Hộ gia đình Năm sinh Mơ hình sinh kế
Trồng trọt Chăn nuôi Sinh kế khác
Lưu Thanh Vân 1968 - Đất trồng lúa: 8 sào - Đất bãi: 3 sào (chè) - Đất rừng: 8000 m2 - 4 lợn nái - 50 lợn thịt - 1200 gà thịt - 1 trâu - Lương Chủ tịch Hội Nông dân, vùng 135: 5.2 triệu/ tháng
- Lương hưu của bố: 1.8 triệu/ tháng
- Lương con trai làm công nhân Sam sung: 5 triệu/ tháng Lưu Văn Năm 1973 - Đất trồng lúa: 2,7 sào - Đất bãi: 1 sào - 5 lợn nái - 10 - 15 lợn thịt - 2000 gà thịt - 2 trâu - Phụ cấp Trưởng ban thú y xã Bàn Đạt: 1 triệu/ tháng - Bán thuốc và điều trị bệnh thú y: 4-5 triệu/ tháng Trương Văn Cao 1968 - Đất trồng lúa: 1,5 mẫu - Đất bãi: 1 mẫu (bị khai, ngơ, khoai, sắn…) - Đất rừng: 1ha - 5 lợn nái - 30-40 lợn thịt - 100 gà thịt - 30-40 gà mái đẻ trứng - Xay sát gạo: 1 tấn/ngày = 150-200 nghìn/ ngày Đặng Văn An 1955 - Đất trồng lúa: 6 sào - Đất bãi: 2 sào (chè, ngô, khoai, sắn)
- Đất rừng trồng keo: 1ha - Đất vườn: 1 sào (chanh)
- 1 lợn nái - 2 lợn thịt - 40 gà thịt Đặng Văn Thành 1977 - Đất trồng lúa: 9 sào - Đất bãi: 5 sào (bò khai, ổi, rau)
- 1 lợn thịt - 40-50 gà thịt
- Đi chợ bán ổi, rau bò khai, các loại rau khác: 8-10 triệu/ tháng
- Đất rừng: 1ha
(Nguồn: Tư liệu điền dã)
3.2. Biến đổi trong các hoạt động sinh kế khác
Nghề thủ công
Nghề đan lát ở nhiều hộ gia đình trước kia hiện nay chỉ cịn lác đác ở một vài hộ vừa phục vụ cho nhu cầu của gia đình vừa để bn bán nhỏ lẻ. Các sản phẩm vẫn chủ yếu là nong, nia, mẹt, thúng, giọ… phục vụ lao động nông nghiệp. Đặc biệt, sản phẩm thạ dùng để đi nương, đánh bắt cá suối hiện nay khơng cịn được làm.
Do hạn chế về diện tích đất trồng và do năng suất thấp nên đất đai, ngoài trồng lúa chủ yếu dành cho việc gieo trồng các loại hoa màu (chịu hạn tốt, thích hợp phát triển trên đất tơi, xốp, kém màu mỡ) trên nương, đồi, soi, bãi. Vì vậy ở người Sán Dìu nghề dệt không phát triển, việc trồng bông, làm sợi, dệt vải trong các gia đình Sán Dìu hiện nay hồn tồn biến mất. Vải vóc và đồ may sẵn rất phong phú về chủng loại, được bán rất nhiều trên thị trường, giá cả vừa phải... Những bộ trang phục truyền thống của dân tộc cũng khơng cịn được những người con gái tự chuẩn bị mà họ thường mua sẵn cả bộ hoặc mua vải ngoài chợ về để may.
Nghề làm giấy bản, làm đồ mộc, đồ trang sức cũng khơng cịn do không phù hợp và sự thuận tiện trong mua bán việc mua bán các mặt hàng này trên thị trường. Nghề nầu rượu cũng chỉ cịn rất ít ỏi với mục đích kết hợp lấy bỗng rượu để chăn ni và dùng rượu trong gia đình hoặc có thể bán cho những hộ làng xóm lân cận, trong họ hàng.
Khai thác các nguồn lợi tự nhiên
Khai thác các nguồn lợi tự nhiên được coi là hoạt động có tính chất bổ trợ trong sinh kế truyền thống. Hiện nay, hoạt động săn bắt động vật và khai thác gỗ khơng cịn do đất rừng đã được giao cho các hộ gia đình trực tiếp quản lý và khai thác. Chính sách giao đất giao rừng được thực hiện từ năm 1983, không chỉ giúp người Sán Dìu chủ động trong phát triển sinh kế mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác hợp lý tài nguyên, giữ cân bằng môi sinh.
Như vậy, hoạt động khai thác lâm thổ sản phổ biến trước kia ở người Sán Dìu đã bị thu hẹp. Trong thực tế nó đã chuyển thành hoạt động lâm nghiệp, tính chất chiếm đoạt tự nhiên đã khơng cịn.
Qua phỏng vấn cho thấy hiện nay việc khai thác nguồn lợi tự nhiên chỉ còn ở một bộ phận nhỏ người dân, tập trung là những người làm nghề thuốc. Theo điều tra của Lê Thị Thanh Hương, đã thống kê được 178 lồi thực vật có cơng dụng làm thuốc thuộc 141 chi, 69 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch [54, tr.15]. Tuy nhiên họ cũng thường đi tìm cây thuốc ở những cánh rừng xa, ngoài địa phận cư trú của người Sán Dìu, thậm chí đi các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn…
Các hộ gia đình thường lên khu rừng của mình đã được Nhà nước giao quyền sở hữu để lấy lá vả, tìm trứng kiến về làm bánh trứng kiến vào mỗi dịp thanh minh hoặc có thể phát rẫy lớp thảm thực bì vừa tận dụng để làm chất đốt, vừa dùng để rải gốc trên những đồi chè, giảm độ rửa trơi, xói mịn đất, khi phân hủy tạo chất dinh dưỡng, làm cho đất tơi xốp, giúp cho cây rừng phát triển. Ngoài việc lấy củi để đun nấu hàng ngày, phụ nữ Sán Dìu vẫn thu hái măng, chuối rừng, rau dớn, ngót rừng, nấm, mộc nhĩ, mật ong... và các loại cây lá để chữa bệnh, lá tắm cho phụ nữ sau khi sinh, lá tắm cho trẻ sơ sinh… tuy nhiên khơng thường xun và khơng phải gia đình nào cũng biết. Qua điền dã cho thấy hiện nay chỉ có các cụ ở độ tuổi 70 trở lên mới biết các loại lá thuốc trên rừng chữa những bệnh đơn giản. Những người từ 50 tuổi trở xuống là hồn tồn khơng biết về các loại cây thuốc đó nữa, nếu muốn lấy thì phải nhờ người già trong bản.
Hoạt động mua bán, trao đổi
Do cư trú gần với người Việt và đời sống kinh tế ngày càng khấm khá, hiện nay hoạt động mua bán ở người Sán Dìu khá phát triển. Đặc biệt, người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, do điều kiện tiếp giáp thành phố và chợ Thái – chợ trung tâm thành phố Thái Nguyên nên mọi nhu cầu mua bán trao đổi rất thuận tiện (huyện Đồng Hỷ giáp ranh thành phố Thái Nguyên, qua cầu là sang đến chợ Thái). Riêng vùng Nam Hịa, có khu chợ xã riêng nên việc mua bán của đồng bào Sán Dìu diễn ra thường xuyên. Ngoài ra, đồng bào Sán Dìu ở Nam Hịa cũng có thể mua bán tại chợ trung tâm thị trấn Trại Cau, gần với Nam Hòa, rất thuận tiện. Các huyện Phú Bình, Phổ Yên, do giao thông thuận tiện, đến chợ huyện khoảng 10km, nên ngoài nhu cầu về thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày họ có thể mua tại một số cửa hàng tạp hóa trong xóm, xã đồng bào thường ra chợ trung tâm huyện hoặc các cửa hàng lớn ở thị
trấn để mua sắm các đồ dùng, thiết bị cá nhân, gia đình: quần áo, chăn đệm, đồ điện tử, điện lạnh, điện thoại...