Địa bàn Số hộ nghèo Số hộ cận nghèo Ghi chú Xóm Bờ Tấc, xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình 51 73 Vùng 135
Xóm Thanh Chử, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ 7 6
3.5. Xu hướng biến đổi sinh kế
Trong xu thế phát triển kinh tế chung hiện nay, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giảm dần chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc, giữa các vùng. Cùng với xu thế chung đó, được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương và sự thay đổi trong tư duy nhận thức của các thành viên cộng đồng, diện mạo kinh tế của người Sán Dìu trên vùng đất gị đồi tỉnh Thái Nguyên đang từng bước thay da đổi thịt.
Sinh kế chính của người Sán Dìu ở Thái Nguyên hiện nay vẫn là lao động nông nghiệp. Tuy nhiên, từ sau Đổi mới, đặc biệt là khoảng chục năm gần đây, sinh kế của người Sán Dìu có sự biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, việc làm, nâng cao thu nhập của các hộ gia đình.
Phát triển nơng nghiệp là sinh kế chính và tập trung vào những cây, con thế mạnh – tận dụng lợi thế vùng gò đồi
Ở hai điểm nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy, bà con người Sán Dìu khá linh hoạt trong việc phát huy các thế mạnh sinh kế truyền thống, tận dụng tiềm năng, lợi thế của vùng cư trú gò đồi trong phát triển kinh tế hiện nay. Xác định sinh kế nông nghiệp vẫn là chủ lực, các hộ gia đình đều tập trung phát triển sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên, đẩy mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa với mục đích kinh doanh, góp phần nâng cao mức thu nhập. Hiện nay, diện tích trồng lúa và các loại hoa màu phần lớn đã được chuyển sang canh tác các loại cây công nghiệp hàng năm như chè, cây ăn quả, rau đặc sản. Chè là cây trồng thế mạnh, mang lại nguồn thu nhập thường xuyên và khá ổn định cho các hộ gia đình. Hơn nữa, việc phát triển các đồi chè và sự xuất hiện của các tiểu thương thu mua chè ngay tại địa phương cũng góp phần tạo cơ hội cho các lao động nông nghiệp trong thời gian nông nhàn. Ngồi cơng việc sản xuất trong gia đình, các thành viên ở các độ tuổi khác nhau có thể trở thành các lao động làm thuê thời vụ cho các hộ gia đình trồng chè với diện tích lớn và sản xuất chè thủ cơng.
Người Sán Dìu ở xã Linh Sơn, huyện Đổng Hỷ với những yếu tố đặc trưng riêng về địa hình, thổ nhưỡng, đặc biệt có lợi thế về vị trí địa lý, là vùng tiếp giáp với trung tâm thành phố Thái Nguyên (cách 5km) đã tập trung phát triển các cây trồng thế mạnh: ổi, táo, mít, rau bị khai… Nhận thức được hiệu quả của hướng kinh tế này,
các mơ hình trồng cây ăn quả và rau đặc sản ngày càng được nhân rộng trên địa bàn. Các hộ dân chủ động tham gia các lớp tập huấn và tuyên truyền hỗ trợ các gia đình trong xóm xã chuyển đổi hướng sản xuất. Hiện nay, ở các xóm Thanh Chử, Thơng Nhãn của xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, bà con Sán Dìu đã chuyển dần các diện tích trồng hoa màu trước đây sang cây trồng thế mạnh là ổi.
Cùng trên điều kiện cư trú gị đồi nhưng địa hình, thổ nhưỡng khác nhau, với lợi thế địa hình đồi dốc, vườn đồi rộng, khí hậu khơng q lạnh, do được che chắn bởi các dãy núi cao vùng Trại Cau ở phía Bắc, nên người Sán Dìu ở huyện Phú Bình lại khai thác thế mạnh kinh tế trong việc phát triển các mơ hình chăn ni trang trại (chủ yếu là lợn và gà), mang lại nguồn thu lớn hàng năm.
Như vậy, có thể nhận thấy, trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế thị trường, người Sán Dìu là cộng đồng dân tộc thiểu số khá linh hoạt trong nắm bắt xu hướng biến đổi, chủ động trong sản xuất, thay đổi hướng kinh doanh, lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi thế mạnh trong phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ gia đình. Đặc biệt, sự thay đổi về tư duy sản xuất đó khơng chỉ diễn ra ở một vài cá thể mà có sự chuyển biến mạnh mẽ trên diện rộng, có sự hỗ trợ và liên kết chặt chẽ giữa các thành viên cộng đồng trong xu hướng biến đổi này.
Việc tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh khai thác lợi thế vùng gò đồi phần nào đã làm thay đổi đời sống kinh tế các hộ gia đình Sán Dìu tỉnh Thái Nguyên với nguồn thu nhập có được thường xuyên và ổn định hơn. Mặc dù những biến đổi này chưa thực sự mạnh mẽ (mới diễn ra khoảng vài năm trở lại đây), nhưng chúng tơi đánh giá đây là sự biến đổi mang tính chất bền vững. Bền vững khi họ biết tận dụng khai thác thế mạnh về tự nhiên của vùng cư trú, yếu tố liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Từ sự chủ động ban đầu này, cùng với tính nhạy bén trong chiến lược sinh kế của tộc người, nếu được quan tâm, hỗ trợ hơn nữa, đời sống kinh tế người Sán Dìu tỉnh Thái Ngun sẽ có nhiều khởi sắc.
Đa dạng hóa ngành nghề, kết hợp phát triển nơng nghiệp và các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp
Bên cạnh sự biến đổi mạnh mẽ trong sinh kế nông nghiệp, sự đa dạng trong việc làm và thu nhập của người Sán Dìu cũng được thể hiện qua các loại hình sinh kế phi nông nghiệp hiện nay. Trong khi công việc sản xuất nông nghiệp không thực sự
đem lại hiệu quả kinh tế, chỉ đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp, thì người dân đã chủ động tìm đến các hoạt động kinh tế bán nông nghiệp và phi nơng nghiệp. Điển hình nhất là việc trở thành công nhân tại các khu công nghiệp (ngày càng được khai thác mạnh mẽ ở vùng trung du miền núi) hoặc là lao động làm thuê thời vụ trong thời gian nông nhàn. Một xu hướng sinh kế mới nữa xuất hiện ở người Sán Dìu chính là hiện tượng đi làm ăn xa, thường tập trung vào việc đi đào vàng ở các khu mỏ ở miền Trung, miền Nam, thậm chí sang nước bạn Lào.
Thu nhập từ các hoạt động sinh kế phi nơng nghiệp góp phần quan trọng trong nâng cao mức sống của các hộ gia đình người Sán Dìu. Nguồn tiền cơng có được từ việc đi làm th, làm cơng nhân dùng để chi phí các sinh hoạt trong gia đình, lo việc học hành cho con cái, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp…
Tuy nhiên, xu hướng biến đổi sinh kế này mang tính chất tự phát, xuất phát từ nhu cầu về nguồn lao động giá rẻ của những khu công nghiệp mới xuất hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng như các tỉnh lân cận. Đây không thực sự là chiến lược sinh kế bền vững đối với các dân tộc thiểu số nói chung và người Sán Dìu nói riêng. Thứ nhất, tính chất cơng việc u cầu về độ tuổi, giới tính. Thứ hai, nó khơng thể hiện sự chủ động của tộc người trong phát triển mà chỉ mang tính tự phát, thời điểm.
Như vậy, sinh kế hiện nay của người Sán Dìu có sự biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, việc làm, thu nhập. Đây là xu hướng biến đổi mang tính tất yếu cùng xu thế phát triển kinh tế chung. Trong bối cảnh đó, chúng tơi nhận thấy cộng đồng người Sán Dìu là tộc người cởi mở, chủ động giao lưu, học hỏi khoa học kỹ thuật đồng thời khá nhạy bén, linh hoạt trong việc tập trung khai thác các lợi thế của vùng gò đồi để phát triển kinh tế. Sự biến đổi đó góp phần nâng cao mức sống của người Sán Dìu, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế với các dân tộc trong vùng.
3.6. Nguyên nhân biến đổi sinh kế
3.6.1. Sự phát triển nội tại và giao thoa văn hóa
3.6.1.1. Biến đổi sinh kế thể hiện sự linh hoạt của tộc người nhằm thích ứng với sự thay đổi của điều kiện sinh thái nơi cư trú
Sinh kế là phương thức làm ăn do con người lựa chọn, phù hợp với điều kiện sinh thái nơi cư trú. Quá trình sinh tồn và lao động trên mảnh đất trung du, dưới sự tác động
của con người, các yếu tố của mơi trường tự nhiên đã biến đổi. Vì vậy, biến đổi sinh kế là xu hướng tất yếu ở bất cứ tộc người nào, nhằm đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của cộng đồng.
Sự suy giảm các nguồn lực tự nhiên
Môi trường sinh thái là nguồn lực tự nhiên đảm bảo sinh kế. Trong đó, đất đai là tài sản có ý nghĩa hàng đầu đối với sinh kế. Quyền sở hữu và sử dụng đất đai là nền tảng và cơ sở để họ phát huy những nguồn lực khác. Quá trình canh tác lâu năm cộng với đất đai khơng cịn độ màu mỡ do trên địa hình gị đồi dốc thường xun bị rửa trơi xói mịn nên chất dinh dưỡng trong đất khơng cịn như trước. Cùng với đó là sự thay đổi của các yếu tố thời tiết, khí hậu, thủy văn do sự biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Sinh sống trên mảnh đất trung du, sinh kế chính của người Sán Dìu hiện nay vẫn là sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên, do sức ép về dân số ngày càng đơng, diện tích đất canh tác trên đầu người khơng cịn nhiều. Hầu hết diện tích đất đai của gia đình được phân chia sau đổi mới hiện nay phải chia nhỏ cho các thành viên trong gia đình khi kết hôn, tách ra thành hộ riêng.