huyện Phú Bình Đơn vị tính: ha TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 2010 2013 2014 2015 2016 25,171 25,174 25,174 25,221 25,221 I. Đất nông nghiệp 20,786 20,754 20,754 21,186 21,186 1. Đất sản xuất nông nghiệp 14,108 14,079 14,079 15,125 15,125
1.1 Đất trồng cây hàng năm 10,417 10,391 10,391 10,585 10,585
- Đất trồng lúa 7,617 7,599 7,599 7,589 7,589
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 8 8 8 0 0
1.2 Đất trồng cây lâu năm 3,692 3,688 3,688 4,540 4,540
2. Đất lâm nghiệp (Diện tích đất
có rừng) 6,203 6,200 6,200 5,616 5,616
- Rừng tự nhiên 0
- Rừng trồng 6,203 6,200 6,200 5,616 5,616
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 464 464 464 409 409
4. Đất nông nghiệp khác 11 11 11 36 36
II. Đất phi nông nghiệp 4,308 4,343 4,343 4,028 4,028
1. Đất ở 1,030 1,033 1,033 1,074 1,074 - Đất ở nông thôn 975 978 978 1,016 1,016 - Đất ở thành thị 55 55 55 58 58 2. Đất chuyên dùng (*) 3,278 3,310 3,310 2,954 2,954 III. Đất chưa sử dụng 77 77 77 6.5 6.5 - Đất bằng chưa sử dụng 31 31 31 4.0 4.0
- Đất đồi núi chưa sử dụng 46 46 46 2.5 2.5
- Đất có mặt nước chưa sử dụng 0 0 0 0 0
(*)Đất chuyên dùng bao gồm cả đất tơn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng.
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của phòng Tài ngun mơi trường huyện Phú Bình)
Đối với người Sán Dìu cư trú ở vùng trung du, nguồn tài nguyên rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Trong sinh kế truyền thống, hầu hết các hoạt động của đồng bào Sán Dìu đều dựa vào nguồn tài nguyên rừng: canh tác trên đất đồi, đất rừng, săn bắt, hái lượm, khai thác nguồn nguyên liệu cho nghề đan lát, làm thuốc… Có thể nói, khi chưa chịu áp lực về sự gia tăng dân số, nguồn vốn tự nhiên này còn khá dồi dào và đảm bảo phần lớn cho nhu cầu sinh tồn của người Sán Dìu. Tuy nhiên, qua quá trình khai thác thiếu hợp lý và hầu hết mang tính chất tước đoạt thì nguồn tài ngun tự nhiên đã bị suy thoái đáng kể: tài nguyên động thực vật giảm
sút, đất đai kém màu mỡ… Trước thực trạng đó cùng với nhu cầu cuộc sống địi hỏi người Sán Dìu phải chủ động chuyển đổi phương thức sản xuất, thay thế bộ giống cây trồng, đổi mới kỹ thuật canh tác…
Nhằm thích ứng với sự thay đổi của các yếu tố môi sinh, đồng bào Sán Dìu phải chuyển hướng sản xuất. Kết hợp những hiểu biết khoa học kỹ thuật được chính quyền địa phương phổ biến qua các buổi tập huấn, cùng kinh nghiệm sản xuất thực tiễn trên vùng gò đồi, bà con phát triển nông nghiệp theo hướng mới. Tận dụng lợi thế tự nhiên vùng cư trú, người Sán Dìu ở Thái Ngun đã có sự chuyển đổi hệ thống giống cây trồng, đầu tư vào những cây, con giống thế mạnh, đảm bảo mục đích tăng năng suất, hiệu quả cây trồng, đáp ứng nhu cầu lương thực cho con người và chăn nuôi, phát triển kinh tế kinh doanh, nâng cao thu nhập. Việc chuyển đổi các diện tích trồng lúa, hoa màu sang trồng cây ăn quả, rau đặc sản, trồng chè… mang lại lợi nhuận kinh tế lớn là minh chứng cho sự linh hoạt của người Sán Dìu trong ứng xử với môi trường tự nhiên.
Tác động từ chính sách giao đất, giao rừng. Chính sách khốn 10 và chính sách giao đất giao rừng đã khẳng định quyền sở hữu đối với tài sản đất đai của đồng bào Sán Dìu. Chính sách đó đã giúp đồng bào phát huy tinh thần làm chủ, nhạy bén, chủ động trong chuyển đổi sinh kế, phù hợp với những thay đổi của các nguồn lực tự nhiên, đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Trên cơ sở đó, hiện nay, kinh tế đồi rừng có ý nghĩa quan trọng trong thu nhập của các hộ gia đình người Sán Dìu. Trước kia, trên vùng cư trú gị đồi, người Sán Dìu sống dựa vào rừng là chủ yếu, tận dụng nguồn tài nguyên rừng bổ sung nguồn lương thực thực phẩm cứu đói, đáp ứng những nhu cầu cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như đan lát, làm nhà… Hiện nay, vẫn cư trú trên các đồi dốc đó, họ lại chủ động khai thác kinh tế từ rừng, khơng lãng phí đất rừng từ việc sử dụng các bộ giống khác nhau theo độ cao và đặc điểm địa lý để có được nguồn thu nhập khá cao và thường xuyên: trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp lấy gỗ, các loại thảo quả, dược liệu…
3.6.1.2. Sự giao lưu, học hỏi giữa người Sán Dìu và các tộc người trong vùng
Thái Nguyên là tỉnh điển hình của vùng trung du, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của miền núi phía Bắc, cửa ngõ giữa vùng trung du miền núi với vùng
đồng bằng Bắc Bộ. Đặc điểm vị trí địa lý đó tạo điều kiện cho các thành phần dân tộc ở Thái Nguyên có sự giao lưu, tiếp xúc mạnh mẽ với người Việt vùng châu thổ.
Người Sán Dìu tập trung đơng nhất ở tỉnh Thái Ngun. Cũng như các địa phương khác, với đặc trưng xen cư trên bản đồ phân bố tộc người, đồng bào Sán Dìu cư trú ở rẻo giữa, xen kẽ với các thành phần dân tộc khác, điển hình nhất là người Việt. Điều này đã tạo nên sự giao lưu văn hóa – xã hội, học hỏi trình độ phát triển kinh tế ở người Sán Dìu đối với tộc người chủ thể của văn hóa Việt Nam, có vai trị chủ lực trong phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội. Trong q trình giao lưu, tiếp xúc ấy, bà con Sán Dìu đã học hỏi được những tri thức khoa học trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng các máy móc cơ giới hóa giúp giảm thiểu sức lao động con người…
Từ bảng 3.5 (trang 106), có thể thấy hiện nay người Sán Dìu đã tham gia trao đổi mua bán khá rộng trên địa bàn họ cư trú và những vùng lân cận để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu trong đời sống sản xuất cũng như sinh hoạt hàng ngày. Quá trình trao đổi hàng hóa đó đã tạo điều kiện cho người Sán Dìu có sự tiếp xúc và giao lưu với các dân tộc cộng cư trong tỉnh Thái Nguyên như người Việt, Tày, Nùng, Mông, Dao… Sự giao lưu, tiếp xúc giữa người Sán Dìu và các tộc người trong vùng đã giúp cho người Sán Dìu mở mang hiểu biết, nâng cao trình độ dân trí, học hỏi những thành tựu trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Mặt khác, hơn nhân của người Sán Dìu hiện nay khơng cịn bó hẹp trong phạm vi thôn bản như trước. Qua việc giao lưu với các tộc người trong vùng, mở mang các mối quan hệ xã hội, hiện nay người Sán Dìu đã có những cuộc hơn nhân với thành viên khác tộc. Khi đó, trong mối quan hệ gia đình, sự ảnh hưởng và lan tỏa các giá trị văn hóa, xã hội, sự học hỏi, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất diễn ra hoàn toàn tự nhiên và là động lực phát triển kinh tế hộ gia đình ở người Sán Dìu.
3.6.2. Tác động của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Việt Nam là quốc gia có số dân đơng, lực lượng lao động lớn, giá nhân công tương đối rẻ, tạo ra lợi thế cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, phát triển các khu cơng nghiệp, các khu chế xuất. Lợi thế của vùng trung du miền núi phía Bắc – địa bàn tụ cư nhiều thành phần dân tộc - là đất rộng, người đông. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, đây là vị trí đắc địa đầu tư các khu cơng nghiệp. Thái Nguyên là
tỉnh điển hình của dạng cảnh quan trung du với các gò đồi thấp, lại là cửa ngõ nối miền núi với đồng bằng. Trong những năm gần đây, Thái Nguyên là một trong những địa phương phía Bắc đang có sự phát triển cơng nghiệp mạnh và có những đột phá về hoạt động thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp. Cuối năm 2012, Thái Nguyên đứng ở vị trí 44/63 tỉnh, thành phố thu hút FDI trong cả nước. Tính riêng trong giai đoạn 2011-2016, tỉnh có hàng trăm dự án đầu tư, trong đó có hơn 60 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là trên 7 tỷ USD, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố có vốn FDI trong cả nước [128].
Việc ra đời và phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh đã tạo nhiều cơ hội việc làm đối với người dân địa phương, đặc biệt là các thành phần dân tộc thiểu số, tạo điều kiện công ăn việc làm cho các lao động phổ thông. Theo báo cáo của Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên, năm 2016, các dự án trong các KCN ở Thái Nguyên đã thu hút gần 90 ngàn người lao động, tăng gần 20 lần so với 2011, và tăng hơn 7 ngàn lao động so với năm 2015.
Trong xu thế phát triển chung đó, các nam nữ người Sán Dìu ở độ tuổi 18 – 35 cũng trở thành lao động công nhân ở các khu công nghiệp với nguồn thu nhập và công việc khá ổn định. Đây là một hướng sinh kế mới đóng góp vào kinh tế hộ gia đình bên cạnh sản xuất nơng nghiệp của đồng bào Sán Dìu ở Thái Nguyên.
Thời gian qua, kinh tế Thái Nguyên đang dần chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng nơng nghiệp đang giảm dần, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, tăng trưởng bình quân hằng năm ước đạt 13,1%, cao hơn 7,28% so với mức bình quân chung của cả nước. Theo Tỉnh uỷ Thái Nguyên, cơ cấu kinh tế của địa phương chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng. GDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 46,4 triệu đồng, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2010. Công nghiệp có bước phát triển vượt bậc, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân 70,8%/ năm; dự kiến, năm 2015 tăng gấp 14,5 lần so với năm 2010. Nhiều khu, cụm cơng nghiệp mới được hình thành. Các ngành công nghiệp phụ trợ bước đầu phát triển. Dịch vụ phát triển cả về quy mơ và loại hình. Năm 2015, giá trị tăng thêm gấp 1,5 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,7%/ năm; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng gấp 2,2 lần so với năm 2010, tốc độ tăng bình quân đạt 16,7%/ năm; giá trị xuất khẩu ước đạt 17,5 tỷ
USD, tăng gấp 177 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 182%/ năm. Giá trị nhập khẩu tăng bình quân đạt 122,7%/ năm. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ổn định và phát triển. Giá trị sản xuất bình quân tăng 6,2%/ năm. Cây chè tiếp tục được đầu tư cải tạo, năm 2015 sản lượng chè búp tươi tăng 9,1% so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục biến đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn ni. Chương trình xây dựng nơng thơn mới được triển khai tích cực, tồn tỉnh đã có 42 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, bằng 29,4% số xã. Năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư đạt kết quả quan trọng. Tổng vốn đầu tư thực hiện ước đạt 160 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 4,5 lần so với giai đoạn 2006 – 2010 [127].
Hiện nay, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, xã hội ngày càng phát triển, ngoài nguồn thu nhập từ lao động nơng nghiệp, người Sán Dìu cũng đã có sự nhạy bén với nền kinh tế thị trường, vừa đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày, vừa góp phần nâng cao thu nhập. Do đó, các hoạt động kinh tế phi nơng nghiệp hiện nay, có thể theo thời vụ hoặc thường xuyên nhưng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình người Sán Dìu bên cạnh sản xuất nơng nghiệp.
3.6.3. Tác động từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Các chính sách, chương trình, dự án của Nhà nước luôn chú trọng việc đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương kiên cố hóa, kết hợp với bà con xây dựng các hồ đập chứa nước, đảm bảo nước tưới trong sản xuất nông nghiệp.
Bảng 3.13. Tổng chiều dài kênh mương nội đồng được kiên cố hóa qua các năm trên địa bàn xã Linh Sơn, Đồng Hỷ và xã Bàn Đạt, Phú Bình
Đơn vị tính: km
Xã 2010 2013 2014 2015 2016
Bàn Đạt 5.4 5.4 5.4 5.4 5.4
Linh Sơn 14.8 15.8 15.8 15.8 15.8
Thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nhiều chương trình, chính sách đã được triển khai trên địa bàn các xã miền núi. Người Sán Dìu ở Thái Nguyên chiếm đông nhất cả nước và cũng được hưởng lợi từ các chính sách cụ thể: Các dự án như 134, 135, dự án của World Bank… hỗ trợ xây dựng trường học, cơng trình đường, trạm điện, trạm y tế... Các hộ gia đình từ đó nâng cao ý thức trong việc phát triển sản xuất, tăng thu nhập, từng bước tích luỹ, mua sắm công cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất.
Tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, bà con được hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư giống cây trồng cho các vụ trong cả năm, cụ thể:
Bảng 3.14. Kinh phí trợ giá một số giống cây trồng các vụ năm 2016 của xã Linh Sơn, Đồng Hỷ
Vụ Diện tích (m2) Kinh phí hỗ trợ (đồng) Lúa thuần
Lúa lai Ngô lai
Khoai tây
Lúa thuần
Lúa lai Ngô lai Khoai tây
Tổng
Xuân 3.360 285.120 68.400 280.000 23.760.000 5.700.000 29.740.000
Mùa 42.200 311.400 3.520.000 25.950.000 29.470.000
Đông 56.808 63.120.000 63.120.000
(Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp 2016 huyện Đồng Hỷ) Chính sách cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn vay vốn phát triển sản xuất theo Quyết định 30/2007/QĐ-TTg, Quyết định 32/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg), các hộ gia đình người Sán Dìu được hỗ trợ vay vốn ngân hàng với lãi suất 0% trong thời hạn 5 năm. Nguồn vốn này được sử dụng trong việc mua máy móc nơng nghiệp như: máy xay xát, máy cày, máy tẽ ngô, chuyển giao các cây, con giống mới vào sản xuất, phát triển mơ hình các trang trại sản xuất - kinh doanh tổng hợp, trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng... hiệu quả.
Bảng 3.15. Kết quả nguồn vồn tín dụng đến tháng 4. 2017 của xã Linh Sơn, Đồng Hỷ
Đơn vị tính: đồng
Chương trình Tổng số vốn Số hộ tham gia
Cho vay hộ nghèo 3.988.000.000 97
Cho vay hộ cận nghèo 1.650.000.000 37
Cho vay hộ thoát nghèo 440.000.000 10
Cho vay hộ nghèo nhà ở 235.000.000 21
Cho vay học sinh sinh viên 465.330.000 22
Cho vay họ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
4.636.000.000 177
Cho vay hộ dân tộc thiếu số theo QĐ 775
15.000.000 01
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của UBND xã Linh Sơn, Đồng Hỷ)
Trên thực tế, đối với các hộ gia đình, việc vay vốn ngân hàng đã đem lại những lợi ích to lớn. Các nguồn vốn này đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong việc chuyển đổi giống cây trồng, vật ni, phát triển kinh tế hộ gia đình. Cơ chế vay lãi suất thấp đã tạo cho đồng bào Sán Dìu cơ hội tận dụng các nguồn tài nguyên và sức lao động sẵn có để chuyển đổi sinh kế, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện cho các hộ vay vốn để sản xuất. Đa số các hộ vay vốn với mục đích chủ yếu là để làm vốn sản xuất kinh doanh, chủ yếu là dùng để chăn nuôi. Một số hộ khác dùng để mua công cụ sản xuất và vay tiền cho con đi học xa nhà.
Tại huyện Phú Bình, với lợi thế phát triển mơ hình chăn nuôi trang trại theo hướng kinh doanh, với những kết quả đạt được, tháng 12/2014, Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm "Gà đồi Phú Bình". Từ đó, phong trào ni gà đồi tại đây phát triển mạnh, đi cùng với sự đầu tư, hướng dẫn về kỹ thuật nuôi cho các hộ nơng dân. Với quy trình ni khép kín, chất lượng thịt của gà đồi