trên nền sỏi đá(Nguồn: Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp, 2014 [10])
(Ghi chú: Protection Reserves: khu vực phòng hộ; Gully: mương, rãnh; Stream channel: dòng chảy)
3) Những dòng chảy nhỏ chạy uốn cong (thường <5m bề rộng) trên nền của kênh có cấu trúc tốt. Khu vực phòng hộ được đề xuất là 15m từ trên đỉnh của độ dốc uốn cong của mỗi bên dòng chảy (Hình 3.3).
Hình 3.3.Những dòng chảy nhỏ chạy uốn cong (thƣờng <5m bề rộng) trên nền dòng chảy có cấu trúc tốt(Nguồn: Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp, 2014 [10])
(Ghi chú: Protection Reserves: khu vực phòng hộ; Gully: mương, rãnh; Stream channel: dòng chảy)
Hiệp Thuận là một xã miền núi có nhiều sông suối. Trong số 45 hộ được điều tra, có 7 hộ (chiếm 15,5%) có rừng trồng nằm trong khu vực có sông, suối nhỏ chảy qua. Tuy nhiên, chỉ có hộ tham gia nhóm chứng chỉ rừng FSC tuân thủ việc không trồng cây sát đến chân suối. 5 hộ còn lại là những hộ có tham gia dự án FSDP nhưng không tham gia nhóm CCR đều không tuân thủ phòng hộ dòng chảy, mặc dù đã có khuyến cáo của dự án. Những hộ không tuân thủ đều có chung một lý do là diện tích trồng rừng của họ nhỏ, có hộ chỉ có 0,5 ha, nếu chừa lại khu vực vùng đệm thì diện tích trồng rừng của họ giảm đi nhiều, vì thế họ phải tận dụng mọi diện tích mà họ có và bỏ qua khuyến nghị của dự án.
Như vậy có thể thấy rằng, tất cả những hộ được điều tra, có diện tích phải thực hiện phòng hộ dòng chảy đều không tuân thủ quy định về phòng hộ dòng chảy (trừ các hộ tham gia nhóm CCR). Nguyên nhân sâu xa là họ chưa hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ dòng chảy là để bảo tồn đa dạng sinh học và tránh xói mòn về
lâu dài. Đây cũng là một điểm không bền vững trong hoạt động quản lý rừng của tại địa bàn nghiên cứu.
3.2.2.2.Đảm bảo nguồn giống
Khi người dân tham gia vào dự án, theo quy định, tất cả cây giống sử dụng trồng rừng trong dự án đều phải mua cây con từ các vườn ươm được chứng nhận theo hướng dẫn của Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN, ngày 29 tháng 12 năm 2005 về việc Ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. Theo quyết định này, các loại nguồn giống được chứng nhận gồm (i) lâm phần tuyển chọn; (ii) rừng giống chuyển hóa; (iii) rừng giống; (iv) cây mẹ; (v) vườn cây đầu dòng. Nguồn giống của một số loài cây trồng rừng chính phải được đăng ký và được cấp giấy chứng nhận trước khi sản xuất hoặc mua bán. Do đó, cây con được mua từ những vườn ươm này sẽ đảm bảo được tính minh bạch về nguồn gốc cũng như đảm bảo chất lượng cây trồng rừng.
Trong thời gian dự án hoạt động, hàng năm đều có các đoàn cán bộ của BQL dự án trung ương, BQL dự án tỉnh đi kiểm tra hồ sơ, các điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất sản xuất cây giống tại các vườn ươm xin được tham gia cung cấp cây giống cho rừng trồng dự án trong địa bàn tỉnh. Tại huyện Hiệp Đức có 1 vườn ươm giống cây lâm nghiệp đã được chứng nhận năng lực của Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Nam cũng như được dự án lựa chọn cung cấp cây giống.
Theo số liệu điều tra, 100% hộ dân mua cây giống tại những vườn ươm được chứng nhận, có giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống của Sở NN và PTNT Quảng Nam. Theo đó, hóa đơn mua cây giống kèm theo giấy phép kinh doanh của cơ sở kinh doanh cây giống là điều kiện để được giải ngân vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định của Dự án. Tuy Dự án đã kết thúc nhưng vì nhận thấy hiệu quả của việc mua cây con ở các địa chỉ vườn ươm tin cậy như cây không bị hai thân, ít sâu bệnh, hình thái cây tốt, tỷ lệ sống cao (trên 95%), sản lượng tốt hơn so với giống trôi nổi trên thị trường, v.v nên các hộ dân trồng lại rừng sau khi dự án kết thúc vẫn tiếp tục duy trì việc mua cây con tại các vườn ươm uy tín tại địa phương. Khi được hỏi về việc mua cây giống vào thời gian trước khi tham gia dự
án, chỉ có 4 hộ (9%) trả lời họ mua giống tại 1 vườn ươm uy tính của huyện tại thời điểm trước năm 2006, những người còn lại chỉ mua giống từ các nguồn trôi nổi trên thị trường, không có bất cứ giấy từ chứng minh xuất xứ nguồn gốc nào cả. Nguyên nhân là do lúc đó họ chưa hiểu được tầm quan trọng của cây giống đối với chất lượng rừng trồng và cũng không biết cơ sở cung cấp cây giống chất lượng tốt. Theo kết quả điều tra, tất cả các hộ điều tra đều cho biết tỷ lệ sống của cây giống mua trong dự án “cao hơn” so với thời điểm trước dự án.
Như vậy các hộ tham gia trồng rừng khi tham gia dự án, kể cả những người tham gia hay không tham gia vào nhóm CCR đều đã có nhận thức tốt hơn so với thời điểm trước khi tham gia dự án về việc sử dụng cây giống có nguồn gốc rõ ràng và từ các vườn ươm được cấp phép, có chứng nhận của Sở NN và PTNT tỉnh. Từ đó nâng cao được chất lượng rừng trồng trong thời gian tham gia dự án và kể cả sau khi dự án kết thúc.
Các dòng keo lai được trồng tại địa bàn nghiên cứu gồm BV10, BV16 và BV 22; dòng keo tai tượng chủ yếu là SC 51.09 và SC 51.48. Trong các hộ được khảo sát có 2 hộ (4,4%) ở thôn 4 có trồng cây huỷnh và sao đen (cây bản địa) quanh chân lô. Mục đích trồng cây bản địa của hai hộ này là để (i) phân định ranh giới rừng với hộ lân cận; (ii) cản gió cho rừng trồng; (iii) của để dành cho con cháu. Cây bản địa tuy có thời gian sinh trưởng dài ngày nhưng đem lại giá trị kinh tế rất cao so với cây mọc nhanh, theo như các hộ được phỏng vấn cho biết, một cây huỷnh trồng 10 năm sẽ bán được với giá 2 triệu đồng/cây.
Mặc dù đảm bảo được nguồn cây giống trồng rừng có xuất xứ rõ ràng, tính đa dạng sinh học của rừng trồng trong vùng dự án rất kém. Ngoài 4,4% hộ có trồng xen cây bản địa trong diện tích trồng rừng của mình, những hộ còn lại chỉ sử dụng keo lai/keo tai tượng. Đây là hiện tượng phổ biến ở nhiều diện tích trồng rừng kinh tế không chỉ ở Quảng Nam mà hầu hết các địa phương trên cả nước. Rừng trồng thuần loài có nguy cơ lây lan sâu bệnh cũng như cháy rừng rất cao, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho người trồng rừng. Do đó làm giảm tính bền vững trong quản lý rừng trồng.
3.2.3. Duy trì tính chống chịu của rừng
3.2.3.1.Diện tích rừng bị ảnh hưởng do cháy rừng
Theo kết quả điều tra, trong các hộ được khảo sát, không có hộ nào bị thiệt hại do cháy rừng trong khu vực tham gia dự án FSDP tại xã Hiệp Thuận. Nguyên nhân được người dân giải thích gồm (i) đất trồng rừng đã được giao sổ đỏ cho dân, nhờ đó người dân có tinh thần ý thức cao trong việc bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng vì đó là đất đai, tài sản của họ, không phải là mảnh đất “cha chung không ai khóc” giống như trước kia; (ii) theo quy định của dự án, các lô rừng đều có đường ranh cản lửa để đề phòng cháy rừng, 100% các hộ được hỏi đều lập đường ranh cản lửa trong rừng trồng; (iii) Dự án hỗ trợ đầu tư một chòi canh lửa tại địa bàn xã; (iv) việc đi trồng rừng, chăm sóc rừng (làm cỏ, bón phân, v.v) cũng là một hình thức đi tuần tra bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện và xử lý khi có sự cố cháy rừng; (v) người dân tham gia Dự án được tham gia tập huấn về phòng chống cháy rừng do Dự án tổ chức.
Khi phỏng vấn, các hộ cũng cho biết trong xã vào năm 2014 tại thôn 2 đã xảy ra 1 vụ cháy rừng trên diện tích 11,2 ha rừng phòng hộnhưng với quy mô và thiệt hại không đáng kể. Nguyên nhân được cho là do thời tiết hanh khô và do người đi rừng bất cẩn vứt tàn thuốc lá khi đi làm rừng.
Như vậy, phần nào có thể khẳng định được công tác phòng chống cháy rừng của các hộ tham gia trồng rừng trong dự án rất hiệu quả.
3.2.3.2.Diện tích rừng bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh
Bảng 3.7.Diện tích rừng bị ảnh hƣởng bởi sâu bệnh Năm xảy ra sâu
bệnh
Diện tích bị thiệt hại (ha)
Số hộ Thôn