Các loại hình sử dụng đất chính của người Sán Dìu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế vùng gò đồi của người sán dìu ở tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 81)

Địa hình Hình thức canh

tác đất đai

Giống cây trồng

Bằng phẳng Ruộng nước Lúa tẻ/nếp 1 vụ hè thu (Mộc tuyền, lúa câu, mố lạn, lúa nếp, lúa kép)

Hoa màu vụ đông xuân (ngô, khoai, khoai sọ)

Chân núi Ruộng lầy Lúa 2 vụ (Mộc tuyền, lúa câu, mố lạn, lúa nếp, lúa kép) Cấy rau cần, rau muống vụ đông xuân/xuân hè Ven sông

suối

Ruộng cạn, soi bãi

Lúa tẻ, lúa nếp 1 vụ

Hoa màu: ngô, đỗ, khoai, măng… Sườn đồi Ruộng bậc thang Lúa ba giăng

Hoa màu vụ đông xuân (khoai sọ, đỗ, ngô) Sườn đồi Nương Lúa lốc, lúa mố 1 vụ

Hoa màu (khi đất còn màu mỡ)

Cây công nghiệp: chè, hồi, chàm, cây ăn quả (ổi, bưởi, táo, vải, nhãn), cây lấy gỗ (xoan, thông, bạch đàn...)

(Nguồn: Tư liệu điền dã) Công cụ lao động

Địa hình khơng bằng phẳng nên việc đi bộ, gánh vác đối với người Sán Dìu khơng hồn tồn thuận lợi như cư dân vùng thấp. Khơng giống với cư dân vùng cao thường dùng ngựa thồ để đi lại và vận chuyển, người Sán Dìu đã sáng tạo chiếc xe quệt [7, tr. 37], rất thích hợp với dạng địa hình núi thấp, góp phần hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp và giải phóng sức lao động của con người. Họ sử dụng trâu lấy sức kéo là chủ yếu. Hiện nay, người Sán Dìu khơng cịn sử dụng xe quệt nữa, thay vào đó là xe cải tiến hoặc các loại máy kéo, công nông... Các cụ già cho biết, từ khoảng thập niên 60, 70 chiếc xe quệt đã được thay thế bằng xe cải tiến.

Hộp 2.9: Khơng biết có phải xe cải tiến của người Kinh là học người Sán Dìu

làm được bao nhiêu việc nặng đấy. Bây giờ có máy móc thay thế rồi nhưng vẫn nhớ cái xe trâu kéo lắm. (Lưu Văn B, 70 tuổi, làm ruộng, Bàn Đạt, Phú Bình).

Nguyên liệu dùng để thiết kế xe quệt hoàn toàn bằng tre và gỗ, không sử dụng vật liệu sắt. Các bộ phận của xe được liên kết với nhau bằng những thanh giằng để tạo thành khung xe, những đố và những thanh giằng đó được cắm chặt vào các lỗ đục suốt hoặc đục nửa, có chèn và có chốt rất chắc. Xe quệt do một con trâu kéo, nó là phương tiện duy nhất di chuyển hầu hết ở mọi địa hình nơi đồng bào sinh sống. Khi chun chở thóc lúa, hàng hố thì họ đan một cái sọt bằng nứa, kích thước to hơn bề mặt của xe một chút, họ để sọt (thùng chở hàng) gần giống bồ đựng thóc của người Kinh, nhưng thành sọt thấp, lên xe quệt, lót bao tải, nilon, đổ thóc lúa lên. Khi chở phân ra đồng, họ cũng đan sọt (không đan dày mà thưa như rổ xảo) cho phân vào sọt, đặt lên xe kéo ra đồng, lên nương. Những khi đi vào rừng lấy củi thì bỏ sọt, củi được bó thành từng bó đặt trực tiếp lên xe kéo về. Xe quệt là phương tiện chuyên chở, vận tải hàng hố rất cơng dụng và tiện lợi, giúp cho đồng bàn đỡ vất vả trong công việc vận chuyển hàng hoá [128].

Hộp 2.10: Trước năm 1960, gỗ làm xe quệt là gỗ cây thành ngạnh, phải lên rừng mới có. Gỗ này tốt dùng làm xe quệt khơng bị nhanh mịn và gỗ cứng nên rất bền. (Nông Quốc T, 65 tuổi, làm ruộng, Thông Nhãn, Linh Sơn, Đồng Hỷ).

Ngồi xe quệt, người Sán Dìu cịn dùng xe trâu. Xe trâu được làm bằng gỗ tấu, cấu tạo gồm hai càng xe, thùng xe (có sàn và hai thành xe), có ván tiền, ván hậu. Tồn bộ thùng xe được ghép bằng ván dài khoảng 2m. Hai bánh xe có thể làm bằng gỗ tấu, những vịng ngồi vành xe có bọc sắt (mà đồng bào quen gọi là xe trâu bánh sắt) hoặc dùng bánh lốp cao su mua ở ngoài chợ. Hiện nay xe trâu (hoặc xe bánh sắt) vẫn được đồng bào sử dụng rộng rãi làm phương tiện vận tải chuyên chở hàng hoá [128].

Những phương tiện vận tải truyền thống đã góp phần quan trọng trong việc lưu thơng hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc Sán Dìu. Điều này cho thấy, dù cư trú trên mảnh đất khơng hồn tồn thuận lợi nhưng người Sán Dìu khơng bị khuất phục, ngược lại họ chinh phục tự nhiên, tận dụng nguồn tài ngun sẵn có, sáng tạo để thích nghi, tồn tại và phát triển cuộc sống.

Ngồi ra đồng bào cịn sử dụng chiếc cày chìa vơi (lái cợc) chắc và nhẹ, rất phù hợp với các chân ruộng bậc thang và đặc biệt là trên nương dốc [7, tr. 35]. Trên mảnh đất cằn cỗi, cày không chắc không thể chịu được khi va vào đá và rễ cây. Địa hình dốc, cần chiếc cày nhẹ để thuận tiện trong quá trình vận chuyển và lao động. Hình ảnh chiếc cày gỗ cũng được thể hiện qua lời hát soọng cô:

Mũi cày không đáng bao nhiêu tiền Sắt vụn làm cày nuôi cha mẹ Gỗ cong làm cày cày muôn năm.

Hộp 2.11: Trước kia khơng có tiền, cày chỉ làm bằng gỗ thôi. Chọn gỗ lim hoặc gỗ cây nhừ mới tốt, chịu được nước, ít bị mục. Nhưng chỗ người Sán Dìu ở khơng có đâu, phải đi tìm trên rừng xa mang về. (Đặng Văn A, 63 tuổi, làm ruộng,

Linh Sơn, Đồng Hỷ).

Khâu làm đất cuối cùng, đồng bào dùng bừa đơi, bừa một hoặc bừa bàn. Bừa một có 11 hoặc 13 răng, do một trâu hoặc bị kéo. Bừa đơi 16 răng, do hai trâu kéo. Khi đi làm, họ luôn mang theo những thanh gỗ hoặc thanh tre già để thay răng bừa hoặc chêm cày khi hỏng (do thường xuyên gặp đá), không bị gián đoạn công việc [7, tr. 35]. Canh tác trên điều kiện địa hình gị đồi khơng mấy thuận lợi nhưng người Sán Dìu rất nhạy bén trong lao động để thích nghi và chinh phục tự nhiên.

Nếu như nhiều tộc người khác ở miền núi sử dụng vồ đập đất thì người Sán Dìu đã biết dùng trục lăn để làm nhỏ đất. Đây là đặc điểm rất khác biệt so với các dân tộc trong vùng. Lợi dụng điều kiện đất đồi tơi, xốp, dễ vỡ, đồng bào đã sáng tạo ra trục làm đất (môc lộc) bằng đá hoặc bằng gỗ để giảm sức lao động của con người và tăng năng suất. Loại trục này thường có hình trụ, có đường kính tiết diện ngang khoảng 45 - 50cm, dài khoảng 100 - 120cm. Trục dọc xuyên qua chính giữa. Lắp vào khung gỗ, nối với chão, thừng, vai trâu (ngói de). Ngồi làm đất, người Sán Dìu cịn dùng loại trục này để trục lúa khi thu hoạch [94, tr. 582].

Cuốc cào (bong thoi) của người Sán Dìu có nhiều loại, với các kích cỡ khác nhau. Đáng chú ý là chiếc cào bàn (thui phá) của họ. Đây là một loại nông cụ rất phổ biến, dùng để vun đất thành luống, trồng các loại hoa màu [94, tr. 582]. Sử dụng cào

này cần 2 người, chồng kéo dây, vợ xúc đất vun thành luống, nhẹ nhàng, không mất sức, năng suất cao hơn nhiều so với vun bằng cuốc.

Để làm cỏ lúa và các loại hoa màu, đồng bào sử dụng chiếc cào sắt có răng cưa

(vơ cạt). Chiếc cào này giống với nạo cỏ của người Việt nhưng ở lưỡi cào có các khía

răng cưa để phù hợp với điều kiện đất đai cằn cỗi, nhiều đá sỏi, đất cứng của vùng gị đồi. Có như vậy mới có thể xới bật gốc của các loại cỏ dại, đảm bảo sự sinh trưởng của các loại cây trồng.

Xẻng (xán) cũng là một loại công cụ làm đất rất tiện lợi, nhất là trong việc đào đất triền đồi, khai phá ruộng bậc thang của người Sán Dìu [94, tr. 582]..

Dao quắm (quay chủi tao), ngoài chức năng chặt tre gỗ, phát cây, dọn nương cịn là cơng cụ phát bờ, dọn bờ phổ biến của người Sán Dìu [94, tr. 582]. Dao quắm là vật bất ly thân đối với người đàn ơng Sán Dìu khi đi nương, lên rừng.

Đồng bào sử dụng liềm (lem) để thu hoạch lúa nước. Đối với lúa nương, người Sán Dìu có vằng hay hái nhắt (vơ lem), nhỏ, sắc, dùng để cắt các bông lúa trên nương mọc thưa nhưng thân cây dai. Vằng là một loại hái có lưỡi lắp ở phía lưng của qo hái. Hái chỉ bằng 2 ngón tay, gồm một thân hái bằng gỗ hình bán nguyệt, hình thanh hay hình con chim. Lưỡi hái là miếng sắt hình chữ nhật dài 3cm, rộng 2cm [7, tr. 37].

Phương thức chăm sóc, thu hoạch, bảo quản

Do sự phức tạp về địa hình, đất canh tác thường bị rửa trơi xói mịn, giảm độ màu mỡ sau mỗi vụ canh tác. Do vậy, để phục hồi và đảm bảo dinh dưỡng cho đất ở những vụ mùa sau, bà con Sán Dìu rất chú trọng việc chăm sóc, cải tạo nguồn đất.

Trước mỗi mùa vụ, các khu ruộng đều được cày ải, phơi khô để hạn chế sự phát triển của sâu bệnh, các loại cỏ dại. Việc cày đất phơi ải làm cho đất tốt, thêm độ phì nhiêu, đất được phơi khô sẽ tơi, gặp mưa đất ngấu nát ngay, khi cấy cây lúa mau tốt.

Sinh sống trên vùng đất gò đồi, đồng bào biết tận dụng thảm thực bì trong rừng để ủ phân, làm tốt đất. Đất được ủ bằng phân chuồng - u hụn (sản phẩm của hoạt động chăn nuôi), phân xanh - xịn mảnh (gốc rơm rạ, thân cây lạc, củ mỡ, cành lá xanh...) và phân hun - seo hụn (tro đốt) [94, tr. 585].

Hộp 2.12: Sau khi thu hoạch, các gốc rơm rạ trên ruộng sẽ được thu gom lại

làm cho đất thêm nguồn dinh dưỡng. (Ma Thị H, 50 tuổi, làm ruộng, Linh Sơn, Đồng

Hỷ).

Đối với loại ruộng rộc và ruộng bậc thang, các thửa ruộng đều được cày làm giâm (cày lật đất rồi ngâm đất trong nước thật kỹ ngay sau khi thu hoạch ngô, đỗ, lạc). Biện pháp làm giâm được coi là biện pháp tối ưu vì vừa tận dụng được nguồn nước mưa vừa giảm các chất độc trong đất và phân hóa chất hữu cơ do giữa vụ hoa màu với vụ lúa ngắn ngày không đủ thời gian phơi ải. Trong lúc ngâm đất, họ thường cho thêm phân đã được ủ hoai hay cây phân xanh chặt nhỏ vãi xuống ruộng để tốt đất, trong thời gian này họ cũng tiến hành vạc cỏ bờ xung quanh để không cho sâu bệnh sinh sôi nảy nở, chuột không làm hang ổ và be bờ để giữ nước. Khi mạ sắp được ngày cấy, đất được cày lại và bừa kĩ, nhuyễn hơn.

Riêng đối với ruộng lầy thụt họ khơng dùng đến sức kéo của trâu bị để làm đất mà họ chỉ cuốc bùn lên và dùng chân dẫm hoặc trâu quần cho đất có độ nhão. Đối với loại ruộng này, ngay khi gặt lúa xong, đồng bào tiến hành làm đất luôn, tận dụng chân rạ làm mùn cho ruộng. Trong suốt quá trình làm đất, cần phải ngâm nước ngập mặt ruộng, vừa làm các gốc rạ nhanh phân hủy vừa là cho mềm đất.

Đối với giống lúa nước, trước khi gieo trồng họ thực hiện khâu xử lý hạt giống bằng cách ngâm thóc giống vào những chiếc thau, vại hoặc chum vào nước ấm theo tỉ lệ 3 sơi 2 lạnh, lượng nước gấp ba lần lượng thóc bởi vì q trình này thóc sẽ hút nước và để đảm bảo thóc được no nước cần phải đủ lượng nước. Trong quá trình ngâm hạt giống bà con rất chú trọng đến việc đảo thóc để loại bỏ các hạt lép, đảm bảo việc nảy mầm thóc giống và chất lượng mạ. Thời gian ngâm tùy thuộc vào nhiệt độ thời tiết, khoảng từ 18 – 24h với giống lúa cách vụ và 30 – 36h với giống lúa liền vụ. Trong thời gian ngâm, ngày đầu tiên thay nước 1 lần, ngày tiếp theo thay nước 2 lần/ ngày để không bị hỏng giống. Sau khoảng thời gian ngâm trên, bà con kiểm tra thấy hạt thóc no nước thì đãi thật sạch cho hết nước chua, rồi đem ủ khoảng 1 ngày. Nếu để đọng nước ngâm sẽ dễ gây ra thối mầm khi hạt thóc nứt nanh. Quan sát thấy hạt thóc nứt nanh thì đem gieo ngay để tránh khơng làm tổn thương mầm và rễ mạ.

Đất gieo mạ thường được chọn ở khu bằng phẳng, thoát nước. Họ thường lựa chọn những nơi cạnh bờ ao, mương máng, suối để tiện nước làm đất. Thông thường

bà con làm đất chiều hôm trước và để qua đêm đến sáng mới gieo. Theo kinh nghiệm, làm như vậy thì mới đảm bảo được mặt đất vừa se được nước vừa tận dụng được độ ấm của buổi trưa, giúp hạt giống phát triển nhanh hơn.

Sau khi gieo mạ được 12 đến 15 ngày, cây mạ đủ già thì bà con bắt tay vào vụ cấy. Đối với các loại giống lúa câu và mộc tuyền bà con thường cấy cây cách cây khoảng 5 - 7cm, từ 5 – 6 rảnh. Theo kinh nghiệm bà con ở đây cho biết vì đây là loại giống lúa ra rất ít hạt nên phải cấy nhiều rảnh. Theo tập quán của người Sán Dìu, bà con trong làng thường đổi cơng giữa các gia đình khi cấy lúa, việc này sẽ tạo điều kiện cho lúa phát triển đều, chín đều, thuận lợi khi thu hoạch và đảm bảo năng suất.

Làm cỏ, vun gốc cho các loại cây trồng là một trong các khâu canh tác khơng thể thiếu của người Sán Dìu. Sau khi cấy xong bà con bước vào thời kì chăm sóc và bảo vệ cây, đây là thời kì vơ cùng quan trọng và họ bắt buộc phải theo dõi chu kì sinh trưởng của cây lúa để làm cỏ và bón thúc phân cho đúng thời vụ. Trong một vụ lúa bao giờ họ cũng làm cỏ sục bùn (tảo vơ xảo) ít nhất hai lần. Lần thứ nhất vào khoảng ngày thứ 35 sau khi cấy. Kết hợp lần làm cỏ này, họ dùng phân xanh: Cây cỏ nhật, cây lạc, đậu tương…băm nhỏ và bón thúc cho lúa. Lần làm cỏ thứ hai vào lúc lúa chuẩn bị làm đòng. Kết hợp với làm cỏ, sục bùn, lần này họ dùng phân chuồng ủ mục bón thúc cho lúa. Thời gian sau khi cấy bà con vẫn luôn chú ý đến việc phát bờ xung quanh để làm hạn chế, giảm thiểu các loại sâu bọ và chuột sinh sôi. Công việc bẫy chuột, bả chuột thường xuyên được bà con thực hiện để chúng không phá hại. Thời điểm thu hoạch thường vào cuối tháng 9 đầu tháng 10. Họ thường xác định thời điểm thu hoạch bằng cách quan sát ruộng lúa thấy chín vàng tỉ lệ hạt chín 85 – 90% là họ bắt đầu thu hoạch, nhưng nhờ vào kinh nghiệm lâu năm họ xác định cấy lúa cứ trỗ 26 – 32 ngày bắt đầu gặt thì lúa đảm bảo độ chín và tỉ lệ rụng là thấp nhất. Trước khi thu hoạch từ 7 – 10 ngày họ tháo cạn nước giúp cho lúa chín nhanh và tạo điều kiện thuận lợi cho thu hoạch.

Đối với loại lúa lốc và lúa mộ chủ yếu được trồng trên các soi, bãi khơ, bởi đặc tính của hai loại lúa này có khả năng chịu hạn cao. Khi có mưa xuống, đồng bào tiến hành gieo thẳng thóc trên các đám nương, rắc một lớp đất mỏng phủ lên để tránh chim ăn và các sinh vật phá hoại. Mỗi khi tra hạt trên nương, đồng bào thường kết hợp trồng các loại khoai sọ, bầu bí, mướp, đậu xung quanh nương lúa với quan niệm

lúa thấy cây tươi tốt thì nhanh lớn, đồng thời cũng là hàng rào chống các loại thú phá hại lúa. Để chống chim thú phá hoại, người Sán Dìu làm các hình người bằng rơm hoặc thân chuối để đuổi chim thú. Trong thời gian chờ cho cây lớn và phát triển thì bà con cũng phải trải qua 2 – 3 lần phát và nhổ cây cỏ dại, lần thứ nhất vào lúc cây được 15 – 20 ngày tuổi, lần 2 là vào một tháng sau đó, lần 3 trước ngày thu hoạch 1,5 – 2 tháng. Những năm có mưa nhiều đồng bào tỉa bớt cây cho lúa phát triển nhanh. Hai loại lúa này thường được thu hoạch sớm hơn giống lúa trồng dưới nước.

Đối với các loại hoa màu: ngô, khoai, sắn, lạc, đậu, vừng... người Sán Dìu cũng rất chú trọng khâu làm cỏ, vun xới. Theo kinh nghiệm của bà con các loại cây này thuộc bộ rễ chùm và rễ củ, ngập nước rất rễ bị úng, nhất là rễ dạng củ, khi trồng họ thường quén luống cao khoảng 15 – 25cm, rộng khoảng 1,2 - 1,5m. Sau khi quén luống thì tùy từng loại giống cây trồng còn đánh rãnh hay cuốc hố bón lót phân chuồng, sau đó mới tra hạt giống. Đối với các loại lạc, đỗ thường được trồng dày hơn so với ngô bởi những cây này thuộc loại thân nhỏ. Đối với loại đỗ đen khi cây đã lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế vùng gò đồi của người sán dìu ở tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)