CHƯƠNG 2 SINH KẾ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI SÁN DÌU
2.4. Khai thác tự nhiên
Điều kiện đất đai gị đồi nhiều khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp, năng suất cây trồng thấp. Trong khi đó, tài nguyên rừng lại khá phong phú. Việc trồng trọt và chăn nuôi không đáp ứng được nhu cầu lương thực hàng ngày. Vì vậy đồng bào Sán Dìu cũng dựa vào rừng, khai thác các nguồn tài nguyên động thực vật để bổ sung nhu cầu thực phẩm hàng ngày.
Cũng như đa số các cộng đồng khác, phân cơng lao động của người Sán Dìu trong các hoạt động chiếm đoạt tự nhiên tương đối chặt chẽ. Đàn ông săn bắn, đánh bẫy muông thú trên rừng, đánh bắt cá dưới sông suối; phụ nữ tìm kiếm củ, quả, hái rau, măng, các loại cây làm thức ăn và làm thuốc chữa bệnh... [94, tr. 591].
Trước kia, khi rừng còn nhiều, các loại thú lớn như hổ (lảo hú), lợn rừng (san
màng và bắt vật ni. Vì vậy, hoạt động săn bắt chẳng những nhằm bảo vệ mùa màng, thơn trại, mà cịn đáp ứng phần chủ yếu nhu cầu thực phẩm của họ, góp phần cải thiện bữa ăn hàng ngày. Họ còn săn bắn hoặc bẫy các loại thú: sóc (thánh cáp
súi), khỉ (mạ líu), sơn dương (san dóng), gà rừng (san cay)... Vũ khí, cơng cụ dùng
để săn bắt gồm: súng kíp (kíp xổng), nỏ, các loại bẫy... Xưa kia ở họ ít có những cuộc săn tập thể, mà chủ yếu là săn rình, săn cá nhân.
Điểm đặc biệt trong kỹ thuật săn của người Sán Dìu chính là lợi dụng độ dốc của vùng gò đồi, làm các bẫy sạt để săn bắt hươu nai và những con thú có móng guốc khác. Họ lợi dụng sườn đồi dốc mà muông thú hay qua lại rồi đặt những giát tre và nứa nguyên cây, kết lại thành từng bè, theo chiều dốc, ở phía dưới chân giát đào hào sâu 2 – 2,5m và cắm chông. Thú đi lên giát trơn trượt xuống hào và bị chông đâm chết, họ chỉ việc đến mang về. Ngồi săn bắt các loại thú rừng, người Sán Dìu cũng thường khai thác các tổ ong rừng lấy mật và trứng kiến [7, tr. 48].
Việc hái lượm được tiến hành quanh năm, mùa nào thức nấy, chủ yếu là các loại rau rừng (soi), măng (tún), các loại cây dược liệu (ba kích, sâm đất, hà thủ ô, cây thuốc...), thảo quả, các loại cây bụi làm chất đốt (guột, thân cây cỏ...), củ mài (slan
sluy), cây báng (lá sluy), cây đao (mạ tẹp), nấm hương (khủn), mộc nhĩ (riu nhỉ)...
Ngoài lúa và các loại cây hoa mà, củ mài là nguồn lương thực chủ yếu của đồng bào Sán Dìu trong lúc giáp hạt, mất mùa. Vì vậy người Sán Dìu có câu: “Vồ sút nghi
nhót, slọng slan khói slan” (Lúa trỗ tháng hai lên rừng đào củ mài) [85, tr. 223].
Ngồi săn bắt thú, họ cịn đánh bắt tơm cá. Việc đánh bắt các loại tôm (ha), cua (ha lat), ốc (lơ ), hến (hén), trai (phỏng), trạch (nay síu), lươn (vòng slẹn), trê (thong slet), cá (nhúy)… ở các khúc sông, suối, khe diễn ra quanh năm. Họ có tập quán ruốc cá bằng cây mần để, dùng lá giã thành bột, pha với gio rồi rải xuống suối cho cá say nổi lên, chỉ việc hớt mang về.
Với kinh nghiệm lâu năm, người Sán Dìu nắm vững chu kỳ sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật trong rừng để khai thác hợp lý. Mặc dù chưa có những hiểu biết khoa học nhưng đồng bào đã biết sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững, chú ý đến sự sinh trưởng và phát triển của các giống loài, đảm bảo sự phục hồi và tái sinh của nguồn tài nguyên, nguồn lực sinh kế cho các thế hệ tương lai.
Lâm thổ sản gỗ, tre, nứa, lá, song mây… chủ yếu được khai thác phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp trong gia đình. Ngồi ra cịn mang lại nguồn thu nhập đáng để dùng để trao đổi, mua bán.
Hoạt động khai thác tự nhiên tuy không phải chủ đạo nhưng diễn ra thường xun, quanh năm và có vai trị quan trọng trong đời sống sinh kế của người Sán Dìu, góp phần đáng kể trong việc bổ sung nguồn lương thực thực phẩm hàng ngày và mang lại thu nhập cho gia đình thơng qua việc trao đổi hoặc mua bán các sản phẩm dư thừa. Hơn nữa, hoạt động sinh kế này còn phản ánh mối quan hệ mật thiết của đồng bào Sán Dìu với mơi trường tự nhiên. Là cư dân vùng gị đồi, việc trồng trọt và chăn ni khơng hoàn toàn thuận lợi, họ đã biết tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có bằng hoạt động săn bắt, hái lượm để phục vụ nhu cầu cuộc sống.
Tiểu kết chương 2
Có nguồn gốc lịch sử là cư dân lúa nước từ Trung Quốc, người Sán Dìu sang định cư ở Việt Nam vừa kế thừa, vừa có sự sáng tạo trong thích ứng với điều kiện cư trú mới. Là cộng đồng cư dân định cư từ khá lâu đời trên mảnh đất trung du Thái Nguyên, với địa hình cư trú tập trung ở vùng gị đồi thấp cùng những dải đất feralit và đất bạc màu, dốc, dễ bị rửa trôi, nghèo chất dinh dưỡng nhưng vẫn có thể khai thác được, đồng bào Sán Dìu đã sáng tạo những phương thức mưu sinh phù hợp để sinh tồn và phát triển. Q trình lao động đó đã cho thấy sự linh hoạt của cộng đồng trong thích ứng với điều kiện tự nhiên nơi cư trú, đảm bảo nhu cầu sinh tồn và phát triển.
Canh tác nông nghiệp với hoạt động trồng trọt là chủ đạo vẫn là sinh kế chính của tộc người. Tuy nhiên, sinh tồn trên mảnh đất trung du với đất đai cằn cỗi, bên cạnh trồng lúa nước ở những chân ruộng bằng phẳng, người Sán Dìu đã biết tận dụng mọi loại địa hình để canh tác, trong đó, chú trọng phát triển sinh kế trên các nương, đồi, soi bãi, lợi thế của vùng gò đồi. Các hoạt động sinh kế phụ trợ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo đời sống của tộc người. Các sản phẩm của chăn nuôi bổ sung nguồn thực phẩm hàng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu tế lễ. Với địa hình dốc, ni trâu trở nên phổ biến hơn ni bị, vừa đảm bảo duy trì đàn gia súc, vừa lấy sức kéo cho nông nghiệp. Các hoạt động thủ công, tiêu biểu nhất là đan lát, phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp cho các hộ gia đình. Ngồi ra, các hoạt động khai thác tài nguyên
tự nhiên như lâm thổ sản, đánh bắt cá cũng khá phổ biến ở người Sán Dìu để đảm bảo nhu cầu hàng ngày, khi cư trú trên mảnh đất cằn cỗi.
Có thể thấy, sinh kế truyền thống của người Sán Dìu ở vùng gị đồi tỉnh Thái Nguyên đều mang tính chất tự cấp tự túc. Tuy nhiên, những tri thức lao động trong quá trình sinh tồn và phát triển đã phản ánh khả năng thích ứng và sự sáng tạo của tộc người khi cư trú trên vùng đất gị đồi nhiều khó khăn. Các hoạt động sinh kế truyền thống của người Sán Dìu phần nào giúp chúng ta nhận diện được diện mạo văn hóa của cộng đồng cư dân vùng gị đồi tỉnh Thái Nguyên.