CHƯƠNG 2 SINH KẾ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI SÁN DÌU
2.2. Nghề thủ công
Đối với các tộc người ở miền núi, ngồi nơng nghiệp là sản xuất chính thì các hoạt động thủ cơng nghiệp cũng đóng vai trị quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Ở mỗi tộc người, hoạt động thủ cơng nghiệp có trình độ và quy mơ khác nhau, phản ánh đặc trưng riêng về đặc điểm địa lý, môi trường tự nhiên, kỹ thuật sản xuất và tư duy của con người trong q trình thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội. Các hoạt động thủ cơng đều mang tính thời vụ, tận dụng thời gian nơng nhàn nhưng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống lao động sản xuất và góp phần đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
2.2.1. Đan lát
Đời sống nông nghiệp có thời gian nơng nhàn, đồng thời tận dụng các loại cây từ thảm thực vật ít nhiều trong rừng như tre, nứa, song, mây... nên ở người Sán Dìu, nghề đan lát rất phát triển, nhằm tạo ra các sản phẩm cung cấp cho hoạt động nông nghiệp và đánh bắt cá. Các sản phẩm đó là: mẹt, cót, bồ; các loại giần (hong zay), sàng (máy zay), nong, nia (bọi ki); các loại giỏ (thạ), đơm, đó. Đặc biệt nhất trong các sản phẩm đan lát của người Sán Dìu là chiếc thạ, được đan bằng mây hoặc tre nứa, có 4 dây bắt chéo nhau để có thể khốc lên vai khi đi rừng hái lượm hoặc đi suối bắt cá rất tiện lợi. Có thể nói, thạ là vật dụng khơng thể thiếu đối với bất cứ thành viên Sán Dìu nào khi đi làm ruộng, làm nương, lên rừng hay xuống suối.
Xưa kia đồ đan cũng có khi được mang ra trao đổi, bán hoặc làm tặng vật, nhưng không phổ biến. Nếu như trong xã hội truyền thống dệt may là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá thiếu nữ, thì đan lát cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá các chàng trai Sán Dìu. Một chàng trai đan lát giỏi thường được cộng đồng tôn trọng và các cơ gái u mến. Ở người Sán Dìu, khơng chỉ đàn ơng giỏi đan lát mà phụ nữ với sự khéo léo của mình cũng tham gia vào hoạt động này. Mặc dù vậy, đối với người Sán Dìu đan lát chưa bao giờ trở thành hoạt động chuyên nghiệp. Hầu như việc đan lát của họ trong các gia đình đều là tranh thủ những khi nhàn rỗi.
2.2.2. Dệt vải (phỏng men)
Nghề dệt của người Sán Dìu là nghề thủ cơng có truyền thống lâu đời. Trước, mỗi gia đình thường dành mảnh nương tốt để trồng bông. Đồng bào thường trồng giống bơng quả nhỏ, nhưng ít bị sâu bệnh và sợi lại rất trắng, càng phơi nắng càng trắng ra. Từ cây bông, người Sán Dìu tự làm ra vải mặc. Ngồi ra họ cũng biết trồng dâu nuôi tằm lấy tơ dệt vải nhưng rất ít. Trong quy trình dệt và nhuộm của người Sán Dìu có sự khác nhau với người Nùng, người Tày. Người Sán Dìu nhuộm sợi, rồi từ sợi đã nhuộm dệt thành vải, còn người Nùng, người Tày cùng sinh sống trong vùng lại dùng sợi dệt thành miếng vải trước, sau đó nhuộm vải. Đồng bào nhuộm sợi bằng hai màu chính là màu nâu và màu chàm, nhưng nhìn chung màu nâu được sử dụng nhiều hơn.
Khung dệt truyền thống làm bằng gỗ hoặc tre. Về kiểu dáng và cấu tạo, khung dệt của họ gần giống như khung dệt của người Tày, người Nùng trong vùng. Với bộ khung dệt đó người Sán Dìu thường dệt loại vải có khổ rộng khoảng 30cm. Vải dùng để làm khăn, may áo trẻ em họ dệt khổ rộng 15 – 20cm; vải để may quần, áo, váy người lớn, họ dệt khổ rộng 30cm [94, tr. 589].
2.2.3. Làm giấy bản
Đồng bào có nghề làm giấy bản, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng. Xưa kia, người Sán Dìu dùng giấy gió đóng thành quyển, viết bằng bút lơng, mực Tầu, chữ Nơm Sán Dìu để ghi chép gia phả, văn mo, lịch (xem giờ ngày tháng năm, xem tướng số), truyện cổ tích, thơ ca, bài hát, sớ và làm tiền, vàng mã... Để có giấy sử dụng trong việc cúng bái thường diễn ra vào cuối năm và có giấy dùng trong tết Nguyên đán, các gia đình Sán Dìu thường làm giấy vào khoảng tháng Tám, tháng Chín âm lịch hàng năm. Nguyên liệu làm giấy là nứa, tre, vầu, giang non.... Các loại nguyên liệu được chặt ngắn, chẻ nhỏ, ngâm trong nước vơi khoảng một tuần. Sau đó vớt ra rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn, cho vào thùng quấy đều với nước lã, lọc lấy bột. Cách thức xeo giấy của người Sán Dìu tương đối đơn giản. Họ dùng tấm vải nhúng nước, căng lên khung gỗ, dùng chổi đót sạch nhúng vào hồ giấy, quét đều lên mặt vải. Làm như thế hai lần là được. Khi giấy trên mặt vải đã ráo nước, úp lên tấm ván phơi đến khi khơ hẳn [94, tr. 589]. Trong các gia đình Sán Dìu, sử dụng giấy là
các ơng chủ, nhưng làm giấy lại đa số là phụ nữ. Bởi nó diễn ra trong thời gian dài; địi hỏi phải tỷ mỷ, kiên nhẫn và khéo léo.
2.2.4. Một số nghề thủ công khác
Rèn nông cụ
Trong các thôn trại, vài ba nhà có khi cả xóm thường cùng nhau mở một lị rèn, sản xuất các nơng cụ phục vụ cho lao động nông nghiệp. Nghề rèn có từ lâu nhưng ít người làm. Bộ cơng cụ để rèn tương đối đơn giản gồm: búa, đe, kìm, kéo, chạm, nạo sắt... Những đồ nghề rèn này đều được mua ở các chợ, hoặc các cửa hàng tại thị xã, thị trấn. Sản phẩm rèn thường gồm có: dao (quay chủi tao), cuốc (bang
thoi), liềm (lem), lưỡi hái (vô lem), xẻng (xán), răng cào, răng bừa... [94, tr. 590]. Làm đồ mộc
Trước đây, nghề mộc ở vùng người Sán Dìu hầu như khơng phát triển, chủ yếu chỉ để đáp ứng các nhu cầu cho sinh hoạt của gia đình. Cơng cụ để làm mộc thường gồm có: cưa, bào, rìu và các loại đục... Kỹ thuật mộc của họ mới chỉ dừng lại ở trình độ gá, lắp. Loại mộng duy nhất được sử dụng là mộng xuyên, đục thẳng. Các đồ mộc làm ra thường rất thô, chưa được chú ý đến thẩm mỹ.
Sản phẩm mộc của người Sán Dìu ở Thái Nguyên thường gồm: bàn thờ, ghế đòn, hòm đựng, cối giã các loại, chõ đồ thức ăn, thớt, giường ngủ, máng lợn, vai trâu, tay bừa, tay cày, xe quệt... Sản phẩm mộc có giá trị nhất và đáng kể nhất là những ngôi nhà gỗ hoặc tre. Tuy vậy xét về mặt kỹ thuật thì cũng cịn đơn giản: thường là ngoãm, mộng xuyên, mộng thẳng... [94, tr. 590].
Đồ trang sức
Người Sán Dìu chủ yếu dùng đồ trang sức để thể hiện sự giàu sang cũng như là đồ thách cưới truyền thống. Tuy nhiên số lượng người làm nghề này rất ít, chủ yếu chế tác các loại đồ trang sức như vòng cổ, khuyên tai, nhẫn, xà tích…
Nấu rượu
Người Sán Dìu cũng nấu rượu nhưng hầu hết chỉ phục vụ nhu cầu của gia đình, dùng trong các dịp lễ tết trong năm, các đám, hội… Gạo dùng để nấu rượu là loại gạo nếp con trồng ở những chân ruộng cao, nấu rượu rất ngon và được rượu.