Hiện tƣợng thời tiết và khí hậu cực đoan tại huyện Tiền Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tác động của các hiện tượng cực đoan đến sản xuất lúa trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 54 - 59)

3.1. Biến đổi khí hậu và các hiện tƣợng cực đoan tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

3.1.2. Hiện tƣợng thời tiết và khí hậu cực đoan tại huyện Tiền Hải

Tại Tiền Hải nói chung và xã Nam Phú nói riêng, trong nghiên cứu ghi nhận các tác động của các hiện tƣợng thời tiết và khí hậu cực đoan bao gồm: Nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại, mƣa lớn, ngập úng, bão - ATNĐ và xâm nhập mặn.

Nắng nóng kéo dài: là một trong những hiện tƣợng thời tiết cực đoan nguy hiểm có tác động xấu đến đời sống của ngƣời dân và sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng ở Tiền Hải. So sánh với thời kỳ 1995 - 2004, trong 10 năm gần đây (2005 - 2014) nắng nóng xảy ra nhiều và gay gắt hơn.

Bảng 3.4. Đặc trƣng nắng nóng hai thời kỳ 1995 - 2004 và 2005- 2014 ở Thái Bình

Thời kỳ Tổng số đợt Trung bình (đợt/năm)

Thời gian kéo dài liên tục (đợt)

Đánh giá mức độ ≤10ngày từ 11- 20 ngày ›20 ngày 1995- 2004 36 3,6 34 2 0 2 năm có nắng nóng tƣơng đối gay gắt (1998, 2003) 2005- 2014 68 6,8 67 1 0 4 năm nắng nóng gay gắt (2005, 2010, 2013, 2014). Nguồn: [30]

Số đợt nắng nóng trung bình hàng năm thời kỳ 2005 - 2014 nhiều hơn gấp hai lần thời kỳ 1995 - 2004, số ngày nắng nóng tăng gấp 1,5 lần. Nếu trong thời kỳ 1995 - 2004 có 2 năm có nắng nóng tƣơng đối gay gắt (1998 - 2003) thì trong thời kỳ 2005 - 2014 có 4 năm nắng nóng gay gắt (2005, 2010, 2013 và 2014).

Rét đậm và rét hại: Rét đậm (từ 13oC - 15oC), rét hại (dƣới 13oC), cũng nhƣ đồng bằng Bắc bộ, Thái Bình nói chung và Tiền Hải nói riêng chịu tác động của gió mùa Đông bắc gây ra rét đậm và rét hại trên diện rộng. Bảng dƣới cho thấy, so với giai

đoạn 1995 – 2004 số đợt rét và số ngày rét đậm đã tăng lên gần 1,5 lần. Số đợt rét kéo dài liên lục tăng lên và có xuất hiện các đợt rét lớn hơn 20 ngày.

Bảng 3.5. Đặc trƣng rét đậm ở Thái Bình thời kỳ 1995 - 2004 & 2005 - 2014

Thời kỳ

Số đợt Số ngày Thời gian kéo dài liên tục (đợt) Tổng số (đợt) Trung bình (đợt)/năm Tổng số ngày rét đậm Trung bình (ngày)/năm ≤10ngày 11-20 ngày ›20 ngày 1995- 2004 33 3,3 184 18,4 28 5 0 2005- 2014 48 4,8 267 26,7 44 2 2 Nguồn: [30]

Nhƣ vậy, rét đậm và rét hại đã có xu hƣớng tăng rõ rệt và có tác động mạnh mẽ hơn tới sản xuất nông nghiệp trong đó có trồng lúa. Một số đợt rét đậm và rét hại đã đƣợc ghi nhận theo số liệu của trung tâm khí tƣợng thuỷ văn Quốc gia nhƣ sau:

 Trong năm 1984, Đợt rét đậm, rét hại kéo dài 11 ngày (từ 21 – 31/1/1984). Nhiệt độ trung bình ngày tại Thái Bình xuống 10-120C, trong đó có 2 ngày (từ 30 - 31/1) xuống dƣới 100C, nhiệt độ thấp nhất xuống tới 80C (ngày 31/1).

 Đợt rét đậm, rét hại cuối tháng 2 năm 1996, kéo dài 10 ngày từ ngày 18- 27/12/1996, trong đó có 4 ngày rét hại với nền nhiệt độ trung bình dƣới 100

C tại Thái Bình, thấp nhất xuống tới 5,50C (ngày 21/2).

 Đợt rét đậm rét hại kéo dài 8 ngày từ ngày 20 - 28/12/1999, trong đó có 6 ngày rét hại với nền nhiệt độ trung bình trong khoảng 9 - 120C tại Thái Bình, thấp nhất xuống tới 5,00C (ngày 24/12).

 Đợt rét đậm rét hại kéo dài 6 ngày từ ngày 5 - 10/1/2003, trong đó có 4 ngày rét hại (từ ngày 4 - 9/1/2003) với nền nhiệt độ trung bình trong khoảng 10-130C tại Thái Bình, thấp nhất xuống tới 7,00C (ngày 7/1).

 Đợt rét đậm, rét hại kéo dài nhất trong lịch sử ở Bắc Bộ từ ngày 14/1 – 20/2/2008; riêng vùng Thái Bình từ 15/1-19/2, nhiệt độ trung bình ngày tại Thái Bình

dao động trong khoảng 8,4 - 130C, trong đó có 3 ngày (31/1 - 2/2) xuống dƣới 90C, thấp nhất tuyệt đối xuống mức 6,20C (ngày 2/2).

 Đợt rét đậm, rét hại kéo dài 1 tháng ở Bắc Bộ từ ngày 3/1 – 2/2/2011, nhiệt độ trung bình ngày tại Thái Bình dao động trong khoảng 9 - 130C , trong đó có 2 ngày (11 - 12/1) xuống dƣới mức 100C, thấp nhất tuyệt đối xuống mức 7,20C (ngày 11/1).

 Đợt rét đậm rét hại kéo dài 7 ngày từ ngày 10 - 16/2/2014 với nhiệt độ xuống thấp nhất tại Thái Bình là 7,70C (ngày 23/1).

Hạn hán: Bắt đầu xảy ra ở huyện Tiền Hải từ tháng 1 đến tháng 4, nhƣng hạn nặng thƣờng vào thời kỳ tháng 2 – 4. Tình hình cấp nƣớc cho sản xuất, vụ mùa gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc vận hành các trạm bơm. Trong thời kỳ này, hạn hán kết hợp với mặn xâm nhập sâu vào nội địa gây thiệt hại nặng nề đến sự phát triển kinh tế của huyện, vì vậy cần phải tiến hành những biện pháp kịp thời, nhằm hạn chế tác động tiêu cực do hạn hán gây ra.

Mƣa lớn và ngập úng: Trong 02 năm liên tiếp 2003 và 2004, Tiền Hải đã chịu các đợt mƣa lớn kéo dài liên tiếp gây ngập úng trên diện rộng. Đợt mƣa lớn từ ngày 8 – 14/9/2003 là mƣa lớn diện rộng kéo dài nhiều ngày, chƣa từng xảy ra. Lƣợng mƣa ghi đƣợc tại trạm Tiền Hải là 891,0 mm, Cống Lân là 750,9 mm, Đông Quí là 708,4 mm, là Ba Lạt là 877,2 mm. Lƣợng mƣa lớn nhất ngày xảy ra vào ngày 9/9/2003 tại Tiền Hải: 384,5 mm, tại Ba Lạt: 332,8 mm, tại Đông Quí: 302,3 mm. Mƣa lớn trùng với kỳ triều cƣờng và lũ sông Hồng đang ở mức cao nên thời gian tiêu nƣớc kéo dài đó gây ra ngập úng nghiêm trọng và làm thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản và dân sinh.

Đợt mƣa lớn tiếp diễn trong năm tiếp theo từ ngày 20 - 24/7/2004 là trận mƣa lớn thứ 2 ở Tiền Hải trong khoảng thời gian 60 năm lại đây, nơi cao nhƣ Cống Lân: 435,1 mm, Đông Quí: 418,5 mm, Tiền Hải: 389,5 mm và nơi thấp nhất là Ba Lạt: 243,3 mm. Mƣa tập trung vào đúng thời kỳ lúa mùa đang cấy, mực nƣớc trên các sông lớn cao ở mức báo động số II và số III. Do lũ lớn trên các sông lớn lại trùng với thời kỳ triều cƣờng nên khả năng tiêu tự chảy qua các cống tiêu lớn ra biển bị giảm đáng kể, gây ngập úng lớn với tổng diện tích úng 53.741 ha, trong đó úng nặng phải tỉa, cấy lại là 27.091 ha.

Bão: Phân tích nguồn số liệu từ Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn (KTTV) quốc gia, bão và ATNĐ ảnh hƣởng đến huyện Tiền Hải trong 30 năm gần đây (1985 - 2014) cho thấy, sự gia tăng rõ rệt 2 thập kỷ gần đây, đặc biệt là thập kỷ (2005 - 2014) so với 20 năm trƣớc (1985 - 2004) cả tổng số bão, ATNĐ và đặc biệt là số lƣợng bão mạnh (cấp 10 - 11) và rất mạnh (cấp 12 và trên cấp 12). Trong thập kỷ 1985 - 1994, chỉ có 6 cơn ATNĐ và bão ảnh hƣởng gián tiếp đến huyện Tiền Hải, nhƣng đến thập kỷ 1996 - 2004, đó tăng lờn 13 cơn bão và ATNĐ. Đặc biệt, thập kỷ 2005 - 2014, có tới 29 cơn bão và ATNĐ và hầu nhƣ năm nào cũng có bão hoặc ATNĐ; trong đó, có 5 năm có từ 3 cơn trở lên, năm nhiều nhất có tới 6 cơn. Trong 30 năm, có 3 năm liên tiếp không có cơn nào (1999 - 2001) và năm nhiều nhất có 6 cơn (2013) (bảng 3.6).

Bảng 3.6. Tổng số các áp thấp nhiệt đới và bão qua 2 thời kỳ 1995 - 2004 và 2005 - 2014 tại Tiền Hải

Thời kỳ ATNĐ Bão cấp 8-9 Bão cấp 10-11 Trên cấp 11 Tổng số

1985 - 1994 1 4 1 6 1995 - 2004 6 3 4 13 2005 - 2014 8 13 4 4 29 1985 - 2015 15 20 9 4 48 Nguồn: [30] 2005-2014 (29-60% ) 1995-2004(13-27% ) 1985-1994 (6-13% )

Hình 3.8. Phân bố tổng số các cơn bão và áp thấp nhiệt đới qua các thập kỷ

Hình 3.8 cho thấy phân bố rõ rệt của các cơn bão vào ATNĐ qua các thập kỷ. Trong đó, trong thập kỷ gần đây từ 2005 đến 2014, có 29 cơn bão chiếm 60% số lƣợng

cơn bão trong 30 năm qua. Trong khi đó, hai thập kỷ trƣớc đó chỉ lần lƣợt là 27% và 13% số cơn bão và ATNĐ ảnh hƣởng tới Tiền Hải.

Trong thời kỳ 1985 - 2004 không có bão rất mạnh (cấp 12 trở lên) ảnh hƣởng đến Tiền Hải, nhƣng trong thời kỳ 2005 - 2014 có tới 4 cơn bão rất mạnh ảnh hƣởng. Trong số các cơn bão gây gió mạnh cấp 11-12, giật tới cấp 14 ở Tiền Hải và Thái Bình phải kể đến cơn bão Sơn Tinh (bão số 8) đổ bộ trực tiếp vào Nam Định - Thái Bình ngày 28 - 29/10/2012, gây thiệt hại nặng về lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản cho huyện; bão Damrey (bão số 7) đổ bộ vào Thanh Hóa ngày 27/9/2005 đó gây gió mạnh cấp 11, cấp 12, giật trên cấp 12 ở các tỉnh từ Thái Bình đến Thanh Hoá. Đây là cơn bão mạnh, duy trì trong thời gian dài, bão vào trùng với triều cƣờng nên đã gây sóng lớn, nƣớc dâng cao từ 3,5 - 4,5 m, gây sạt lở hệ thống đê, kè ven biển của huyện.

Xâm nhập mặn: là một hiện tƣợng cực đoan có xu hƣớng tăng lên trong bối cảnh BĐKH. Tại Tiền Hải, xâm nhập mặn chủ yếu diễn ra tại khu vực ven biển và dọc theo sông Hồng ở cửa Ba Lạt và sông Trà Lý. Trong bối cảnh BĐKH, mực nƣớc biển đƣợc ghi nhận có sự gia tăng trong 50 năm qua, điều này có mối liên hệ với sự gia tăng của xâm nhập mặn tại huyện Tiền Hải.

Theo kết quả khảo sát PRA năm 2017 tại xã Nam Phú cho thấy, các hiện tƣợng cực đoan đƣợc ngƣời dân liệt kê có tính tƣơng đồng cao với các phân tích từ số liệu của Trung tâm khí tƣợng thuỷ văn Quốc gia. Ngoài các hiện tƣợng thời tiết, khí hậu cực đoan ở trên, Tiền Hải nói chung và Nam Phú nói riêng ghi nhận một số hiện tƣợng khác nhƣ lốc xoáy và sƣơng muối (bảng 3.7).

Bảng 3.7. Lịch sử thiên tai và các hiện tƣợng cực đoan

Năm Hiện tƣợng cực đoan Tác động

1983 Bão lớn

- Đổ nhà, tốc mái

- Sạt lở đê, vỡ bờ ao nuôi thủy sản

- Mất 100% hoa màu

1986 Bão lớn

- Sập nhà, đổ cả nhà mái bằng (50% bị ảnh hƣởng bởi bão)

- Mất mùa 80-90% lúa, hoa màu

- Nhiễm bẩn nguồn nƣớc và ô nhiễm bởi gia súc chết và rác thải

Năm Hiện tƣợng cực đoan Tác động

1998 Hạn hán kéo dài

- Ngao chết

- Lúa chết 100ha/150ha

2003 Mƣa lớn – ngập lụt

- Thiệt hại 100% hoa màu, lúa (bị thối đòng)

- 80% nhà dân ngập trong nƣớc đến 50 cm

- Nguồn nƣớc bị nhiễm bẩn sau khi lụt

- Thủy sản mất và thất thoát do nƣớc dâng cao

2005 Bão lớn

- 100% đầm tôm mất trắng

- Sạt lở đê (20m)

- Vùng đầm bị vỡ, sạt lở do nƣớc dâng theo bão dẫn đến thiệt hại thuỷ sản

- Chết gia súc, gia cầm

- Lúa và hoa màu bị ảnh hƣởng

2007 Rét đậm, rét hại - Làm suy giảm sức khỏe ngƣời già - Thiệt hại số ít trâu bò lợn gà

2012 Bão Sơn Tinh

- Đổ 1 nhà, tốc mái 14 nhà, mái tôn, tấm lợp các cơ sở SXKD thiệt hại

- 100% diện tích hoa màu và thủy sản thiệt hại

- Mất 90% lúa mùa

- Cây cối bị trụi lá

2013 Nắng nóng kéo dài - Làm 70% lúa bị bệnh khô vằn, vàng lùn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tác động của các hiện tượng cực đoan đến sản xuất lúa trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)