Đánh giá và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tác động của các hiện tượng cực đoan đến sản xuất lúa trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 76 - 79)

Quá trình đánh giá tác động của các hiện tƣợng cực đoan đến hoạt động sản xuất lúa tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã đƣợc triển khai qua gần sáu tháng và đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Luận văn đã sử dụng các số liệu thu thập đƣợc bao gồm số liệu khí tƣợng thủy văn từ các trạm khí tƣợng thủy văn của huyện Tiền Hải, các số liệu về thống kê kinh tế xã hội của xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, số liệu kịch bản BĐKH của tỉnh Thái Bình và các số liệu thực tế qua điều tra khảo sát tại xã Nam Phú. Thông qua việc đánh giá, các biểu hiện của BĐKH đặc biệt là sự gia tăng của các hiện tƣợng cực đoan trong bối cảnh sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài đƣợc xác định. Tác động của các hiện tƣợng cực đoan lên hoạt động sản xuất lúa đƣợc đánh giá cụ thể.

Trong bối cảnh BĐKH các hiện tƣợng cực đoan có xu hƣớng biến đổi bất thƣờng, khó dự đoán và tác động ngày càng nặng nề. Trong hơn 50 năm qua (1961 - 2014) nhiệt độ trung bình tại Tiền Hải tăng 0,45oC và có xu hƣớng tăng từ 1,62oC đến 3,11 oC vào mùa đông và từ 1,21oC đến 2,35 oC vào mùa hè theo kịch bản phát thải B1, B2, A2. Lƣợng mƣa có xu hƣớng biến đổi không đồng đều trong giai đoạn 1961 – 2014 và có xu hƣớng tăng lên rất mạnh vào mùa hè và giảm vào mùa xuân trong giai

đoạn đến 2010 theo các kịch bản phát thải. Trong khi đó, nƣớc biển dâng và xâm nhập mặn có xu hƣớng tăng mạnh trong tất cả các kịch bản. Điều này dẫn đến sự gia tăng các hiện tƣợng cực đoan liên quan đến nhiệt độ, lƣợng mƣa do ảnh hƣởng bởi sự biến động các cực trị nhiệt độ là lƣợng mƣa tại huyện Tiền Hải.

Các hiện tƣợng cực đoan tại Nam Phú đƣợc ghi nhận bao gồm nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại, mƣa lớn, ngập úng, bão - ATNĐ và xâm nhập mặn. So sánh với thời kỳ 1995 - 2004, trong 10 năm gần đây (2005 - 2014) nắng nóng xảy ra nhiều và gay gắt hơn. Cũng trong giai đoạn này, số đợt rét và số ngày rét đậm đã tăng lên gần 1,5 lần. Số đợt rét kéo dài liên lục tăng lên và có xuất hiện các đợt rét lớn hơn 20 ngày. Phân tích nguồn số liệu từ Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn (KTTV) quốc gia, bão và ATNĐ ảnh hƣởng đến huyện Tiền Hải trong 30 năm gần đây (1985 - 2014) cho thấy, sự gia tăng rõ rệt 2 thập kỷ gần đây, đặc biệt là thập kỷ (2005 - 2014) so với 20 năm trƣớc (1985 - 2004). Ngoài ra, hạn hán, mƣa lớn và ngập úng đã có nhƣng tác động lớn đến sản xuất và đời sống ngƣời dân đã đƣợc ghi nhận trong 30 năm vừa qua.

Thông qua phƣơng pháp thu thập và phân tích thông tin có sự tham gia, đồng thời so sánh với các số liệu thứ cấp thu thập đƣợc, các kết quả đã đánh giá đã phản ánh đƣợc thực tế tác động của các hiện tƣợng cực đoan đến hoạt động sản xuất lúa. Đồng thời, các số liệu lịch sử đã cho thấy mối quan hệ giữa các tác động này trong bối cảnh khí hậu có sự thay đổi trong một khoảng thời gian dài. Dựa vào tiêu chí nhƣ tần suất, cƣờng độ, mức độ tác động của của các hiện tƣợng cực đoan đến sản xuất lúa, ngƣời dân xã Nam Phú cho rằng, bão là hiện tƣợng thiên tai ảnh hƣởng nhiều nhất và nguy hiểm nhất đối với hoạt động trồng lúa, tiếp sau đó là rét đậm, rét hại, nắng nóng, hạn hán, mƣa lớn và xâm nhập mặn. Kết quả đánh giá cũng cho thấy, vụ lúa đông xuân (vụ chiêm) chịu tác động chủ yếu của các hiện tƣợng cực đoan nhƣ hạn hán, xâm nhập mặn và đặc biệt là rét đậm, rét hại. Trong khi đó, hè thu (vụ mùa) chịu tác động nhiều hơn của bão, mƣa lớn, nắng nóng.

Thông qua kết quả đánh giá, lần lƣợt 79% và 82% ngƣời dân đƣợc hỏi cho rằng bão và mƣa lớn có tác động đến chất lƣợng lúa nhƣ tỉ lệ hạt lép, độ mẩy của hạt và màu sắc hạt. Kết quả phỏng vấn hộ dân cho thấy bão và mƣa lớn có tác động lớn nhất đến năng suất lúa. Trong đó, bão và mƣa lớn - ngập lụt ảnh hƣởng nhiều nhất tới năng suất lúa, với lần lƣợt của 79% và 82% số ngƣời đánh giá có tác động. Các hiện tƣợng

mầm, hình thành cây mạ, ra rễ, vƣơn lá, nở bụi (đẻ nhánh), đứng cái/phân hoá đòng, phát triển đòng, thụ phấn, chín. Do đó, làm giảm khả năng sinh trƣởng và phát triển bình thƣờng của cây lúa, qua đó làm giảm năng suất. Thêm vào đó, bão có tác động rất lớn khi có khả năng làm gẫy đổ hoàn toàn diện tích lúa, và phá hủy toàn bộ công sức của ngƣời nông dân. Ngoài ra, các hiện tƣợng cực đoan có tác động đến mùa vụ sản xuất và làm gia tăng chi phí trong sản xuất lúa.

Trong bối cảnh BĐKH và tác động của các hiện tƣợng cực đoan, ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng đã có nhiều hoạt động nhằm ứng phó. Cấp tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng giai đoạn 2011 - 2015 và định hƣớng đến năm 2020. Cấp huyện có các chỉ đạo thƣơng niên về kế hoạch phòng chống lụt bão. Tại cấp xã, phƣơng châm bốn tại chỗ thƣờng xuyên tuyền truyền giáo dục cho cán bộ và nhân dân thấm nhuần. Trong kế hoạch phòng chống lụt bão của xã, công tác nâng cao năng lực quản lý chỉ huy cho Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và đội ngũ cán bộ và đảng viên trong xã để họ có khả năng quản lý và chỉ huy tốt trong công tác phòng chống lụt bão và phát triển kinh tế của địa phƣơng đƣợc chú trọng. Lực lƣợng tại chỗ đƣợc tập huấn thƣờng xuyên về cứu hộ và cứu nạn, hƣớng dẫn xây dựng phƣơng án chi tiết cho từng loại hình thiên tai và cho từng điểm xung yếu tại địa phƣơng. Đồng thời, ngƣời dân đã có nhiều hoạt động chủ động ứng phó với tác động của các hiện tƣợng cực đoan trong đời sống sản xuất.

Dựa trên kết quả đánh giá và phân tích, để hỗ trợ tốt hơn cho công tác ứng phó các hiện tƣợng cực đoan trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng cần thực hiện các biện pháp đồng bộ và dựa vào cộng đồng nhằm tận dụng các điểm mạnh từ kinh nghiệm ngƣời dân. Với các nhóm giải pháp về truyền thông và nâng cao nhận thức, giải pháp công trình và ứng dụng kỹ thuật – công nghệ, chính quyền địa phƣơng cần tích cực đẩy mạnh trong công tác lựa chọn và áp dụng các giống lúa mới thích ứng tốt hơn và làm tốt các công tác phòng tránh thiên tai. Nâng cấp hệ thống thủy lợi. Ngƣời dân cần tăng cƣờng kiến thức và khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm giảm thiểu các tác động của các hiện tƣợng cực đoan.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá tác động của các hiện tượng cực đoan đến sản xuất lúa trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)