.Bảng hiện trạng sử dụng đất tại xã Hiệp Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững hệ thống rừng trồng trong dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại xã hiệp thuận, huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam luận văn ths khoa học bền vững (Trang 43 - 51)

TT Chỉ tiêu Diện tích

cấu

(ha) (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 3075,27 100

I Đất nông nghiệp NNP 2763,64 94,78

1.1 Đất trồng lúa LUA 71,81 2,46

1.2 Đất trồng cỏ chăn nuôi COC 4,75 0,16 1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 76,64 2,63 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 48,56 1,67

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 1655,77 53,84

1.6 Đất rừng phòng hộ RPH 1006,00 34,50

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1,00 0,03

1.8 Đất nông nghiệp khác NNK 58,47 2,01

2 Đất phi nông nghiệp PNN 86,66 2,97

3 Đât chƣa sử dụng DCS 65,61 2,25

Nguồn: [20]

* Tình hình sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của xã, chiếm hơn 95% số hộ gia đình. Trong những năm qua, nhờ các chương trình khuyến nông, khuyến lâm của huyện, tỉnh, đã có một số mô hình trồng trọt, chăn nuôi đem lại hiệu quả. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi cũng được đẩy mạnh, góp phần tăng năng suất, sản lượng nông nghiệp.

-Về trồng trọt:

Toàn xã có 153,20 ha đất cho trồng cây nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở khu vực phía nam ven các sông, trong đó đất chuyên trồng lúa nước là 71,81 ha. Diện tích gieo trồng hằng năm đạt 257 ha. Tổng sản lượng cây lương thực bình quân hằng năm từ 640- 660 tấn, bình quân lương thực đầu người hằng năm đạt từ 280 – 312 kg. Các loại cây trồng chính gồm lúa, sắn, ngô, lạc, khoai lang, mía, rau các loại, v.v…

- Về chăn nuôi:

Chăn nuôi đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đem lại hiệu quả như: bò lai sind, heo hướng nạc, v.v….Tuy nhiên, vẫn còn ở quy mô nhỏ chưa được đầu tư theo quy mô công nghiệp.

Bảng 2.5.Số lƣợng đàn gia súc, gia cầm (đơn vị: con) Loài vật nuôi Trâu Lợn Gia cầm Tổng Số lƣợng (con) 289 455 985 4.086 Nguồn: [20] -Về nuôi trồng thủy sản:

Diện tích nuôi trồng thủy sản rất thấp (1ha), chủ yếu nuôi còn nhỏ lẻ, chưa mở rộng quy mô và thị trường.Việc nuôi trồng thủy sản cũng đạt năng suất và hiệu quả còn thấp, mức độ phát triển còn hạn chế.

*Tình hình sản xuất lâm nghiệp

Toàn xã có 2661,77 ha đất lâm nghiệp, chiếm 86,55 % tổng diện tích tự nhiên. Hằng năm, xã khai thác từ 30-50 ha,với diện tích rừng sản xuất là 1655,77 ha đã đem lại nguồn thu lớn cho nhân dân tại địa phương.

Chủ trương giao đất, giao rừng cho nhân dân sản xuất đã có những tác động tích cực, đến nay 100% diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng đã được phủ xanh.

*Giao thông

- Đường giao thông liên xã: địa bàn xã có 01 tuyến đường huyện, có tổng chiều dài khoảng 5,0km, nền đường rộng từ 6- 7.5m, mặt đường 4- 5,5m, toàn bộ là cấp phối. Chưa có hành lang an toàn giao thông;

- Giao thông nội bộ:

+ Đường trục xã (Đường liên thôn): Toàn xã khoảng 06 tuyến đường liên thôn, tổng chiều dài khoảng 10km, nền đường rộng từ 4m, mặt đường từ 3 - 3,5m; 3/4 là bê tông xi măng, còn lại là đường đất hiện đang xuống cấp, khó khăn cho việc đi lại cũng như giao thương hàng hóa;

+ Đường thôn xóm: Tổng chiều dài khoảng 3km, nền đường rộng từ 2- 3m; Toàn bộ là đường đất, chất lượng kém, thường bị lầy lội và ngập nước vào mùa mưa, rất khó khăn cho việc sinh hoạt của người dân;

+ Đường nội đồng, đường lâm sinh (Đường phục vụ sản xuất): tổng chiều dài các tuyến khoảng 4,5km, bề rộng nền đường từ 1 - 3m, 100% là đường đất.

- Các công trình giao thông khác:

+ Cầu, cống: Trên địa bàn xã có nhiều cầu, cống lớn nhỏ qua suối liên thôn xóm. Các cầu lớn đã kiên cố hóa bằng bê tông cốt thép. Một số cầu đã xuống cấp, chất lượng không đảm bảo;

+ Bãi đỗ xe: Hiện chưa có bãi đỗ xe tại khu vực trung tâm xã và các khu vực đông dân cư và khu vùng sản xuất.

*Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất của người dân, chưa được hoàn chỉnh và kiên cố hóa.

Do địa hình dốc, nhiều khe suối nên không thể xây dựng đập kiên cố mà chủ yếu là đập bán kiên cố. Hiện tại trên địa bàn xã Hiệp Thuận có 02 đập lớn gồm đập

Làng (thôn 2) và đập Hậu Cần (thôn 1) tưới cho hơn 70% diện tích toàn xã, còn lại các đập nhỏ như La Thiên, Nà Lau, Đập Dẻ, v.v... cung cấp nước theo mùa vụ.

Hệ thống kêng mương chiều dài 7km gồm kênh đập làng và kênh hậu cần đã được bê tông hoá 3km, còn lại các hệ thống kênh nhỏ, bằng đất 5km chưa đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất của người dân.

*Cấp nước sinh hoạt

Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu lấy từ nguồn nước tự chảy dẫn về từ suối, được khai thác bằng hình thức nước về bể chứa và cấp cho các hộ dân và công trình công cộng. Thôn 1 và thôn 2 lấy từ khe Ông Xanh, thôn 3 lấy từ khe Hố Cái. Thôn 4 dùng giếng đào từ vốn Trung tâm nước sạch vệ sinh môi trường.

Phần lớn các hộ hiện đang sử dụng chưa qua xử lý theo dây chuyền công nghệ, chất lượng và trữ lượng nước chưa có số liệu phân tích, đánh giá. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế từ thì nguồn nước tốt, đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt sản xuất.

2.2.2.4.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu đối với hoạt động lâm nghiệp:

* Thuận lợi:

Nhìn chung, xã Hiệp Thuận có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, cách trung tâm huyện chưa đến 10km với tiềm năng sản xuất lâm nghiệp rất lớn. Tổng diện tích đất được giao cho các hộ dân sản xuất lâm nghiệp đạt 1655,77 ha, chiếm tới 53,84% diện tích đất tự nhiên.

Điều kiện tự nhiên, đất đai thổ nhưỡng cũng như khí hậu của xã Hiệp Thuận rất phù hợp để phát triển cây lâm nghiệp cho năng suất và sản lượng cao.

Xã có nguồn lao động dồi dào với 46,1% dân số trong độ tuổi lao động, có tiềm năng giúp địa phương phát triển kinh tế. Tại địa bàn nghiên cứu và vùng lân cận có nhiều nhà máy sản xuất và chế biến lâm sản, nhờ đó người dân có thị trường cho gỗ thương phẩm từ rừng trồng.

Ngoài ra, có đến 99% hộ dân tại địa phương đều tham gia sản xuất lâm nghiệp nên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong trồng, quản lý và bảo vệ rừng

trồng. Nhiều người trong số họ đã được tham gia vào các dự án trồng rừng, được tiếp cận với các kiến thức khoa học kỹ thuật mới cũng như các quy chuẩn về trồng rừng, nhờ đó, họ có thể nâng cao chất lượng cũng như sản lượng rừng tại địa phương.

* Khó khăn:

Trình độ dân trí của người dân chưa cao, đa số lao động chỉ có trình độ tiểu học ((45% lao động) )nên nhận thức và kiến thức về vấn đề bảo vệ môi trường còn hạn chế. Dân cư chủ yếu là người làm nông nghiệp, kinh tế có điểm xuất phát thấp, giá trị sản phẩm hàng hóa ít, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm. Công nghiệp phát triển còn chậm, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ phát triển nhỏ lẻ, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở địa phương. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đủ sức phát triển mạnh sản xuất hàng hóa, khả năng sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên, thời tiết.

Ngoài ra, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và chưa đáp ứng kịp nhu cầu đi lại sinh hoạt và phát triển kinh tế của người dân. Hệ thống giao thông liên xã, liên huyện của địa bàn nghiên cứu hiện đang xuống cấp, cần được cải thiện để tăng cường hiệu quả giao thương giữa các vùng và giảm chi phí vận chuyển cho các hộ kinh doanh rừng.

2.2. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Cách tiếp cận

2.2.1.1. Tiếp cận liên ngành

Sự phức tạp của khoa học bền vững không thể được giải quyết thỏa đáng với các nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận đơn ngành. Luận văn này cần phải phân tích toàn diện nhiều yếu tố thuộc các lĩnh vực khác nhau liên quan đến hoạt động quản lý rừng bền vững. Quản lý rừng bền vững là công cụ quan trọng làm tăng chất lượng rừng trồng và hiệu quả kinh doanh rừng đồng thời vẫn đảm bảo các yếu tố an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững phải dựa trên tiếp cận theo hướng liên ngành, xem xét trên nhiều phương diện nhằm tìm ra các giải pháp đề xuất giúp quản lý rừng bền vững về nhiều mặt gồm kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế.

2.2.1.2. Khung logic nghiên cứu của luận văn

Hình 2.3 dưới đây trình bày khái quát khung logic nghiên cứu của luận văn:

Hình 2.3. Khung logic nghiên cứu luận văn 2.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Nghiên cứu một số khái niệm có liên quan đến quản lý rừng bền vững trong và ngoài nước;

- Tìm hiểu các văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý rừng bền vững và một số văn bản quy định liên quan khác của Chính phủ và của ngành Lâm nghiệp.

- Thu thập và tìm hiểu về dự án thông qua các tài liệu: Thông tin chung về Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp, các báo cáo kỹ thuật có liên quan của chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế trong dự án FSDP;

- Thu thập số liệu về điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của các khu vực nghiên cứu; PP nghiên cứu tài liệu PP khảo sát, thu thập thông tin, phỏng vấn Xử lý và phân tích số liệu

Phƣơng pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận Liên ngành Các giải pháp QL bền vững rừng trồng tại địa bàn nghiên cứu Hiện trạng quản lý rừng Yếu tố tác động Cơ sở khoa học và thực tiễn - Xây dựng bộ tiêu chí - Đánh giá tính bền vững của hoạt động quản lý rừng trồng tại địa bàn nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu, khảo sát S1 (Quản lý rừng) S2 (Thể chế) S3 (Kinh tế) S4 (Xã hội) S5 (Môi trường) Giải pháp quản lý bền vững

Quản lý bền vững rừng trồng tại địa bàn nghiên cứu

- Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến các hộ trồng rừng tại xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam;

- Phân tích, đánh giá và kế thừa các nguyên tắc, tiêu chí đánh giá, các số liệu đã được thu thập của dự án và báo cáo đánh giá của dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp đã được tổng hợp.

2.2.2.2. Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin, phỏng vấn

- Lập phiếu điều tra để xác định một số thông tin: diện tích rừng trồng của các hộ gia đình, tình hình thu nhập, thay đổi trong nhận thức về quản lý rừng trồng, tình hình bình đẳng giới, thay đổi trong đầu tư cho giáo dục của các hộ dân tham gia trồng rừng, thay đổi về năng suất trồng rừng, nhận định của các hộ dân về chất lượng đất trồng trọt, lưu lượng nước, các thiệt hại do bão, cháy rừng và sâu bệnh, công tác quản lý hoạt động trồng rừng tại địa phương v.v....

Sử dụng bảng hỏi tiến hành khảo sát 45 hộ dân tham gia trồng rừng trong khu vực nghiên cứu và 1 cán bộ xã phụ trách lâm nghiệp tại xã nghiên cứu. Mẫu được chọn đáp ứng yêu cầu phân bố đều trên địa bàn, tôn trọng tính chính xác và đại diện của mẫu được chọn. Số phiếu phỏng vấn bằng bảng hỏi được tính toán dựa vào công thức cuả Franklin [29]:

J L

.Hª : 5? ª ;

.

s E : .Hª : 5? ª ;.˙ ;

Trong đó: n: cỡ mẫu, N: số hộ làm nghề, z: giá trị tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (ví dụ độ tin cậy 90% thì giá trị z là 1,65), p: độ tin cậy, e: giới hạn sai số cho phép

Như vậy, để đảm bảo độ tin cậy 90% và giới hạn sai số 12% thì số lượng mẫu phiếu cần lấy là 41 phiếu.

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu:

+ Thảo luận với người dân về các vấn đề liên quan đến tình hình trồng, chăm sóc, khai thác rừng trồng trong khu vực nghiên cứu;

+ Thu thập số liệu về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường;

+ Thảo luận về các hạn chế và biện pháp khắc phục liên quan đến hoạt động quản lý rừng trồng của các hộ dân;

- Phương pháp tham vấn chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia có uy tín và kinh nghiệm về quản lý rừng bền vững, đặc biệt là quản lý rừng trồng.

2.2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

+ Sử dụng phần mềm EXCEL: thống kê một số các chỉ số nghiên cứu như số lượng, phần trăm, v.v

+ Phân tích những khiếm khuyết và ưu thế của hoạt động quản lý rừng trồng tại địa bàn nghiên cứu;

+ Các đề xuất, đóng góp phù hợp cho hoạt động quản lý rừng bền vững phù hợp với điều kiện tại địa bàn nghiên cứu.

2.3. Những đóng góp của đề tài

2.3.1. Ý nghĩa khoa học

Góp phần nghiên cứu, bổ sung thêm và điều chỉnh một số điều kiện vào bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chuyên môn trong việc hoạch định chiến lược phát triển và quản lý rừng bền vững.

2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở những dẫn liệu khoa học về hiện trạngquản lý rừng trong Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp tại xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, đề xuất những giải pháp cụ thể để quản lý bền vững rừng tại địa phương này.

Tiểu kết Chƣơng 2

Một vài nét về dự án phát triển ngành Lâm nghiệp và kết quả thực hiện Dự án tại tỉnh Quảng Nam được bàn luận trong phần đầu tiên của chương.

Tiếp theo,chương này bàn đến vài nét về địa bàn nghiên cứu, cụ thể là xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam về các thông tin: địa lý, diện tích, đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng và điều kiện tình hình kinh tế - chính trị xã hội.

Các vấn đề về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể được môt tả chi tiết và làm rõ trong chương này.

CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng quan về khách thể nghiên cứu

Như đã thảo luận ở phần trên, nhóm tiến hành đánh giá hiện trạng quản lý rừng theo các tiêu chí quản lý rừng bền vững đã được nhóm kế thừa và bổ sung về một số chỉ số cho phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

Khách thể nghiên cứu gồm 45 hộ dân tham gia trồng rừng dự án FSDP từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững hệ thống rừng trồng trong dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại xã hiệp thuận, huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam luận văn ths khoa học bền vững (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)