lực cho phép, nghiên cứu đã lựa chọn mức độ tin cậy là 90%, Sai số mẫu là 10%. Nhƣ vậy số mẫu cần thiết để phỏng vấn là 62 hộ. Trên thực địa, 62 hộ đã đƣợc lựa chọn phỏng vấn ngẫu nhiên dựa trên danh sách các hộ liên quan đến hoạt động sản xuất lúa tại xã Nam Phú. Các hộ đƣợc cán bộ nghiên cứu phỏng vấn các thông tin về các hiện tƣợng thời tiết cực đoan tại xã Nam Phú, các tác động chính đến sản xuất lúa, và các giải pháp ngƣời dân lựa chọn để ứng phó với các tác động trên.
Phỏng vấn sâu cá nhân: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc nhằm khai thác thông tin từ các chuyên gia địa phƣơng, các cán bộ và ngƣời dân có
các thông tin có độ chính xác cao và chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu. Đồng thời bổ sung đƣợc các số liệu và đối chứng số liệu lý thuyết và thực tế tại địa phƣơng. Trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn phỏng vấn sâu 04 trƣởng thôn, 02 cán bộ xã và 02 cán bộ huyện (bảng 2.1).
Tóm lại, trong nghiên cứu, 08 cán bộ đã đƣợc phỏng vấn sâu, 62 ngƣời dân đƣợc phỏng vấn bằng bảng hỏi và 16 ngƣời đƣợc phỏng vấn bằng phƣơng pháp PRA.
Bảng 2.1. Thành phần tham gia phỏng vấn sâu và phỏng vấn hộ gia đình
STT Ngƣời đƣợc phỏng vấn Số lƣợng
ngƣời
1. Cán bộ phòng NN và PTNT huyện Tiền Hải 01
2. Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Tiền Hải 01
3. Đại diện lãnh đạo UBND xã 01
4. Cán bộ khuyến nông hợp tác xã 01
5. Trƣởng thôn 04
6. Số lƣợng hộ đƣợc phỏng vấn 62
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VÊ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆN TƢỢNG CỰC ĐOAN ĐẾN SẢN XUẤT LÚA TẠI
XÃ NAM PHÚ