động sản xuất lúa tại địa phƣơng
Trong quá trình đánh giá, các hoạt động của cộng đồng ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng nhằm ứng phó với các tác động của BĐKH nói chung và các hiện tƣợng cực đoan nói riêng đã đƣợc tìm hiểu. Kết quả cho thấy, ngƣời dân ứng phó chủ yếu sử dụng các kinh nghiệm, chính quyền địa phƣơng đã có tính chủ động tuy nhiên chƣa có một kế hoạch dài hạn và cụ thể riêng biệt đối với việc ứng phó với các hiện tƣợng cực đoan trong bối cảnh BĐKH. Dựa trên kết quả đánh giá ở các phần trên, các giải pháp ứng phó với tác động của hiện tƣợng cực đoan trong bối cảnh BĐKH dựa vào cộng đồng đã đƣợc đề xuất.
3.3.1. Các hoạt động ứng phó với các hiện tƣợng cực đoan ở địa phƣơng
Trong bối cảnh BĐKH, chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân đã có các hoạt động nhằm ứng phó với các tác động của thời tiết, khí hậu cực đoan, trong đó bao gồm lĩnh vực sản xuất lúa.
3.3.1.1. Chính quyền địa phương
Ở cấp tỉnh, Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020 đƣợc phê duyệt theo quyết định số 1286/QĐ-UBND ngày 12/6/2012 của UBND tỉnh Thái Bình. Trong đó, UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi, chƣơng trình xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất chất lƣợng, hiệu quả cao và xây dựng kế hoạch nuôi trồng thủy sản (chuyển đổi những nơi ruộng trũng
xuất các dự án ƣu tiên trong ứng phó với BĐKH của tỉnh đối với sản xuất lúa nhƣ dự án “Áp dụng thí điểm các loại giống lúa mới, các công nghệ trồng lúa nửa cạn tại một số vùng có điều kiện và phƣơng pháp tƣới khoa học để giảm nhẹ phát thải khí mêtan từ các cánh đồng lúa” [32].
Cấp xã cũng đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm ứng phó thiên tai và các hiện tƣợng cực đoan nhƣ: cải tạo kênh mƣơng, khơi thông dòng chảy để đảm bảo cấp thoát nƣớc, thau chua rửa mặn. Trong các trƣờng hợp thiên tai khẩn cấp nhƣ hạn hán xã chỉ đạo các trạm bơm cấp nƣớc ngoài kế hoạch. Hàng năm huyện kết hợp với xã tổ chức các lớp tập huấn cho ngƣời dân về phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật canh tác và các hoạt động ứng phó với thiên tai cực đoan. Ngoài ra, cán bộ khuyến nông hỗ trợ trong công tác tìm và lựa chọn giống mới thích nghi với BĐKH và thực hiện trồng áp dụng tại địa phƣơng.
Đảng uỷ, uỷ ban nhân dân xã thƣờng xuyên tuyên truyền giáo dục cho cán bộ và nhân dân thấm nhuần phƣơng châm 4 tại chỗ bao gồm: chỉ huy tại chỗ, lực lƣợng tại chỗ, vật tƣ phƣơng tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ. Chỉ huy tại chỗ là Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của xã. Trong kế hoạch phòng chống lụt bão, công tác nâng cao năng lực quản lý chỉ huy cho Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và đội ngũ cán bộ và đảng viên trong xã để họ có khả năng quản lý và chỉ huy tốt trong công tác phòng chống lụt bão và phát triển kinh tế của địa phƣơng đƣợc chú trọng. Lực lƣợng tại chỗ đƣợc tập huấn thƣờng xuyên về cứu hộ và cứu nạn, hƣớng dẫn xây dựng phƣơng án chi tiết cho từng loại hình thiên tai và cho từng điểm xung yếu tại địa phƣơng. Qua đó, để đề phòng thiên tai và các hiện tƣợng cực đoan, xã có văn bản và tuyên truyền chỉ đạo ngƣời dân gieo mạ dự phòng, thu hoạch sớm khi thiên tai xảy ra. Đồng thời, UBND xã chỉ đạo tích cực dự trữ hạt giống, và các phƣơng tiện tại chỗ phục vụ cho phòng chống thiên tai ở mỗi hộ gia đình.
3.3.1.2. Của các hộ nông dân
Để ứng phó với tác động của các hiện tƣợng cực đoan và BĐKH, các hộ gia đình tại xã Nam Phú đã có các hành động ở quy mô hộ gia đình nhƣ sau (bảng 3.16):
Bảng 3.16. Các biện pháp ứng phó tác động của các hiện tƣợng cực đoan đến sản xuất lúa quy mô hộ gia đình
Nhóm giải
pháp Các hoạt động ứng phó
Truyền thông
Nắm bắt thông tin thời tiết Bám sát lịch cấy
Thu hoạch non với phƣơng châm xanh nhà còn hơn già đồng để giảm thiệt hại khi có hiện tƣợng cực đoan xẩy ra
Giống cây và kỹ thuật canh tác
Thay đổi giống cây trồng, điều chỉnh đƣợc thời vụ Chọn giống phù hợp với thời vụ
Dùng nilong ủ cho mạ Tháo nƣớc sớm
Sử dụng kỹ thuật mới nhƣ cấy lúa hàng biên
Thƣờng xuyên san ghềnh lấp trũng trong thửa ruộng nhà mình Trồng lúa với mật độ cây vừa phải, không quá dày
Cây giống lựa chọn phù hợp với loại ruộng nhƣ ruộng trũng, ruộng cao...
Trồng dặm hoặc cấy lại khi mạ bị chết dƣới 90%
Nguồn lực sản xuất
Bón phân cân đối và theo chỉ dẫn kỹ thuật Vãi vôi chống chua mặn
Sử dụng phân bón vi sinh
Trồng lúa với phƣơng châm 4 đúng trong sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
Theo kết quả khảo sát, truyền hình, phát thanh xã, và chính quyền địa phƣơng là ba kênh thông tin quan trọng nhất mà ngƣời dân xã Nam Phú sử dụng để nghe các thông tin về thời tiết, khí hậu và các hiện tƣợng cực đoan chiếm 74% số ngƣời theo dõi thông tin. Do đó, để tăng cƣờng khả năng ứng phó của ngƣời dân với các hiện tƣợng cực đoan trong bối cảnh BĐKH, các thông tin về BĐKH cần đƣợc cung cấp cho ngƣời dân một cách đầy đủ thông qua các kênh thông tin này. Điều này tăng cƣờng sự quan tâm và chuẩn bị của ngƣời dân đối với với các diễn biến của các hiện tƣợng cực đoan (hình 3.11).
Hình 3.11. Các kênh thông tin về thời tiết và khí hậu của hộ gia đình (số hộ trả lời 62/62) 62/62)
Các giải pháp cộng đồng lựa chọn để ứng phó với các hiện tƣợng thời tiết, khí hậu cực đoan là áp dụng giống mới, và tìm cách giảm tổn thất lần lƣợt là 32% và 27% số ngƣời đƣợc hỏi. Ngoài ra, số ít hơn lựa chọn phƣơng án chuyển đổi cây trồng và thay đổi thời vụ (hình 3.12).
Hình 3.12. Các phƣơng án ngƣời dân lựa chọn để ứng phó với các hiện tƣợng cực đoan (số ngƣời trả lời 62/62)
3.3.2. Đề xuất các giải pháp ứng phó các hiện tƣợng cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng đổi khí hậu dựa vào cộng đồng
Dựa trên kết quả đánh giá và phân tích ở trên, để hỗ trợ ngƣời dân ứng phó với các hiện tƣợng cực đoan, chính quyền và ngƣời dân cần thực hiện các biện pháp đồng bộ và dựa vào cộng đồng nhằm tận dùng các điểm mạnh từ kinh nghiệm ngƣời dân. Trong đó, chính quyền địa phƣơng cần tích cực đẩy mạnh trong công tác lựa chọn và áp dụng các giống lúa mới thích ứng tốt hơn và làm tốt các công tác phòng tránh thiên
tai. Ngƣời dân cần tăng cƣờng kiến thức và khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm giải thiểu các tác động của các hiện tƣợng cực đoan.
Kết quả đánh giá cho thấy các nguyên nhân, tồn tại dẫn đến các thiệt hại do tác động của các hiện tƣợng cực đoan do từ chủ quan và khách quan. Hệ thống tƣới tiêu, thuỷ lợi chƣa đáp ứng đủ trong điều kiện thiên tai và các hiện tƣợng cực đoan xảy ra. Nhận thức của ngƣời dân về BĐKH và sự biến đổi của các hiện tƣợng cực đoan trong bối cảnh BĐKH còn hạn chế. Ngƣời dân chủ quan, không bám sát lịch thời vụ sản xuất do chính quyền địa phƣơng thông báo. Kỹ thuật canh tác còn hạn chế và giống lúa chƣa thích ứng đƣợc với điều kiện khắc nghiệt hơn của thiên tai và các hiện tƣợng cực đoan. Trên cơ sở thảo luận, với ngƣời dân tại xã Nam Phú đã xác định các giải pháp cụ thể nhằm ứng phó các hiện tƣợng cực đoan (bảng 3.17).
Bảng 3.17. Đề xuất các giải pháp ứng phó tác động của các hiện tƣợng cực đoan đối với sản xuất lúa dựa vào cộng đồng
Nhóm giải pháp Giải pháp ứng phó
Truyền thông và nâng cao nhận thức
Tăng cƣờng tập huấn, nâng cao hiểu biết và sự quan tâm của ngƣời dân đối với BĐKH và các hiện tƣợng cực đoan trong bối cảnh BĐKH
Tuyên truyền sâu rộng và thúc đẩy cộng đồng tuân thủ lịch thời vụ
Tăng cƣờng tập huấn kỹ thuật canh tác mới thích ứng BĐKH nhƣ kỹ thuật cấy lúa hàng biên
Biện pháp công trình
Khơi thông dòng chảy thƣờng xuyên, cải tạo hệ thống tƣới tiêu Nâng cấp hệ thống thuỷ lợi của xã
Quy hoạch vùng lúa theo chân ruộng
Kỹ thuật – công nghệ
Nghiên cứu và lựa chọn các giống lúa mới có khả năng thích ứng cao nhƣ các giống lúa chịu mặn, lúa giống lùn năng suất cao chống chịu bão…
Áp dụng các mô hình thích ứng BĐKH nhƣ mô hình ruộng lúa bờ hoa, cải tạo đất bằng phân vi sinh…
Bên cạnh các biện pháp chung nhằm ứng phó tác động của các hiện tƣợng thời tiết, khí hậu cực đoan. Đối với ngƣời dân, các biện pháp cụ thể đối với mỗi mùa vụ là cần thiết.
Vụ xuân cần tập trung các giải pháp ứng phó với hiện tƣợng rét đậm, rét hại, bảo vệ cho lúa non nhƣ phƣơng pháp cấy mạ trên sân, phủ nilon chống rét, và tuân thủ lịch cấy do chính quyền địa phƣơng công bố.
Vụ hè cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của nắng nóng, mƣa lớn và bão nhƣ khơi thông hệ thống thủy lợi để đảm bảo tiêu thoát nƣớc tốt, áp dụng phƣơng châm xanh nhà còn hơn già đồng. Lựa chọn các giống lúa phù hợp có thời gian sinh trƣởng ngắn và có khả năng chống chịu cao.
Tóm lại, trong bối cảnh BĐKH, các hiện tƣợng thời tiết có tác động ngày càng tăng đối với hoạt động sản xuất lúa của ngƣời dân Nam Phú. Nhằm tăng cƣờng khả năng ứng phó với các tác động của các hiện tƣợng cực đoan, ngoài các biện pháp dựa vào cộng đồng, các xây dựng các giải pháp quy mô và hệ thống từ Trung ƣơng đến địa phƣơng nhƣ xây dựng kế hoạch thích ứng BĐKH trong ngành nông nghiệp và trồng lúa cần đƣợc xây dựng. Đặc biệt, cấp huyện xã cần có kế hoạch ƣu tiên thích ứng BĐKH nhằm tăng cƣờng năng lực thích ứng cho cộng đồng.