Thành phần tham gia phỏng vấn sâu và phỏng vấn hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tác động của các hiện tượng cực đoan đến sản xuất lúa trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 46 - 54)

STT Ngƣời đƣợc phỏng vấn Số lƣợng

ngƣời

1. Cán bộ phòng NN và PTNT huyện Tiền Hải 01

2. Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Tiền Hải 01

3. Đại diện lãnh đạo UBND xã 01

4. Cán bộ khuyến nông hợp tác xã 01

5. Trƣởng thôn 04

6. Số lƣợng hộ đƣợc phỏng vấn 62

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VÊ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆN TƢỢNG CỰC ĐOAN ĐẾN SẢN XUẤT LÚA TẠI

XÃ NAM PHÚ

3.1. Biến đổi khí hậu và các hiện tƣợng cực đoan tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Bình

Kết quả trong quá trình nghiên cứu cho thấy các biểu hiện BĐKH tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Thông qua việc phân tích từ các số liệu lịch sử về các yếu tố khí tƣợng nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa và độ mặn tại các trạm khí tƣợng và thuỷ văn tại huyện Tiền Hải. Các số liệu trong giai đoạn từ 1961 đến 2014 đối với các số liệu về nhiệt độ và lƣợng mƣa, số liệu từ 1995 đến 2014 đối với độ mặn cho thấy, nhiệt độ tại huyện Tiền Hải có xu hƣớng tăng trong hơn 50 năm gần đây, lƣợng mƣa có xu hƣớng biến đổi thất thƣờng, và độ mặn có xu hƣớng tiến sâu hơn vào đất liền. Ngoài ra, các số liệu lịch sử cũng cho thấy sự bất thƣờng của các hiện tƣợng cực đoan bao gồm sự tăng lên về cƣờng độ và tần suất.

3.1.1. Biểu hiện và kịch bản biến đổi khí hậu tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Biểu hiện của BĐKH tại huyện Tiền Hải và tỉnh Thái Bình đang ngày càng rõ rệt. Số liệu quan trắc đƣợc sử dụng tại các trạm khí tƣợng thủy văn trên địa bàn Tiền Hải và tỉnh Thái Bình từ năm 1961 đến 2014, trong đó, tại huyện Tiền Hải không có trạm khí tƣợng do đó các số liệu khí tƣợng đƣợc sử dụng từ trạm khí tƣợng Thái bình. Theo đó, nhiệt độ trung bình tại Tiền Hải tăng lên 0,45oC từ năm 1961 đến 2014. Lƣợng mƣa trên địa bàn huyện có xu hƣớng biến đổi không đồng đều ở các điểm đo nhƣng nhìn chung có xu hƣớng giảm rõ với thời kỳ trƣớc đó. Xâm nhập mặn và nƣớc biển dâng đƣợc ghi nhận có xu hƣớng tăng lên. Ngoài ra, các hiện tƣợng thời tiết và khí hậu cực đoan có xu hƣớng biến động và khó dự báo.

3.1.1.1. Xu thế của biến đổi nhiệt độ

Phân tích dựa trên số liệu quan trắc nhiệt độ tại trạm khí tƣợng Thái Bình cho thấy, trong khoảng hơn 50 năm (từ 1961 - 2014) nhiệt độ trung bình năm đo đƣợc có xu hƣớng tăng lên 0,45oC so với đầu thời kỳ (hình 3.1).

Nhiệt độ trung bình năm trạm KT Thái Bình y = 0.0085x + 23.046 22.0 22.5 23.0 23.5 24.0 24.5 1961 1965 1969 1973 1977 1981 1985 1989 1993 1997 2001 2005 2009 Năm2013 T, o C

Hình 3.1. Xu thế biến động nhiệt độ trung bình năm tại trạm khí tƣợng Thái Bình

Nguồn: [30]

Theo quan sát từ chuỗi số liệu, nhiệt độ tăng giảm không đều giữa các mùa. Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa đông (từ tháng 12 năm trƣớc đến tháng 2 năm sau) có xu thế tăng 0,58 o

C. Trong khí đó, nhiệt độ trong độ trong các tháng mùa nóng (tháng 6,7,8) có xu hƣớng tăng chậm hơn là 0,43 oC.

Nhiệt độ trung bình tháng I trạm KT Thái Bình

y = 0.0002x + 16.175 12.0 13.0 14.0 15.0 16.0 17.0 18.0 19.0 1961 1964 1967 1970 1973 1976 1979 1982 1985 1988 1991 1994 1997 2000 2003 2006 2009 Năm2012 T, oC

Hình 3.2. Xu thế biến động nhiệt độ tháng một tại trạm khí tƣợng Thái Bình

Nguồn: [30]

Xu thế nhiệt độ tháng lạnh nhất là tháng một có xu hƣớng ổn định, tuy nhiên trong thời gian gần đây xuất hiện các cực trị thấp nhất so với lịch sử nhƣ đợt rét đông xuân 2007 - 2008, và 2010 - 2011. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng bảy) có xu hƣớng tăng. Điều này cho thấy, biến đổi nhiệt độ xu hƣớng gia tăng khoảng cách giữa các cực trị trong các tháng ở mùa lạnh và mùa nóng.

Nhiệt độ trung bình tháng VII y = 0.0054x + 29.038 28.0 28.5 29.0 29.5 30.0 30.5 1961 1965 1969 1973 1977 1981 1985 1989 1993 1997 2001 2005 2009 Năm2013 T, oC

Hình 3.3. Xu thế biến động nhiệt độ tháng bảy tại trạm khí tƣợng Thái Bình

Nguồn: [30]

Theo kết quả phỏng vấn hộ gia đình cho thấy, 98% ngƣời dân đƣợc hỏi cho rằng nhiệt độ có xu hƣớng tăng trong 10 năm trở lại đây, bên cạnh đó 100% ngƣời dân cho rằng các hiện tƣợng thời tiết, khí hậu cực đoan liên quan đến nhiệt độ nhƣ nắng nóng và rét đậm rét hại ngày càng biến đổi phức tạp hơn so với 10 năm trƣớc.

3.1.1.2. Xu thế của biến đổi lượng mưa

Theo số liệu từ các trạm khí tƣợng thuỷ văn tại huyện Tiền Hải, từ 1961 đến 2014, lƣợng mƣa trung bình năm có sự biến động không đồng đều. Tại Trạm đo mƣa Cống Lân, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải cho thấy lƣợng mƣa không có sự thay đổi đáng kể, và tại trạm thuỷ văn Ba Lạt xã Nam Hồng, huyện Tiền Hải có xu hƣớng giảm.

Trạm đo mƣa Công Lân y = 1.1285x + 1598.3 500 1000 1500 2000 2500 3000 1961 1965 1969 1973 1977 1981 1985 1989 1993 1997 2001 2005 2009 2013 Năm X, mm Trạm TV Ba Lạt y = -9.9631x + 2006.8 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 1972 1975 1978 1981 1984 1987 1990 1993 1996 1999 2002 2005 2008 2011Năm2014 X, m m

Hình 3.4. Diễn biến lƣợng mƣa tại trạm đo Cống Lân và Ba Lạt, giai đoạn 1961 – 2014

Nguồn: [30]

4 – 19% ở thập kỷ 2005 - 2014 so với thời kỳ 1961 - 2004. Trong đó, lƣợng mƣa tăng mạnh nhất vào mùa khô.

Bảng 3.1. Tổng hợp xu thế diễn biến (%) đặc trƣng lƣợng mƣa tại các trạm khí tƣợng thủy văn ở huyện Tiền Hải

TT Trạm Xu thế tăng/giảm, % (2005 - 2014 so 1961 - 2004)

Năm Mùa mƣa Mùa khô

1 Ba Lạt +9,46 +4,78 +31,2

2 Đông Quí +4,08 +2,78 +9,83

3 Tiền Hải +19,20 +13,64 +51,04

4 Cống Lân +5,98 +4,40 +9,57

Nguồn: [30]

Bên cạnh đó, kết quả phỏng vấn hộ cho thấy trong những năm gần đây lƣợng mƣa đƣợc ngƣời dân ghi nhận có xu hƣớng gia tăng. Mƣa lớn và ngập úng diễn ra thƣờng xuyên hơn. Ví dụ, năm 2003, ngập úng nghiêm trọng làm thiệt hại toàn bộ lúa và hoa màu của ngƣời dân, hơn 80% nhà cửa bị ngập nƣớc đến 50 cm, nguồn nƣớc bị ô nhiễm nghiêm trọng và nhiều hộ nuôi trồng thuỷ sản bị mất trắng.

3.1.1.3. Xu thế nước biển dâng và xâm nhập mặn

Diễn biến mặn vùng cửa sông tại Tiền Hải gồm sông Hồng và sông Trà Lý biến đổi theo mùa. Thấp về mùa lũ và cao về mùa cạn và tuy thuộc và lƣợng nƣớc từ đầu nguồn, chế độ triều và hoạt động của gió bão. Từ khi có các hồ chứa ở thƣợng nguồn trên các hệ thống sông, xâm nhập và chế độ mặn ở hạ lƣu các sông thuộc huyện Tiền Hải có thay đổi đáng kể.

Trong 20 năm gần đây (1995 - 2014), theo số liệu đo mặn tại các vị trí dọc sông Hồng: Trạm Ba Lạt (cách biển 7 km), và trạm Đông Quý trên sông Trà Lý (cách biển 10 km) cho thấy có xu thế độ mặn đo đƣợc tăng đáng kể, tại trạm Ba Lạt tăng từ 22,5 – 25,5‰, tại Đông Quí từ 20,0 – 22,0‰.

Xu thế diễn biến độ mặn lớn nhất năm trạm Ba Lạt y = 0.165x + 22.058 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 Năm S (%0)

Xu thế diễn biến độ mặn lớn nhất năm trạm Đông Quí

y = 0.2063x + 19.524 15.0 17.0 19.0 21.0 23.0 25.0 27.0 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011 2013 Năm S (%0)

Hình 3.5. Xu thế biến đổi độ mặn lớn nhất từ 1995 - 2014 tại Ba Lạt và Đông Quý

Nguồn: [30]

3.1.1.4. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Là một huyện mang nhiều tính chất đặc trƣng cho tỉnh Thái Bình, kịch bản BĐKH của huyện Tiền Hải đƣợc sử dụng từ kịch bản BĐKH của tỉnh Thái Bình trong quá trình phân tích đánh giá. Hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã ban hành kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng vào năm 2016, tuy nhiên, thời điểm hiện tại tỉnh Thái Bình mới phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng giai đoạn 2011 - 2015 và định hƣớng đến năm 2020 theo quyết định số 1286/QĐ- UBND ngày 12/6/2012 của UBND tỉnh Thái Bình sử dụng kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng đƣợc công bố năm 2012 [32]. Việc sử dụng kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng năm 2012 cho Tiền Hải đảm bảo tính thống nhất các phân tích trên chuỗi số liệu thu thập và tận dụng các kết quả tham khảo từ Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Thái Bình cũng nhƣ Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tƣợng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhiệt độ: Đến cuối thế kỷ 21, tại tỉnh Thái Bình nhiệt độ mùa đông theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao tăng tƣơng ứng là 1,62oC; 2,47 oC và 3,11 oC và mùa hè lần lƣợt là 1,21oC; 1,85 oC và 2,35 oC theo kịch bản phát thải B1, B2 và A2 so với thời kỳ cơ sở 1980 - 1999.

Hình 3.6. Kịch bản mức tăng nhiệt độ mùa đông tại trạm Thái Bình theo kịch bản biến đổi khí hậu

“Nguồn: UBND tỉnh Thái Bình (2012)”

Trong thời kỳ 2020, 2030 và 2040, nhiệt độ cực trị cao nhất và thấp nhất đều có xu hƣớng tăng lên. Do tác động của BĐKH, nhiệt độ cực trị trên phạm vi tỉnh Thái Bình thay đổi khá rõ nét trong giai đoạn từ 2020 đến 2040.

Bảng 3.2. Mức độ thay đổi giá trị cực trị nhiệt độ tại trạm Thái Bình theo kịch bản B2

Trạm Thái Bình XII-II III-V VI-VIII IX-XI

2010 – 2029 T max tb 1.1 1.4 1.6 1.2 T min tb 0.4 1.2 1.4 1.2 2020 – 2039 T max tb 1.7 1.2 2.0 1.5 T min tb 0.6 1.2 1.7 1.4 2030 - 2049 T max tb 2.2 1.5 2.4 1.6 T min tb 0.8 1.5 1.9 1.7

Chú thích: T min tb: nhiệt độ thấp nhất trạm Thái Bình

T max tb: nhiệt độ cao nhất trạm Thái Bình

Lƣợng mƣa: BĐKH đã làm thay đổi lƣợng mƣa theo mùa rõ rệt trong thế kỷ 21. Lƣợng mƣa trung bình năm đều có xu hƣớng tăng lên ở cả 3 kịch bản A2, B1, B2. Tuy nhiên, lƣợng mƣa không tăng đều ở tất cả các mùa mà có xu hƣớng tăng lên rất mạnh vào mùa hè và giảm vào mùa xuân. Theo kịch bản phát thải thấp B1, giữa thế kỷ XXI lƣợng mƣa mùa hè tăng 7,17%, đến cuối thế kỷ XXI lƣợng mƣa đã tăng lên 8,38%. Theo kịch bản phát thải cao A2, giữa thế kỷ XXI lƣợng mƣa mùa hè tăng 8,55%, đến cuối thế kỷ XXI lƣợng mƣa tăng vƣợt lên tới 16,22%. Theo kịch bản phát thải trung bình B2, giữa thế kỷ XXI lƣợng mƣa mùa hè tăng 8,11%, đến cuối thế kỷ XXI lƣợng mƣa tăng lên 12,75%.

Hình 3.7. Kịch bản BĐKH về mức tăng lƣợng mƣa mùa hè ở tỉnh Thái Bình

“Nguồn: UBND tỉnh Thái Bình (2012)”

Trong khi đó lƣợng mƣa mùa xuân có xu hƣớng giảm, theo kịch bản phát thải thấp B1, vào giữa thế kỷ XXI, lƣợng mƣa giảm 1,73% và đến cuối thế kỷ XXI lƣợng mƣa giảm 2,02%. Theo kịch bản phát thải cao A2, vào giữa thế kỷ XXI, lƣợng mƣa giảm 2,11% và đến cuối thế kỷ XXI lƣợng mƣa giảm 3,91%. Theo kịch bản phát thải trung bình B2, vào giữa thế kỷ XXI, lƣợng mƣa giảm 1,96% và đến cuối thế kỷ XXI lƣợng mƣa giảm 3,07%. Xu hƣớng giảm lƣợng mƣa mùa xuân theo kịch bản A2 và B2 gần giống nhau hơn so với kịch bản B1.

Nƣớc biển dâng: Theo các kịch bản phát thải, mực nƣớc biển dâng tại Thái Bình đƣợc dự báo đến 2100 tăng từ 27 cm đến 86 cm lần lƣợt từ B1 đến A2. Trong đó, theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nƣớc biển dâng cao nhất trong khoảng từ 60 cm đến 71 cm.

Khu vực

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Thái Bình 8-9 12-13 17-19 23-25 30-33 37-42 45-51 52-61 60-71

“Nguồn: UBND tỉnh Thái Bình (2012)”

3.1.2. Hiện tƣợng thời tiết và khí hậu cực đoan tại huyện Tiền Hải

Tại Tiền Hải nói chung và xã Nam Phú nói riêng, trong nghiên cứu ghi nhận các tác động của các hiện tƣợng thời tiết và khí hậu cực đoan bao gồm: Nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại, mƣa lớn, ngập úng, bão - ATNĐ và xâm nhập mặn.

Nắng nóng kéo dài: là một trong những hiện tƣợng thời tiết cực đoan nguy hiểm có tác động xấu đến đời sống của ngƣời dân và sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng ở Tiền Hải. So sánh với thời kỳ 1995 - 2004, trong 10 năm gần đây (2005 - 2014) nắng nóng xảy ra nhiều và gay gắt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tác động của các hiện tượng cực đoan đến sản xuất lúa trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)