Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp được hình thành trong khuôn khổ của: (1) Chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010; (2) Dự án trồng mới 5 triệu héc ta rừng; (3) Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác.
Dự án gồm 2 nội dung chính là:
- Trồng rừng sản xuất, chủ yếu là rừng nguyên liệu công nghiệp có năng suất cao, rừng trồng hỗn giao với cây đặc sản có giá trị kinh tế cao và thực hiện quản lý rừng trồng bền vững ở một số tỉnh được lựa chọn.
- Xây dựng và quản lý “Quỹ bảo tồn Việt Nam” (VCF), để góp phần cải tiến công tác bảo tồn đa dạng sinh học đối với các khu rừng đặc dụng của Việt Nam.
Dự án sử dụng vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB) cho hợp phần trồng rừng sản xuất và vốn viện trợ không hoàn lại của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) cho hợp phần Rừng đặc dụng và vốn hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại của Chính phủ Hà Lan, Chính phủ Phần Lan, vốn đối ứng trong nước (ngân sách Trung ương, đóng góp của các địa phương. )
Dự án có mục tiêu phù hợp với mục tiêu cơ bản trong Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CAS) mà Ngân hàng Thế giới dành cho Việt Nam giai đoạn 2004-2006. Chiến lược này tập trung vào một số nội dung chính của Chiến lược toàn diện về giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế (CRRGS) của Chính phủ Việt Nam. Dự án cũng phù hợp với Chiến lược hoạt động vì sự đa dạng sinh học của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF).
2.1.1.1.Mục tiêu Dự án:
Mục tiêu chung: Mục tiêu phát triển dự án là nhằm quản lý bền vững các khu rừng trồng và bảo tồn đa dạng sinh học của rừng đặc dụng.
- Phát triển trồng rừng sản xuất, chủ yếu là rừng nguyên liệu công nghiệp đạt năng suất cao trên diện tích đất lâm nghiệp có điều kiện lập địa thích hợp, gần thị trường tiêu thụ nguyên liệu, gần đường giao thông để tăng thêm khả năng sản xuất gỗ bền vững, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và của các hộ gia đình tại địa phương.
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trồng rừng để tạo điều kiện cho nông dân có thể tự nguyện tiếp cận với tín dụng trọn gói, có tính chất hấp dẫn, thu hút họ tham gia trồng rừng sản xuất. Tăng khả năng tham gia của các hộ nông dân và những cơ sở trồng rừng tư nhân vào ngành trồng rừng.
- Đưa vào quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn những khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc tế, nhưng chưa hoặc ít nhận được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật. Giảm các mối đe dọa và cải thiện công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc tế.
- Nghiên cứu phát triển thể chế và thị trường, tăng cường năng lực cho các cơ quan thực hiện dự án.
2.1.1.2. Tổng mức đầu tư: Tổng vốn đầu tư theo các Hiệp định khoảng $100.19 USD.
2.1.1.3.Thời gian và địa điểm thực hiện dự án: Dự án được thực hiện từ năm 2005 đến 31/3/2015 với 4 hợp phần gồm:
- Hợp phần 1: Phát triển thể chế
- Hợp phần 2: Trồng rừng sản xuất
- Hợp phần 3: Rừng đặc dụng
- Hợp phần 4: Quản lý dự án, giám sát và đánh giá
Dự án được thực hiện tại 6 tỉnh gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
Hình 2.1. Sơ đồ vùng dự án FSDP(Nguồn: Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp [10])
2.1.1.4.Kết quả thực hiện hợp phần trồng rừng tiểu điền
Trong 10 năm thực hiện, Dự án đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là hợp phần trồng rừng sản xuất. Đến cuối năm 2014, dự án đã thiết lập được tổng cộng 76.571 ha với sự tham gia của 43.743 hộ dân tại 5 tỉnh tham gia dự án. Dự án đã tiến hành cấp sổ đỏ cho 34.990hộ vớidiện tích 62.255 ha và cấp thí điểm chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC cho 354 hộ với tổng diện tích 851,7ha [7].
Theo báo cáo của Ban quản lý dự án tỉnh Quảng Nam, một số kết quả thực hiện dự án chính đã đạt được tại tỉnh Quảng Nam như sau:
a)Về kinh tế:
Trên địa bàn tỉnh, đã hoàn thành và vượt các mục tiêu của dự án, đã thiết lập được 18.596,11 ha/8.820 hộ rừng trồng sản xuất; chủ yếu là rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ván dăm và nguyên liệu giấy. Mức thu nhập bình quân (trừ hết chi phí, kể cả tiền lãi của Ngân hàng): 45 đến 60 triệu đồng/ha; đối với những vùng thấp, gần đường, đất đai tốt (các xã huyện Quế Sơn, Tiên phước, Hiệp Đức) mức thu nhập (lãi) từ 70 – 80 triệu đồng/ha; riêng rừng trồng cấp Chứng chỉ được bán với giá cao hơn rừng chưa được cấp Chứng chỉ từ 20 – 30%; nơi có đường lâm sinh do dự án đầu tư giá trị rừng trồng tăng từ 2 – 3 lần so với nơi chưa có đường. Chất lượng rừng trồng được cải thiện, năng suất ngày càng tăng, tỉ lệ cây sống đạt 87 đến 90%. Nhiều mô hình trồng rừng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Dự án đã giải ngân vốn vay tín dụng trồng rừng được 221.756,08 triệu đồng/7.867 lượt hộ (đạt 93% kế hoạch), tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ có nguồn vốn để đầu tư trồng rừng theo hướng thâm canh, các hộ gia đình sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích và có hiệu quả.
Rừng và đất rừng là tư liệu sản xuất, là tài sản lâu dài của hộ gia đình tham gia thực hiện dự án; nhất là rừng trồng được cấp Chứng chỉ.
b)Về xã hội:
Dự án đã có những tác động tích cực về mặt xã hội, tạo việc làm và thu nhập cho hơn 18.200 lao động trong và ngoài vùng dự án trong việc thực hiện trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ và khai thác rừng; từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi; nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, có kinh phí để tái sản xuất đầu tư phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững.
Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện và các hộ gia đình tham gia trồng rừng trong vùng dự án áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng sản xuất, từng bước chuyển đổi trồng rừng quảng canh sang đầu tư trồng rừng thâm canh.
Dự án đã góp phần phát huy vai trò của phụ nữ trong gia đình, trong cộng đồng, thực hiện tốt việc bình đẳng giới...trong việc tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, thăm quan rừng trồng, cũng như việc quản lý kinh tế hộ gia đình.
Trình độ của các hộ tham gia dự án, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên, tác động tích cực nâng cao đời sống an sinh xã hội, ổn định xã hội ở địa phương, giữ gìn trật tự xã hội, an ninh quốc phòng.
c)Về môi trường sinh thái:
Dự án đã từng bước quản lý rừng theo hướng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học; đối với rừng trồng của dự án đã tạo ra các giá trị dịch vụ môi trường như: tăng độ che phủ, bảo vệ đất đai và điều tiết nguồn nước, cải thiện đáng kể chất lượng đất rừng, lưu trữ và hấp thụ cacbon, giảm tác hại của hiệu ứng khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu; góp phần cân bằng hệsinh thái - môi trường trong khu vực.
2.1.2.Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới
Hiệp Thuận là một xã miền núi phía Tây của huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm huyện 2 km về phía Đông. Xã Hiệp Thuận giáp với thị trấn Tân An ở phía Đông, giáp xã Quế Thọ ở phía Bắc, giáp xã Quế Bình ở phía Nam và xã Hiệp Hòa ở phía Tây.
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 30.75,27ha với dân số 1.858 người, khoảng 500 hộ (năm 2016).
b) Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng
Xã Hiệp Thuận có địa hình dốc, bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, khe suối. Phần đồi núi chiếm ba phần tư(¾) tổng diện tích tự nhiên.
Nhìn chung, tài nguyên đất đai của xã khá lớn, đất đỏ vàng chiếm tỷ lệ cao trên 85% diện tích tự nhiên, thích nghi nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây lâu năm, cây lâm nghiệp. Tuy nhiên độ dốc nhiều nơi rất lớn, quá trình xói mòn rửa trôi mạnh nên việc khai thác sử dụng gặp khó khăn.
c) Khí hậu
Hiệp Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt bình quân là 260C, nhiệt độ cao nhất trung bình là 290C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 220C, lượng mưa trung bình năm 2400mm.
Độ ẩm tương đối bình quân hàng năm là 85%. Tổng số giờ nắng trung bình cả năm vào khoảng 2.100 giờ, nắng nhiều nhất vào tháng 5, tháng 6.
Khí hậu của xã Hiệp Thuận rất phù hợp với phát triển cây lâm nghiệp. d) Tài nguyên thiên nhiên
Ở xã Hiệp Thuận, nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt là Khe Hương, Khe Cái, Khe Ông Xanh và Nguồn nước ngầm có độ sâu trung bình 8 – 10m. Đây là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân thông qua hệ thống giếng đào. Diện tích mặt nước là 38,27 ha, chủ yếu là kênh mương nội đồng và các ao hố, bầu, khe, suối, đập, nằm trên địa bàn xã.
2.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Dân số và lao động
Dân cư phân bố không đồng đều (dân cư phân bố thành tuyến dọc theo trục đường liên xã từ Tân An đi Hiệp Hòa, khu vực trung tâm xã và thành cụm ở khu vực thôn xóm).
Bảng 2.1.Hiện trạng dân số các thôncủa xã Hiệp Thuận
TT Thôn Dân số Số hộ 1 Thôn 1 383 107 2 Thôn 2 742 204 3 Thôn 3 330 81 4 Thôn 4 403 108 TỔNG CỘNG 1.858 500 Nguồn: [20] *Tình hình lao động
Theo Báo cáo kinh tế-xã hội của xã, tại thời điểm năm 2016, Hiệp Thuận có tổng số 1.185 lao động, trong đó lao động trong độ tuổi là 850 người, chiếm 46,09 % dân số toàn xã.Trong đó, 45% lao động chỉ có trình độ tiểu học, 35% có trình độ trung học cơ sở và 20% có trình độ trung học phổ thông. Lực lượng lao động chuyên môn gồm 5% được có trình độ sơ cấp, 2% có trình độ trung cấp và 5% có trình độ cao đẳng, đại học.
Bảng 2.2.Cơ cấu lao động của xã Hiệp Thuận
TT
Hạng mục Hiện trạng
Dân số toàn xã (ngƣời) 1.858
I Dân số trong tuổi lao động (người) 850
- Tỷ lệ % so dân số 46,10
II LĐ làm việc trong các ngành kinh tế ( ngƣời) 850
- Tỷ lệ % so lao động trong độ tuổi 100
III Phân theo ngành:
3.1 Lao động nông nghiệp (người) 808
- Tỷ lệ % so LĐ làm việc 95,06
3.2 Lao động thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản (người) 42
- Tỷ lệ % so LĐ làm việc 4,94
Như vậy, lực lượng lao động của xã Hiệp Thuận chủ yếu là lao động trình độ thấp, chủ yếu lao động phổ thông, chưa được qua đào tạo, nên mức độ tiếp thu sản xuất nông nghiệp và tiếp cận những tiến bộ trong khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế. Có tới 95% lao động tại xã tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, các ngành khác chỉ chiếm chưa đến 5% (Bảng 2.2).
b) Kinh tế
Về kinh tế của xã Hiệp Thuận, các hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 92%, thương mại và dịch vụ chiếm 5%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 3%.
Bảng 2.3.Bảng cơ cấu kinh tế xã Hiệp Thuận
Ngành nghề Tỷ lệ (%)
1 Sản xuất nông nghiệp 92,0 %
2 Tiểu thủ công nghiệp 3,0 %
3 Thương mại – Dịch vụ 5,0 %
Nguồn: [20]
- Tổng thu ngân sách xã : 3,5 tỷ đồng/năm;
- Thu nhập bình quân đầu người : 25 triệu đồng/người/năm; - Tổng sản lượng lương thực : 670,4 tấn/năm;
- Lương thực bình quân đầu người : 632 kg/người/năm
* Hiện trạng sử dụng đất tại xã Hiệp Thuận
Toàn xã có 2763,64 ha đất nông nghiệp, gồm:
- Đất trồng cây hàng năm: diện tích 153,20 ha, chiếm khoảng 5,25 % tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng lúa và hoa màu chiếm diện tích lớn 148,45 ha; đất sản xuất các cây rau màu khác, cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao còn thấp. Theo định hướng phát triển của xã, cần cải thiện các khu vực độc canh cây lúa do hệ số quay vòng thấp chưa tạo ra hiệu quả kinh tế cao.
- Đất trồng cây lâu năm: diện tích 48,56 ha, chiếm 1,67 % diện tích đất tự nhiên.
- Đất lâm nghiệp: chiếm diện tích khá lớn (2502,41 ha) chủ yếu là đất rừng trồng nguyên liệu và đất rừng phòng hộ.
- Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích khoảng 1 ha chủ yếu nuôi trồng nhỏ lẻ tại các hộ gia đình.
Diện tích đất phi nông nghiệp là 86,66 ha(chiếm 2,97% diện tích tự nhiên), bình quân đất ở khoảng 71 m2/người, 302 m2
/hộ.
Đất chuyên dùng gồm đất cơ quan hành chính với 0,63 ha, chiếm 0,02% diện tích tự nhiên; đất giao thông với 5,26 ha (chiếm 0,18% diện tích tự nhiên).
Bảng 2.4.Bảng hiện trạng sử dụng đất tại xã Hiệp Thuận
TT Chỉ tiêu Mã Diện tích Cơ
cấu
(ha) (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 3075,27 100
I Đất nông nghiệp NNP 2763,64 94,78
1.1 Đất trồng lúa LUA 71,81 2,46
1.2 Đất trồng cỏ chăn nuôi COC 4,75 0,16 1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 76,64 2,63 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 48,56 1,67
1.5 Đất rừng sản xuất RSX 1655,77 53,84
1.6 Đất rừng phòng hộ RPH 1006,00 34,50
1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1,00 0,03
1.8 Đất nông nghiệp khác NNK 58,47 2,01
2 Đất phi nông nghiệp PNN 86,66 2,97
3 Đât chƣa sử dụng DCS 65,61 2,25
Nguồn: [20]
* Tình hình sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của xã, chiếm hơn 95% số hộ gia đình. Trong những năm qua, nhờ các chương trình khuyến nông, khuyến lâm của huyện, tỉnh, đã có một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi đem lại hiệu quả. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi cũng được đẩy mạnh, góp phần tăng năng suất, sản lượng nông nghiệp.
-Về trồng trọt:
Toàn xã có 153,20 ha đất cho trồng cây nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở khu vực phía nam ven các sông, trong đó đất chuyên trồng lúa nước là 71,81 ha. Diện tích gieo trồng hằng năm đạt 257 ha. Tổng sản lượng cây lương thực bình quân hằng năm từ 640- 660 tấn, bình quân lương thực đầu người hằng năm đạt từ 280 – 312 kg. Các loại cây trồng chính gồm lúa, sắn, ngô, lạc, khoai lang, mía, rau các loại, v.v…
- Về chăn nuôi:
Chăn nuôi đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đem lại hiệu quả như: bò lai sind, heo hướng nạc, v.v….Tuy nhiên, vẫn còn ở quy mô nhỏ chưa được đầu tư theo quy mô công nghiệp.
Bảng 2.5.Số lƣợng đàn gia súc, gia cầm (đơn vị: con) Loài vật nuôi Trâu Bò Lợn Gia cầm Tổng Số lƣợng (con) 289 455 985 4.086 Nguồn: [20] -Về nuôi trồng thủy sản:
Diện tích nuôi trồng thủy sản rất thấp (1ha), chủ yếu nuôi còn nhỏ lẻ, chưa mở rộng quy mô và thị trường.Việc nuôi trồng thủy sản cũng đạt năng suất và hiệu quả còn thấp, mức độ phát triển còn hạn chế.
*Tình hình sản xuất lâm nghiệp
Toàn xã có 2661,77 ha đất lâm nghiệp, chiếm 86,55 % tổng diện tích tự nhiên. Hằng năm, xã khai thác từ 30-50 ha,với diện tích rừng sản xuất là 1655,77 ha đã đem lại nguồn thu lớn cho nhân dân tại địa phương.
Chủ trương giao đất, giao rừng cho nhân dân sản xuất đã có những tác động tích cực, đến nay 100% diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng đã được phủ xanh.
*Giao thông
- Đường giao thông liên xã: địa bàn xã có 01 tuyến đường huyện, có tổng chiều dài khoảng 5,0km, nền đường rộng từ 6- 7.5m, mặt đường 4- 5,5m, toàn bộ là