Cơng việc Công ty Ngành nghề
Công nhân các khu công nghiệp
Samsung Điện tử
ShinWon May mặc
KCN Điềm Thụy Đa ngành nghề KCN Hồng Hải Linh kiện điện tử
TNG May mặc
Gia Sàng
Làm thuê tại chỗ
Mỏ sắt Trại Cau Khai thác khoáng sản Mỏ sắt Tiến Bộ Khai thác khoáng sản Mỏ đá vôi Quang Sơn Khai thác đá vôi
Hợp tác xã, làng nghề Hợp tác xã chế biến, kinh doanh, dịch vụ lương thực
Làng nghề chè
Làng nghề làm miến
Tự do Hái chè, sản xuất nông nghiệp, phụ hồ, xây dựng...
Kinh doanh cá thể Tạp hóa
Cắt tóc, gội đầu
Bán thực phẩm, thức ăn hàng ngày Cửa hàng phân bón, thức ăn chăn nuôi Dịch vụ vận tải
Các tiểu thương thu mua chè ...
Đi làm ăn xa Khai thác vàng
Kinh doanh cá thể hoặc làm thuê ngoài địa bàn cư trú
(Nguồn: Tư liệu điền dã)
Sự xuất hiện của các loại hình sinh kế phi nơng nghiệp xuất phát từ việc dư thừa lao động khi người Sán Dìu tiếp cận được các thành tựu khoa học trong sản xuất nông nghiệp nên đã giảm bớt thời gian và sức lao động: sử dụng phân bón trong chăm sóc, cơ giới hóa trong sản xuất… Các sinh kế mới ở người Sán Dìu ngồi mục đích mang lại nguồn thu nhập cao cịn là cơ hội cho các thành viên tộc người được mở rộng quan hệ xã hội, giao lưu, tiếp cận những tri thức mới, nâng cao nhận thức. Đó là xu thế tất yếu của quá trình hội nhập và phát triển hiện nay.
Trong các hoạt động sinh kế mới, phân công lao động cũng rất rõ ràng theo giới tính. Những cơng việc địi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết, kiên nhẫn như làm linh kiện điện tử, may mặc… có sự thu hút với các lao động nữ Sán Dìu. Qua điền dã cho thấy, các đối tượng đi làm công nhân tại các khu công nghiệp tập trung ở đối tượng từ 18 – 35 tuổi, thường là các lao động nữ, tỷ lệ nam giới khá ít, khoảng 20%. Các
lao động nam thường lựa chọn những cơng việc địi hỏi sức lao động, sức khỏe, sức bền như: phụ hồ, xây dựng, làm công nhân tại các mỏ khai thác khoáng sản, kinh doanh dịch vụ vận tải… Đa số họ đều có trình độ học vấn thấp, chỉ học hết tiểu học hoặc trung học, số ít học hết phổ thơng. Vì vậy, họ khơng có điều kiện lựa chọn cơng việc mà chỉ đơn thuần là lao động phổ thơng.
Ngồi công việc làm công nhân là liên tục và thường xuyên do sự quản lý thời gian và lao động của các cơng ty thì hầu như ở những cơng việc như làm thuê hay đi làm ăn xa, người Sán Dìu đều làm theo thời vụ, thời điểm. Họ có thể tranh thủ những khi cơng việc đồng áng của sản xuất nơng nghiệp hịm hịm để đi làm thuê, kiếm thêm thu nhập, tùy vào từng cơng việc cụ thể. Ví dụ việc đi hái chè thuê thường tập trung vào vụ chính từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm với mức thu nhập từ 150 đến 200 nghìn đồng/ngày. Hoặc phụ hồ bất cứ lúc nào khi rảnh việc và cần thu nhập với ngày cơng từ 200 - 300 nghìn đồng/ngày. Những người đi đào vàng thì thường đi vài tháng cho đến cả năm. Những người đi làm ăn xa, đi phụ hồ, đào vàng… thường tập trung theo đồn, là những người cùng làng hoặc có mối quan hệ anh em đồng tộc. Họ thường đi vào dịp ngay sau tết Nguyên đán. Có những hộ gia đình giàu lên nhờ vào đào vàng (điển hình như xóm Đồng Quan 1, xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình). Nguồn thu nhập đó được họ sử dụng vào việc xây nhà cửa, mua sắm thiết bị, đồ dùng trong gia đình và đầu tư phát triển mơ hình chăn ni theo trang trại.
Việc kinh doanh cá thể ngay tại địa phương chiếm số lượng rất ít, phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt và lao động hàng ngày của người dân nơi cư trú, thường là bán hàng tạp hóa, bán thực phẩm tươi sống (thịt lợn, rau, củ quả…), cắt tóc, gội đầu, bán vật tư nơng nghiệp: phân bón, thức ăn chăn nuôi… Điều này cho thấy, người Sán Dìu chưa thực sự chủ động và phát triển trong các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp. Hầu hết các hoạt động đều rất nhỏ lẻ, đáp ứng nhu cầu tại chỗ với thu nhập thấp. Chủ yếu họ sử dụng sức lao động của mình để đi làm thuê khi rảnh rỗi lao động nông nghiệp và kiếm thêm thu nhập trang trải các sinh hoạt trong gia đình, ni con cái ăn học và lấy vốn đầu tư cho nông nghiệp.
Bảng 3.7. Bảng thống kê các hoạt động kinh doanh cá thể phi nơng nghiệp ở người Sán Dìu hiện nay
Hoạt động sinh kế
Xóm Bờ Tấc, xã Bàn Đạt, Phú Bình Xóm Thanh Chử, Linh Sơn, Đồng Hỷ Số lượng Hộ gia đình Số lượng Hộ gia đình Dịch vụ cơ khí
1 - Lưu Văn Hải 0
Dịch vụ tạp hóa
4 - Hoàng Văn Tuấn
- Diệp Văn Hưng - Trần Văn Minh - Trần Văn Thuận
7 - Trương Văn Hà
- Đặng Văn Bình - Trương Văn Nguyệt - Liễu Văn Hương - Trương Văn Thuận - Trương Văn Chung - Đặng Văn Nam
Sản xuất
nghề mộc
3 - Lưu Văn Lợi
- Trần Văn Lâm - Lục Văn Chín
2 - Trương Văn Ngọc
- Trương Văn Thi
Kinh doanh vận tải
4 - Lưu Văn Đăng (xe tải)
- Trần Văn Sáu (xe tải)
- Hoàng Văn Tuấn (xe du lịch) - Trương Xuân Đức (xe du lịch)
9 - Liễu Văn Khổn (xe tải)
- Liễu Văn Chung (xe du lịch) - Liễu Văn Phương (xe tải) - Liễu Văn Tuấn (xe du lịch) - Liễu Văn Cường (xe tải) - Liễu Văn Xuân (xe tải) - Liễu Văn Hải (xe tải) - Liễu Văn Bẩy (xe tải)
- Trương Văn Chung (xe du lịch)
Xay sát gạo 1 - Hoàng Văn Tuấn 1 - Trương Văn Cao
Cắt tóc, gội đầu 0 1 - Liễu Thị Yến Bán thực phẩm, thức ăn hàng ngày
2 - Diệp Văn Hưng
- Trần Văn Minh
3 - Đặng Văn Thuận
- Trương Văn Chung - Đặng Văn Nam
Cửa hàng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật
2 - Lưu Văn Hai
- Lưu Văn Năm (trưởng ban thú y)
2 - Đặng Văn Lân
- Ôn Văn Hà
Cửa hàng
thuốc tây
0 1 - Liễu Thị Hải Yến
Làm thuốc nam
1 - Trương Xuân Đức 1 - Đặng Văn Bẩy
May mặc, sửa chữa quần áo 0 1 - Đặng Thị Ba Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe tại nhà 0 1 - Đặng Văn Minh (cán bộ trạm y
tế xã Linh Sơn nghỉ hưu; con trai làm bệnh viện quân y 91 Phổ Yên)
Internet 0 2 - Liễu Văn Xuân
- Liễu Văn Hải
Sửa chữa xe máy, xe đạp 1 Trần Văn Long 0 Buôn bán và sửa chữa điện thoại
0 1 - Trương Văn Tuyển
Nấu rượu 6 - Lưu Thanh Văn
- Lý Văn Thịnh - Trần Văn Chấn Trần Văn Hiền - Trần Thuận - Hoàng Thị Kẻm
3 - Trương Văn Thiện
- Đặng Văn Tư - Đặng Bình An
Tuy chưa thực sự phát triển nhưng có thể nói, sự xuất hiện của các hoạt động kinh doanh cá thể từ sinh kế phi nơng nghiệp ở người Sán Dìu đã tạo nên một diện mạo mới trong đời sống kinh tế của tộc người. Bảng thống kê dưới đây cho thấy bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các trang trại chăn ni trong nơng nghiệp thì hiện nay, ở người Sán Dìu xóm Bờ Tấc, xã Bàn Đạt việc đa dạng hóa ngành nghề khá hiệu quả. Những hộ sản xuất kinh doanh tiêu biểu không chỉ tập trung ở các hộ làm nơng nghiệp mà cịn có sự xuất hiện khá nhiều các hộ kinh doanh cá thể các lĩnh vực phi nông nghiệp như: làm mộc, kinh doanh vận tải, vật tư nơng nghiệp, tạp hóa…
Bảng 3.8. Danh sách hộ dân tộc Sán Dìu sản xuất kinh doanh giỏi xóm Bờ Tấc, xã Bàn Đạt TT Họ tên chủ hộ Năm sinh Tổng số khẩu/hộ Mơ hình Cấp cơng nhận Huyện Tỉnh TW
1 Lục Văn Lập 1966 5 Chăn nuôi, tổng hợp X
2 Lưu Thanh Vân 1968 7 Chăn nuôi, tổng hợp X
3 Lưu Văn Đăng 1961 8 Chăn nuôi, tổng hợp X
4 Lưu Văn Hải 1986 4 Dịch vụ, cơ khí X
5 Diệp Văn Ngọc 1976 6 Chăn nuôi, tổng hợp X
6 Hoàng Văn Tuấn 1982 6 Dịch vụ tạp hóa X
7 Lưu Văn Hai 1981 5 Kinh doanh thức ăn
chăn nuôi
8 Lục Văn Lợi 1984 6 Sản xuất nghề mộc
9 Trần Văn Lâm 1962 6 Sản xuất nghề mộc
10 Lục Văn Chín 1984 5 Sản xuất nghề mộc
11 Trần Văn Sáu 1984 5 Kinh doanh vận tải
(Nguồn: Số liệu thống kê của Hội Nông dân xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình, năm 2017)
Bảng 3.9. Danh sách hộ dân tộc Sán Dìu sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ
TT Họ tên chủ hộ Năm sinh
Xóm Mơ hình
1 Lý Văn Bình 1965 Bến Đò Ổi, rau bò khai
2 Nguyễn Thị Huệ 1972 Thanh Chử Ổi, rau bị khai
(Nguồn: Số liệu thống kê của Hội Nơng dân xã Linh Sơn, Đồng Hỷ, 2017)
3.4. So sánh sinh kế của người Sán Dìu với một số tộc người vùng gị đồi
Cùng là cư dân rẻo giữa nhưng có thể nhận thấy rõ nét sự linh hoạt, nhạy bén của tộc người Sán Dìu trong việc thích ứng so với các tộc người khác trong vùng. Nếu như đến vùng người Sán Chỉ ở Phú Lương hay người Dao ở Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên, chúng ta vẫn có thể dễ dàng bắt gặp những khoảng đồi trọc đất trống. thì người Sán Dìu lại biết tận dụng triệt để mọi nguồn đất đai để khai thác. Tùy thuộc vào độ dốc, độ cao của địa hình, họ có thể lựa chọn các giống cây trồng từ hoa màu, cây ăn quả đến các loại cây lấy gỗ để phủ xanh các khoảng đồi đồng thời có được nguồn thu nhập kinh tế khá ổn định cho gia đình.
Điển hình, ở vùng Đồng Hỷ, bà con Sán Dìu có cây kinh tế là giống ổi Đài Loan, rau đặc sản bị khai. Vùng Phú Bình, thổ nhưỡng khơng phù hợp với khai thác cây thế mạnh như Đồng Hỷ thì bà con lại tận dụng lợi thế đất dốc, vườn rộng để phát triển các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Không chỉ là tộc người nhạy bén trong khai thác lợi thế của vùng đất dốc, bà con Sán Dìu cịn thể hiện tính cố kết cộng đồng chặt chẽ trong việc hỗ trợ nhau cùng phát triển kinh tế. Khi nhận thấy hiệu quả của các cách làm kinh tế nói trên, trong thơn bản, bà con tự bảo ban nhau nhân rộng mơ hình. Họ chia sẻ với nhau về nguồn giống, kỹ thuật, thậm chí hỗ trợ nhau cả về vốn mà khơng tính đến lợi nhuận thiệt hơn hay lo lắng về sự cạnh tranh của đầu ra sản phẩm. Đối với việc trồng cây ăn quả, trồng chè hay rau đặc sản, bà con đổi công, hộ công giúp đỡ nhau trong việc làm cỏ, chăm sóc hay thu hoạch. Trong chăn ni, người Sán Dìu ở Phú Bình cùng tìm đầu ra cho đàn gia súc, gia cầm, sao cho không bị các thương lái ép giá.
Như vậy, có thể thấy, khơng chỉ là tộc người có tinh thần tự lực cao mà đồng bào Sán Dìu cịn là cộng đồng rất nhạy bén và chủ động trong quá trình phát triển kinh tế. Nhờ đó, họ có thể sinh tồn và tạo dựng cho mình một bản sắc văn hóa độc đáo trên vùng cư trú gị đồi đất dốc, vơ cùng khó khăn đối với việc sản xuất cũng như sự phát triển.
Nếu như ở Thái Nguyên, cây chè, ổi, bò khai được coi là cây kinh tế của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ thì ở vùng Lục Ngạn, Lục Nam của tỉnh Bắc Giang, cây vải thiều cũng trở thành cây thế mạnh, mang lại thu nhập kinh tế cao cho bà con Sán
Dìu. Theo như trao đổi với các bạn sinh viên của trường Đại học Khoa học đến từ các huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, tác giả được biết, nhờ cây vải thiều mà các hộ gia đình ở đây họ làm một vụ vải cũng đủ ăn cho cả năm.
So với người Tày, Nùng cư trú ở vùng thung lũng của tỉnh Thái Nguyên như Định Hóa hay Đồng Hỷ, điều kiện tự nhiên để sản xuất thuận lợi hơn rất nhiều vùng người Sán Dìu sinh sống. Thậm chí, cùng trên dải đất đồi gị của địa hình trung du ở tỉnh Thái Nguyên, người Sán Chỉ ở Phú Lương hay người Dao ở Võ Nhai cũng không có được những sự linh hoạt trong phát triển kinh tế như người Sán Dìu. Điều này thể hiện rất rõ trong chiến lược sinh kế của bà con Sán Dìu ở hai huyện Đồng Hỷ và Phú Bình. Họ biết tận dụng lợi thế nói riêng của từng vùng cư trú để phát triển kinh tế. Đặc biệt, vẫn tập trung sản xuất nông nghiệp nhưng họ đã biết chuyển hướng từ một nền kinh tế nông nghiệp tự cấp tự túc, tự sản tự tiêu sang nền kinh tế hàng hóa và có được nguồn thu nhập khá thường xuyên và ổn định, đóng góp cho sự phát triển của kinh tế hộ gia đình ở người Sán Dìu.
Từ những ví dụ thực tiễn trên, có thể nhận thấy sự linh hoạt, nhạy bén của cộng đồng Sán Dìu trong chiến lược sinh kế, mặc dù, điều kiện tự nhiên vùng cư trú của họ có khơng ít khó khăn.
Về địa bàn cư trú, cùng là vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên nhưng so với xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình, người Sán Dìu ở xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ có những thuận lợi để phát triển kinh tế hơn.
Thứ nhất, về vị trí địa lý, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ tiếp giáp với trung tâm
thành phố Thái Nguyên (từ chợ Thái – chợ trung tâm, lớn nhất thành phố, qua cầu Bến Oánh, cách khoảng 5km là đến trung tâm xã, tiếp khoảng 2km sẽ vào đến các xóm người Sán Dìu cư trú ở Thanh Chử, Thơng Nhãn, Ao Lang, Bến Đò…). Trong khi đó, Bàn Đạt lại là xã miền núi khó khăn của huyện Phú Bình (từ thành phố về trung tâm huyện Phú Bình khoảng 25km, từ trung tâm huyện về trung tâm xã Bàn Đạt khoảng 12km), để đến các xóm người Sán Dìu cư trú tại xã Bàn Đạt (Bờ Tấc, Đá Bạc, Cầu Mành) thì khoảng 7 – 10km tiếp theo. Xóm Bờ Tấc, xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình là hiện nay vẫn là xã thuộc diện 135.
Như vậy, về vị trí địa lý, người Sán Dìu cư trú ở xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong giao lưu, buôn bán để phát triển kinh tế hơn so với
người Sán Dìu ở xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình. Với lợi thế gần chợ trung tâm, chợ đầu mối của thành phố Thái Nguyên, đầu ra của các sản phẩm lao động nơng nghiệp (ổi, rau bị khai…) của bà con Sán Dìu có thị trường rộng lớn hơn.
Thứ hai, thế mạnh kinh tế của bà con Sán Dìu xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ là
cây ăn quả (ổi) và rau đặc sản (bị khai), ở huyện Phú Bình, lợi thế của địa hình dốc, đất rộng lại tạo điều kiện phát triển các trang trại quy mô lớn. Ở mỗi địa bàn cư trú khác nhau cùng trên dạng gị đồi, người Sán Dìu đã có những sự thích ứng khác nhau để phát huy lợi thế kinh tế trên vùng đất dốc. Tuy vậy, có thể nhận thấy, các mơ hình chăn ni ở Phú Bình địi hỏi sự đầu tư về vốn, kỹ thuật nhiều hơn, số lượng và năng suất kinh tế của đàn gia súc, gia cầm lại phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trường (hiện tượng lợn ăn sổ đỏ cuối năm 2016, đầu 2017)… Trong khi đó, với tính chất thổ nhưỡng và khí hậu của vùng cư trú, cây rau đặc sản bò khai và giống ổi Đài Loan được người Sán Dìu trồng ở xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ lại có thể dễ dàng phát triển, cho năng suất thường xuyên ổn định, hiệu quả kinh tế cao mà không cần đầu tư quá nhiều vốn và kỹ thuật chăm sóc. Hơn nữa, với các sản phẩm nơng nghiệp này, lại có vị trí địa lý tiếp giáp trung tâm thành phố nên bà con Sán Dìu hồn tồn có thể chủ động mang bán lẻ, không bị