Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững hệ thống rừng trồng trong dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại xã hiệp thuận, huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam luận văn ths khoa học bền vững (Trang 87 - 88)

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rừng bền vững tại địa bànnghiên cứu

3.3.2. Yếu tố khách quan

3.3.2.1.Điều kiện kinh tế của hộ

Điều kiện kinh tế hộ ảnh hưởng lớn đến quyết định thời gian khai thác rừng trồng. Dự án khuyến cáo quản lý rừng trồng 7 năm để người dân có thu nhập tốt hơn (gỗ lớn hơn, thu nhập tốt hơn) và giảm tác động lên môi trường (7 năm khai thác một lần sẽ có tác động đến môi trường ít hơn là 7 năm khai thác 2 lần). Tại thời điểm tham gia trồng rừng, 83% các hộ trồng rừng tham gia điều tra đều có kinh tế trung bình, họ không có nhiều lựa chọn về luân kỳ trồng rừng. Vì thế họ chọn luân kỳ ngắn, đa số là 5 năm, trồng cây mọc nhanh. Lý do là người dân phải vay vốn từ ngân hàng, mặc dù với lãi suất thấp, người dân vẫn mong muốn thu hoạch rừng nhanh chóng để trả lãi và gốc vay ngân hàng cũng như trang trải nhu cầu cấp thiết của gia đình như cho con cái đi học đại học, xin việc làm cho con, v.v.

3.3.2.2 Rủi ro thiên tai

Tại địa bàn nghiên cứu của đề tài, đã có thiệt hại do gió bão như vào năm 2009 và 2013, chính vì thế 31,11% số hộ điều tra không muốn kéo dài luân kỳ trồng rừng vì lo sợ rủi ro thiệt hại do bão, họ sẽ bị mất trắng mà không có sự hỗ trợ nào. Họ chấp nhận việc giảm số tiền thu được khi tiến hành khai thác sớm, bù lại họ không bị thiệt hại nếu có rủi ro do thiên tai.

Chu kỳ khai thác ngắn dẫn đến hai vấn đề: (i) rừng trồng không duy trì liên tục và ổn định được khả năng hấp thụ các-bon kể cả khi rừng được trồng lại ngay sau khi khai thác; (ii) khai thác liên tục tác động đến đất đai và hệ sinh thái trong rừng trồng do phải huy động máy móc, cưa xẻ trong quá trình khai thác, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng đường lâm sinh trong quá trình vận chuyển gỗ ra khỏi rừng trồng.

Điều kiện kinh tế hộ và rủi ro thiên tai là hai yếu tố tác động đến sự „bền vững yếu“ của 2 chỉ số trong bộ tiêu chí đánh giá trong bảng 3.23.

3.3.2.3. Ngân sách địa phương

Do Ngân sách địa phương còn hạn chế nên hiện nay, tại địa bàn xã Hiệp Thuận chỉ có một cán bộ phụ trách lâm nghiệp. Khi phỏng vấn, cán bộ cho biết, Hiệp Thuận có diện tích lâm nghiệp lớn nên khối lượng công việc nhiều, cán bộ phải thường xuyên đi hiện trường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ người dân trong hoạt động quản lý rừng. Cần phải có thêm cán bộ hỗ trợ cũng như có trợ cấp cho cán bộ đi hiện trường để công việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hiện địa phương vẫn chưa bố trí được thêm người cũng như ngân sách cho việc này. Điều này gây ảnh hưởng đến đánh giá về tính bền vững của chỉ số „nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý lâm nghiệp công“.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bền vững hệ thống rừng trồng trong dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại xã hiệp thuận, huyện hiệp đức, tỉnh quảng nam luận văn ths khoa học bền vững (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)