Đánh giá hiện trạngquản lý rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững hệ thống rừng trồng trong dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại xã hiệp thuận, huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam luận văn ths khoa học bền vững (Trang 52)

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.2. Đánh giá hiện trạngquản lý rừng

3.2.1. Quy mô tài nguyên rừng

3.2.1.1.Diện tích rừng

Diện tích trồng rừng từng năm trong khu vực tham gia dự án tại xã Hiệp Thuận được thống kê trong Bảng 3.2:

Bảng 3.2.Diện tích trồng rừng tham gia dự án FSDP tại xã Hiệp Thuận

Năm Kết quả trồng rừng Diện tích (ha) Số hộ 2006 104 25 2007 178,15 101 2008 74,20 37 2009 15,70 7 2010 93,65 31 2011 139,80 47 2012 52,28 30 2013 27,96 20 2014 21,60 18 Tổng 707,34 316

Tổng diện tích đất trồng rừng sản xuất tại xã Hiệp Thuận là 1600 ha với tổng số 500 hộ. Như vậy có thể thấy diện tích trồng rừng và số hộ tham gia trồng rừng trong dự án chiếm tỷ lệ khá lớn, 44,2% diện tích trồng rừng và 63,2% số hộ trong

xã. Về che phủ rừng, diện tích rừng trồng trong Dự án đóng góp 29% che phủ rừng trên toàn xã. Điều này cho thấy, người dân tham gia dự án đã có đóng góp đáng kể vào việc tăng che phủ rừng của địa phương trong giai đoạn tham gia dự án.

Theo ông Nguyễn Hữu D- cán bộ lâm nghiệp xã, trước khi có dự án, trên diện tích đất dành cho sản xuất lâm nghiệp, chỉ khoảng 30% diện tích vùng này có rừng trồng, người dân trồng tự phát không có hướng dẫn kỹ thuật nên chất lượng rừng rất kém. Sau khi xã Hiệp Thuận tham gia Dự án, phong trào trồng rừng của xã phát triển mạnh, tại thời điểm hiện tại, gần như toàn bộ diện tích dành cho rừng sản xuất đã được phủ xanh. Đây là một tác động rất có ý nghĩa của Dự án đối với địa bàn nghiên cứu.

3.2.2.2.Trữ lượng các-bon của rừng trồng

Do hạn chế về mặt thời gian và chuyên môn, nhóm thực hiện luận văn không thực hiện đo đạc trữ lượng các-bon trên hiện trường mà tham khảo số liệu tính toán của Võ Đại Hải [44].Theo đó, trữ lượng các-bon của rừng trồng keo lai và keo tai tượng theo cấp đất và tuổi như sau:

Bảng 3.3. Lƣợng carbon hấp thụ trong rừng trồng Keo lai (theo cấp đất và tuổi rừng)

Cấp

đất Tuổi

Cấu trúc carbon hấp thụ trong lâm phần Keo lai

Tầng cây gỗ Cây bụi thảm tƣơi Vật rơi rụng Đất rừng Tổng

t/ha % t/ha % t/ha % t/ha % tấn

I 1 2,06 4,06 1,10 2,17 1,35 2,66 46,25 91,12 50,76 2 11,64 19,75 1,00 1,70 2,06 3,49 44,25 75,06 58,95 3 21,40 30,88 0,87 1,26 2,16 3,12 44,88 64,75 69,31 4 34,84 42,93 0,58 0,71 2,41 2,97 43,33 53,39 81,16 5 45,27 49,61 0,91 1,00 3,39 3,71 41,69 45,68 91,26 6 63,52 60,03 0,47 0,44 2,04 1,93 39,78 37,60 105,81 7 64,70 59,46 2,31 2,12 1,70 1,56 40,11 36,86 108,82 TB 34,78 38,10 1,03 1,34 2,16 2,78 42,90 57,78 80,87 II 1 1,26 2,57 1,60 3,27 1,96 4,00 44,15 90,16 48,97 2 8,61 15,48 0,39 0,70 2,51 4,51 44,12 79,31 55,63 3 15,36 23,40 1,63 2,48 0,49 0,75 48,15 73,37 65,63

4 23,28 32,20 0,27 0,37 2,04 2,82 46,70 64,60 72,29 5 34,94 42,46 0,21 0,26 3,32 4,03 43,82 53,25 82,29 6 35,74 41,64 1,01 1,18 2,97 3,46 46,12 53,73 85,84 7 40,19 44,15 1,40 1,54 4,96 5,45 44,49 48,87 91,04 TB 22,77 28,84 0,93 1,40 2,61 3,58 45,36 66,18 71,67 III 1 0,68 1,48 0,60 1,31 0,74 1,61 43,92 95,60 45,94 2 6,93 12,81 1,60 2,96 1,60 2,96 43,96 81,27 54,09 3 14,49 23,44 0,47 0,76 1,42 2,30 45,44 73,50 61,82 4 13,74 22,11 0,88 1,42 2,78 4,47 44,74 72,00 62,14 5 28,49 37,46 0,97 1,28 2,35 3,09 44,24 58,17 76,05 6 29,39 37,68 1,40 1,80 2,57 3,30 44,63 57,23 77,99 7 34,53 41,68 1,01 1,22 2,49 3,01 44,82 54,10 82,85 TB 18,32 25,24 0,99 1,53 1,99 2,96 44,54 70,27 65,84 IV 1 0,50 1,14 1,00 2,28 2,33 5,31 40,02 91,27 43,85 2 3,99 7,61 1,01 1,93 1,53 2,92 45,92 87,55 52,45 3 7,49 13,63 1,63 2,97 0,49 0,89 45,33 82,51 54,94 4 12,81 22,04 0,85 1,46 2,10 3,61 42,35 72,88 58,11 5 14,51 23,22 1,08 1,73 3,20 5,12 43,70 69,93 62,49 6 16,04 26,29 0,47 0,77 2,04 3,34 42,46 69,60 61,01 7 21,94 32,10 1,37 2,00 1,79 2,62 43,25 63,28 68,35 TB 11,04 18,00 1,06 1,88 1,93 3,40 43,29 76,72 57,31 TB 21,73 27,51 1,00 1,54 2,17 3,18 44,02 67,74 68,92

Nguồn: Võ Đại Hải, 2011 [47]

Kết quả tính toán lượng carbon hấp thụ toàn lâm phần Keo tai tượng thuần loài được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.4. Tổng hợp lƣợng carbon hấp thụ trong rừng trồng Keo tai tƣợng (theo cấp đất và tuổi rừng)

Cấp

đất Tuổi

Tổng lƣợng carbon trong lâm phần

Tầng cây gỗ Cây bụi thảm tƣơi Vật rơi rụng Đất rừng Tổng

tấn/ha % tấn/ha % tấn/ha % tấn/ha % tấn/ha

I 4 37,09 41,36 3,57 3,98 7,15 7,97 41,86 46,68 89,67 6 62,50 53,00 3,64 3,09 5,74 4,87 46,05 39,05 117,93 8 54,22 49,58 3,40 3,11 6,05 5,53 45,69 41,78 109,36 10 64,28 53,15 3,34 2,76 5,02 4,15 48,30 39,94 120,94 12 64,87 55,12 3,40 2,89 5,26 4,47 44,15 37,52 117,68 TB 56,59 50,44 3,47 3,17 5,84 5,40 45,21 40,99 111,12 II 4 29,66 36,60 2,95 3,64 6,92 8,54 41,50 51,22 81,03 6 39,27 44,35 3,59 4,05 3,86 4,36 41,83 47,24 88,55 8 41,87 43,51 3,80 3,95 5,32 5,53 45,25 47,02 96,24 10 52,38 49,91 3,62 3,45 3,52 3,35 45,44 43,29 104,96 12 54,80 52,61 3,23 3,10 4,11 3,95 42,02 40,34 104,16 TB 43,59 45,39 3,44 3,64 4,75 5,15 43,21 45,82 94,99 III 4 22,74 31,07 3,00 4,10 7,20 9,84 40,25 55,00 73,19 6 32,61 37,82 3,40 3,94 5,01 5,81 45,20 52,42 86,22 8 28,01 33,28 3,38 4,02 5,79 6,88 46,99 55,83 84,17 10 39,67 42,31 3,18 3,39 3,06 3,26 47,85 51,03 93,76 12 46,66 47,23 3,31 3,35 5,27 5,33 43,55 44,08 98,79 TB 33,94 38,34 3,25 3,76 5,27 6,22 44,77 51,67 87,23 IV 4 18,42 27,01 3,23 4,74 4,89 7,17 41,65 61,08 68,19 6 23,47 30,18 3,87 4,98 7,56 9,72 42,86 55,12 77,76 8 21,09 27,18 3,44 4,43 5,95 7,67 47,11 60,71 77,59 10 28,24 35,40 3,14 3,94 3,64 4,56 44,75 56,10 79,77 12 34,07 37,48 3,60 3,96 6,10 6,71 47,14 51,85 90,91 TB 25,06 31,45 3,46 4,41 5,63 7,17 44,70 56,97 78,84 Chung 39,80 41,41 3,40 3,74 5,37 5,98 44,47 48,86 93,04

Nguồn: Võ Đại Hải, 2011 [47]

Nếu lấy giá trị trung bình tổng lượng các-bon hấp thu trong rừng trồng keo lai là 68,92 tấn/ha và keo tai tượng là 93,04 tấn/ha, ta có thể xác định được trữ lượng

các-bon được hấp thu trong khu vực rừng trồng tham gia dự án tại địa bàn nghiên cứu (Bảng 3.7).

Bảng 3.5.Dự đoán trữ lƣợng các-bon hấp thu trong khu vực rừng trồng tham gia dự án tại địa bàn nghiên cứu

Loại rừng trồng Diện tích (ha) Lƣợng các- bon đƣợc hấp thu (tấn/ha) Tổng lƣợng các-bon hấp thu tại địa bàn nghiên cứu (tấn)

Keo lai 261,74 94,99 24.863

Keo tai tượng 445,60 93,04 41.459

Tổng 707, 34 66.322

Bảng 3.6.Dự đoán trữ lƣợng các-bon hấp thu trong khu vực rừng trồng

tại xã Hiệp Thuận

Loại rừng trồng Diện tích (ha) Lƣợng các- bon đƣợc hấp thu (tấn/ha) Tổng lƣợng các-bon hấp thu tại địa bàn nghiên cứu (tấn)

Keo lai 528 94,99 50.154

Keo tai tượng 1072 93,04 99.739

Cùng với độ che phủ rừng, rừng trồng của dự án cũng có đóng góp đáng kể trong việc tăng trữ lượng các-bon hấp thu từ rừng trồng tại xã Hiệp Thuận, chiếm 44,2% (66.322/149.893 tấn). Tuy nhiên, trữ lượng này không ổn định khi người dân liên tục khai thác và trồng mới rừng. Các hộ tham gia phỏng vấn cho biết, trước khi tham gia dự án, người dân trồng rừng tại địa phương tiến hành khai thác chỉ sau 3 đến 4 năm. Nhưng khi có dự án, được cán bộ dự án tuyên truyền về lợi ích của việc giữ rừng lâu hơn, người dân đã kéo dài chu kỳ trồng rừng (đa số các hộ tiến hành khai thác trong khoảng từ 5-7 năm). Trong số 45 hộ tham gia khảo sát, có 39 hộ đã tiến hành khai thác, có những hộ đã khai thác đến 2 lần. Trong số 39 hộ này, 23 (58,9% trên tổng số hộ đã khai thác) hộ tiến hành khai thác sau 5 năm, 11 hộ (28,2%) khai thác sau 6 năm và 5 hộ (12,8%) khai thác sau 7 năm.

Tuy nhiên, khi được hỏi về khả năng hấp thụ các-bon của rừng, 3 hộ được phỏng vấn sâu đều trả lời rằng hầu hết người dân ở đây đều không hiểu rõ về vấn đề này và đó cũng không phải là mối quan tâm chính của họ. Khi khác thác rừng, vấn đề người dân trồng rừng quan tâm nhất là bán rừng sẽ thu được bao nhiêu tiền, họ đều mong muốn rừng trồng phát triển tốt, nhanh có sản lượng để sớm khai thác mà không hiểu được ý nghĩa của việc tích lũy các-bon của rừng.

3.2.2. Duy trì tính đa dạng sinh học

3.2.2.1. Bảo vệ sông suối

Theo hướng dẫn về quản lý môi trường của Dự án [10], các hộ trồng rừng cần phải tuân thủ một số quy định về phòng hộ dòng chảy trong rừng trồng. Trong khu vực phòng hộ dòng chảy, cây tái sinh tự nhiên phải được giữ nguyên trạng, không được tác động như làm cỏ, phát thực bì, khai thác trắng, v.v. Chỉ có thể thực hiện trồng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên bằng các cây bản địa. Theo hướng dẫn của Dự án, phòng hộ dòng chảy được chia thành các dạng như sau:

1) Đối với các hồ trữ nước, sông bồi tích và dòng chảy lớn (thường là >10m chiều rộng) vùng đệm phòng hộ được đề xuất là 30m từ bờ dòng chảy chính hoặc từ cạnh của bãi sông (Hình 3.1).

Hình 3.1. Khu vực phòng hộ dòng chảy có độ rộng từ 10m trở lên(Nguồn: Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp, 2014 [10]) án Phát triển ngành lâm nghiệp, 2014 [10])

(Ghi chú: Floodplain: bãi bồi, Protection Reserve: khu vực phòng hộ; Riparian vegetation: thảm thực bì ven dòng chảy; Backwater channels: rãnh nước đọng;

Main channel: dòng chảy chính)

2) Những dòng chảy nhỏ chạy uốn cong (thường <5m bề rộng) trên nền sỏi đá. Khu vực phòng hộ đề xuất là 5m từ đỉnh của độ dốc uốn cong ở mỗi phía của dòng chảy (Hình 3.2).

Hình 3.2.Khu vực phòng hộ cho những dòng chảy chạy uốn cong trên nền sỏi đá(Nguồn: Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp, 2014 [10]) trên nền sỏi đá(Nguồn: Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp, 2014 [10])

(Ghi chú: Protection Reserves: khu vực phòng hộ; Gully: mương, rãnh; Stream channel: dòng chảy)

3) Những dòng chảy nhỏ chạy uốn cong (thường <5m bề rộng) trên nền của kênh có cấu trúc tốt. Khu vực phòng hộ được đề xuất là 15m từ trên đỉnh của độ dốc uốn cong của mỗi bên dòng chảy (Hình 3.3).

Hình 3.3.Những dòng chảy nhỏ chạy uốn cong (thƣờng <5m bề rộng) trên nền dòng chảy có cấu trúc tốt(Nguồn: Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp, 2014 [10])

(Ghi chú: Protection Reserves: khu vực phòng hộ; Gully: mương, rãnh; Stream channel: dòng chảy)

Hiệp Thuận là một xã miền núi có nhiều sông suối. Trong số 45 hộ được điều tra, có 7 hộ (chiếm 15,5%) có rừng trồng nằm trong khu vực có sông, suối nhỏ chảy qua. Tuy nhiên, chỉ có hộ tham gia nhóm chứng chỉ rừng FSC tuân thủ việc không trồng cây sát đến chân suối. 5 hộ còn lại là những hộ có tham gia dự án FSDP nhưng không tham gia nhóm CCR đều không tuân thủ phòng hộ dòng chảy, mặc dù đã có khuyến cáo của dự án. Những hộ không tuân thủ đều có chung một lý do là diện tích trồng rừng của họ nhỏ, có hộ chỉ có 0,5 ha, nếu chừa lại khu vực vùng đệm thì diện tích trồng rừng của họ giảm đi nhiều, vì thế họ phải tận dụng mọi diện tích mà họ có và bỏ qua khuyến nghị của dự án.

Như vậy có thể thấy rằng, tất cả những hộ được điều tra, có diện tích phải thực hiện phòng hộ dòng chảy đều không tuân thủ quy định về phòng hộ dòng chảy (trừ các hộ tham gia nhóm CCR). Nguyên nhân sâu xa là họ chưa hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ dòng chảy là để bảo tồn đa dạng sinh học và tránh xói mòn về

lâu dài. Đây cũng là một điểm không bền vững trong hoạt động quản lý rừng của tại địa bàn nghiên cứu.

3.2.2.2.Đảm bảo nguồn giống

Khi người dân tham gia vào dự án, theo quy định, tất cả cây giống sử dụng trồng rừng trong dự án đều phải mua cây con từ các vườn ươm được chứng nhận theo hướng dẫn của Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN, ngày 29 tháng 12 năm 2005 về việc Ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. Theo quyết định này, các loại nguồn giống được chứng nhận gồm (i) lâm phần tuyển chọn; (ii) rừng giống chuyển hóa; (iii) rừng giống; (iv) cây mẹ; (v) vườn cây đầu dòng. Nguồn giống của một số loài cây trồng rừng chính phải được đăng ký và được cấp giấy chứng nhận trước khi sản xuất hoặc mua bán. Do đó, cây con được mua từ những vườn ươm này sẽ đảm bảo được tính minh bạch về nguồn gốc cũng như đảm bảo chất lượng cây trồng rừng.

Trong thời gian dự án hoạt động, hàng năm đều có các đoàn cán bộ của BQL dự án trung ương, BQL dự án tỉnh đi kiểm tra hồ sơ, các điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất sản xuất cây giống tại các vườn ươm xin được tham gia cung cấp cây giống cho rừng trồng dự án trong địa bàn tỉnh. Tại huyện Hiệp Đức có 1 vườn ươm giống cây lâm nghiệp đã được chứng nhận năng lực của Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Nam cũng như được dự án lựa chọn cung cấp cây giống.

Theo số liệu điều tra, 100% hộ dân mua cây giống tại những vườn ươm được chứng nhận, có giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống của Sở NN và PTNT Quảng Nam. Theo đó, hóa đơn mua cây giống kèm theo giấy phép kinh doanh của cơ sở kinh doanh cây giống là điều kiện để được giải ngân vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định của Dự án. Tuy Dự án đã kết thúc nhưng vì nhận thấy hiệu quả của việc mua cây con ở các địa chỉ vườn ươm tin cậy như cây không bị hai thân, ít sâu bệnh, hình thái cây tốt, tỷ lệ sống cao (trên 95%), sản lượng tốt hơn so với giống trôi nổi trên thị trường, v.v nên các hộ dân trồng lại rừng sau khi dự án kết thúc vẫn tiếp tục duy trì việc mua cây con tại các vườn ươm uy tín tại địa phương. Khi được hỏi về việc mua cây giống vào thời gian trước khi tham gia dự

án, chỉ có 4 hộ (9%) trả lời họ mua giống tại 1 vườn ươm uy tính của huyện tại thời điểm trước năm 2006, những người còn lại chỉ mua giống từ các nguồn trôi nổi trên thị trường, không có bất cứ giấy từ chứng minh xuất xứ nguồn gốc nào cả. Nguyên nhân là do lúc đó họ chưa hiểu được tầm quan trọng của cây giống đối với chất lượng rừng trồng và cũng không biết cơ sở cung cấp cây giống chất lượng tốt. Theo kết quả điều tra, tất cả các hộ điều tra đều cho biết tỷ lệ sống của cây giống mua trong dự án “cao hơn” so với thời điểm trước dự án.

Như vậy các hộ tham gia trồng rừng khi tham gia dự án, kể cả những người tham gia hay không tham gia vào nhóm CCR đều đã có nhận thức tốt hơn so với thời điểm trước khi tham gia dự án về việc sử dụng cây giống có nguồn gốc rõ ràng và từ các vườn ươm được cấp phép, có chứng nhận của Sở NN và PTNT tỉnh. Từ đó nâng cao được chất lượng rừng trồng trong thời gian tham gia dự án và kể cả sau khi dự án kết thúc.

Các dòng keo lai được trồng tại địa bàn nghiên cứu gồm BV10, BV16 và BV 22; dòng keo tai tượng chủ yếu là SC 51.09 và SC 51.48. Trong các hộ được khảo sát có 2 hộ (4,4%) ở thôn 4 có trồng cây huỷnh và sao đen (cây bản địa) quanh chân lô. Mục đích trồng cây bản địa của hai hộ này là để (i) phân định ranh giới rừng với hộ lân cận; (ii) cản gió cho rừng trồng; (iii) của để dành cho con cháu. Cây bản địa tuy có thời gian sinh trưởng dài ngày nhưng đem lại giá trị kinh tế rất cao so với cây mọc nhanh, theo như các hộ được phỏng vấn cho biết, một cây huỷnh trồng 10 năm sẽ bán được với giá 2 triệu đồng/cây.

Mặc dù đảm bảo được nguồn cây giống trồng rừng có xuất xứ rõ ràng, tính đa dạng sinh học của rừng trồng trong vùng dự án rất kém. Ngoài 4,4% hộ có trồng xen cây bản địa trong diện tích trồng rừng của mình, những hộ còn lại chỉ sử dụng keo lai/keo tai tượng. Đây là hiện tượng phổ biến ở nhiều diện tích trồng rừng kinh tế không chỉ ở Quảng Nam mà hầu hết các địa phương trên cả nước. Rừng trồng thuần loài có nguy cơ lây lan sâu bệnh cũng như cháy rừng rất cao, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho người trồng rừng. Do đó làm giảm tính bền vững trong quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững hệ thống rừng trồng trong dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại xã hiệp thuận, huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam luận văn ths khoa học bền vững (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)