Số hộ gia đình tại các thơn xóm người Sán Dìu cư trú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế vùng gò đồi của người sán dìu ở tỉnh thái nguyên (Trang 148 - 199)

STT Xã, huyện Tên xóm Số hộ Số khẩu

1 Xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình Đồng Quan 199 930 2 Đá Bạc 200 928 3 Bờ Tấc 226 1031 4 Cầu Mành 85 361 5 Xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ Thanh Chử 245 879 6 Thông Nhãn 214 770 7 Ao Lang 140 584

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ danh sách các hộ gia đình các xóm người Sán Dìu cư trú ở xã Linh Sơn, Đồng Hỷ và xã Bàn Đạt, Phú Bình đến tháng 6/2017).

Sinh kế nơng nghiệp địi hỏi sự tập hợp sức lao động, giúp đỡ nhau trong ứng phó với các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và sản xuất kịp thời vụ, đảm bảo năng suất cây trồng. Xuất phát từ nhu cầu đó, trong xã hội truyền thống người Sán Dìu hình thành những hàng phường, bao gồm các thành viên trong các hộ gia đình khác nhau, tập hợp lại để hỗ trợ, giúp sức cho các gia đình thành viên mỗi khi đến vụ sản xuất. Tất cả các cơng đoạn của q trình sản xuất nơng nghiệp từ cày vỡ ruộng, bừa ruộng, nhổ mạ, cấy hái, làm cỏ, chăm sóc và thu hoạch đều có sự giúp sức của các thành viên trong làng bản khi cần đến sự tập trung sức lao động. Với những công việc như vậy, trong bản lại xuất hiện phường cày bừa, phường nhổ mạ, phường cấy hái... nhằm

hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sản xuất. Hoạt động của các tổ chức phi quan phương này dựa trên tinh thần tự nguyện và nguyên tắc đổi công, nhà nọ nối tiếp nhà kia, cùng nhau gánh vác, chia sẻ công việc đồng áng vất vả cho đến khi kết thúc mùa vụ. Điều này thể hiện ý thức nhường nhịn và ln sẵn lịng giúp đỡ của đồng bào, tạo nên sự cố kết cộng đồng bền chặt.

Tinh thần tương trợ, giúp đỡ, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người Sán Dìu được thể hiện rõ nét qua các tổ chức phi quan phương truyền thống, tồn tại không chỉ trong hoạt động sản xuất mà còn trong các sinh hoạt văn hóa khác của cộng đồng. Trước kia, khi điều kiện kinh tế cịn khó khăn, những cơng việc lớn của gia đình như dựng nhà, tổ chức cưới hỏi, ma chay hay cấp sắc… đều rất khó khăn. Khi đó, các gia đình trong bản cần có sự nương tựa, giúp đỡ nhau khơng chỉ về sức mà cịn về vật chất. Các tổ chức hàng phường sẽ cắt cử, phân công các thành viên trong phường giúp đỡ gia chủ các công việc cụ thể. Mọi người cùng chia sẻ, gánh vác cơng việc. Bên cạnh việc giúp sức, các gia đình thường giúp đỡ nhau bằng hiện vật. Ví dụ làm nhà, có thể hộ nhau đi lấy gỗ, làm mộc, trình tường…; cưới hỏi giúp nhau làm cỗ, chuẩn bị lễ vật thách cưới: hộ nhau chục cân thịt lợn, cặp gà trống mái, hay vài chục lít rượu, khá giả thì hộ nhau mấy chục đồng bạc trắng hay cho mượn đồ trang sức; lễ cấp sắc hay ma chay diễn ra nhiều ngày đêm thì giúp nhau con lợn, gạo, rượu uống…

Ở người Sán Dìu có tập tục song bong (hộ cưới). Sau nghi lễ ăn hỏi, chuẩn bị cho lễ sang bạc, họ nhà trai có buổi họp gia đình để trao đổi, bàn bạc về việc chuẩn bị lễ vật dẫn cưới. Các thành viên trong dịng họ có thể góp tiền, góp gạo, góp rượu… mà khơng tính lãi. Họ hàng trong dịng tộc, làng xóm giúp đỡ nhau nhiệt tình khi nhà có cơng có việc, từ việc bếp núc, đến đại diện hai gia đình trong nghi lễ đón, đưa dâu thể hiện qua vai trò của tánh cả - phù dâu, các quan lang gánh lễ, những người có uy tín được chọn chuẩn bị phịng cưới, đồ đạc cho cơ dâu… Tất cả sự giúp đỡ đó đều là tự nguyện, khơng tính cơng, tính lãi, thể hiện sự gắn kết trong cộng đồng người Sán Dìu.

Có thể thấy rằng, các tổ chức phi quan phương trong truyền thống của đồng bào Sán Dìu thể hiện tính cố kết cộng đồng bền chặt, sự tương trợ cộng đồng cao trong mọi công việc. Điều này làm cho cộng đồng của họ càng ngày càng phát triển

và gìn giữ được những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp. Tính cố kết cộng đồng xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống lao động nông nghiệp, tạo nên sức mạnh cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng người Sán Dìu trên mảnh đất trung du nhiều khó khăn.

4.1.3. Văn hóa tinh thần

4.1.3.1. Tín ngưỡng

Thơng qua một vài biểu hiện về tín ngưỡng, có thể nhận thấy dấu ấn văn hóa gị đồi ở người Sán Dìu thể hiện rõ sự chuyển tiếp từ văn hóa của vùng đồng bằng và văn hóa vùng cao, vừa có sự tương đồng, vừa tạo nên sự khu biệt.

Tín ngưỡng thờ thành hồng làng cũng là một trong các biểu hiện phổ biến của cư dân đồng bằng do có sự ổn định về nơi cư trú. Cư dân rẻo cao thì điển hình với các tín ngưỡng thờ thần, tiêu biểu là thờ thần rừng. Người Sán Dìu cư trú ở vùng gị đồi, có tín ngưỡng thờ thành hồng làng của vùng đồng bằng nhưng lại mang dấu ấn của vùng núi với biểu hiện thờ cúng các vị thành hoàng làng đều là nhiên thần, cai quản các vùng rừng núi.

Qua phỏng vấn sâu được biết, ở vùng người Sán Dìu cư trú thường thờ các vị thành hoàng làng là nhiên thần, đại diện cho vùng núi: Lưu Thiện đại vương, Bà chúa

Sơn Lâm, Miếu Bạc đại vương (xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ), Xuất Thành đại vương, Quý Minh đại vương, Linh Binh đại vương (xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình). Ngồi ra cịn có các đối tượng nhân thần như Hồng gia tiểu mưu đại hoàng (người họ Hồng), Nguyễn gia tiểu mưu đại hoàng (người họ Nguyễn), Khách gia tiểu mưu đại hồng (vị

thần có nguồn gốc từ Trung Quốc, người Sán Dìu khơng cịn nhớ tên họ nên trong lời cúng, thày cúng xướng tên chung như vậy)… Thành hoàng làng được coi là vị thần bản mệnh, che chở cho cuộc sống của cả cộng đồng. Địa điểm thờ Thành hồng làng là đình chung của thơn làng. Thành hồng có mặt ở mọi nơi trong bản. Chỉ khi nào nghỉ ngơi mới về ngự nơi có thế đất đẹp, cao rộng, thống mát. Vì vậy, mỗi làng bản Sán Dìu đều dành một nơi có địa thế linh thiêng cao rộng, dựng đình thờ Thành hồng. Ngồi những dịp tổ chức lễ hội trong năm, ngày 1/1 AL hàng tháng, dân làng đều đến thỉnh Thành hoàng, cầu mong thần bảo vệ cho dân làng mạnh khỏe, mùa màng bội thu, súc vật không bị dịch bệnh, người làng no đủ.

Con trâu là vật quý nhất đối với người Sán Dìu, là của hồi môn cho con gái khi về nhà chồng, là con vật không thể thiếu trong canh tác nơng nghiệp. Vì vậy, đồng bào kiêng ăn thịt trâu, chỉ dùng làm vật hiến tế thần linh, thể hiện sự tơn kính trong lễ cầu mùa. Con trâu được linh vật hóa, trước Cách mạng tháng Tám người ta kiêng ăn thịt trâu, ở một số nơi nếu trâu chết người ta sẽ mang đi chôn. Đặc biệt khi gia đình có trâu cái đẻ họ sẽ làm cơm báo cáo với tổ tiên để cầu mong sự che chở, phù hộ của tổ tiên cho con trâu khỏe mạnh. Ngày 8 tháng 4 âm lịch là ngày sinh nhật trâu, trâu không phải ra đồng, được nghỉ ngơi và thiết đãi.

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi đời sống kinh tế có nhiều thay đổi, niềm tin tâm linh ấy vẫn ăn sâu, bám rễ trong đời sống tinh thần, được trao truyền qua các thế hệ như một sự nhắc nhở về cội nguồn, giáo dục con cháu về truyền thống văn hóa tộc người.

Có thể thấy, niềm tin vào các vị thần nông nghiệp ở người Sán Dìu vẫn cịn tồn tại nhưng khơng cịn ngun trạng. Biểu hiện cụ thể là sự giảm sút đối với sự linh thiêng. Điều đó xuất phát từ chính thực tiễn cuộc sống, sự nâng cao về nhận thức. Đồng bào Sán Dìu đã có thể làm chủ trong việc làm ăn, phát triển kinh tế. Họ khơng cịn quá lệ thuộc vào tự nhiên, thần thánh. Niềm tin có thể vẫn tồn tại trong các thế hệ, từ lớp già cho đến con trẻ nhưng đã được biểu hiện theo một cách hoàn toàn khác, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Điều đó cho thấy sự trân trọng truyền thống, cội nguồn, góp phần khẳng định vai trị của các tín ngưỡng nơng nghiệp trong đời sống văn hóa tinh thần đồng bào Sán Dìu và khu biệt dạng thức văn hóa gị đồi riêng của tộc người.

Sự xuất hiện của tín ngưỡng thờ thần tài. Trong quá trình điền dã, đối với một

số hộ kinh doanh nhỏ lẻ, chúng tơi nhận thấy sự xuất hiện một loại hình tín ngưỡng mới – tín ngưỡng thờ thần tài. Điều này cho thấy, ngồi những tín ngưỡng nơng nghiệp hiện nay vẫn được thực hành, tín ngưỡng thờ Thần tài bắt đầu xâm nhập vào tâm thức người dân Sán Dìu. Đây có thể là hệ quả của sự giao lưu, tiếp biến văn hóa người Việt trong vùng cư trú. Sự thay đổi về nhu cầu tâm linh này xuất phát từ sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao nhận thức. Việc thờ Thần tài có mặt ở các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, là những người làm dịch vụ hoặc buôn bán như cắt tóc, gội đầu, bán hàng…

4.1.3.2. Lễ hội

Đời sống lao động nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, do đó người Sán Dìu có mật độ các lễ nghi cầu mùa được tổ chức trong năm khá dày, theo các tiết trong năm, gắn liền với các thời vụ sản xuất, với ước vọng về sự đủ đầy, mưa thuận gió hịa, cây cối sinh sơi nảy nở, gia súc, gia cầm phát triển, dân làng khỏe mạnh: lễ

ra đồng (sụt thông), lễ hạ điền, tết Đoan ngọ (ngũ nhọt triệt), lễ lên đồng (sết nhọt triệt), tết cơm mới (tịch dìn), tết Đơng chí (tơng chị triệt)…

Bên cạnh những lễ hội nông nghiệp mang sắc thái văn hóa chung của vùng miền, lễ Đại phan là dấu ấn văn hóa vùng gị đồi khu biệt của người Sán Dìu.

Lễ cầu mùa Đại phan (thai phàn)

Đại là to, lớn, số nhiều; Phan là cơm. Lễ Đại phan thực chất là lễ cầu mùa của đồng bào, cầu mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt, làng bản khơng bị thiên tai, dịch bệnh, chim thú không phá hại mùa màng, con người được yên ấm. Trong lễ Đại phan, không thể thiếu hai nghi thức hiến tế với tục chém lợn và chém trâu.

Lý giải việc chọn trâu làm vật tế thần, theo lời của thầy cúng Lý Văn Trân:

“Đây là con vật to nhất trong số con vật ni của bà con đồng thời đó cũng là con vật quan trọng nhất, cần thiết nhất và quý nhất đối với việc làm ruộng của người dân”. Việc dùng trâu – “đầu cơ nghiệp” làm vật hiến tế thần linh, thể hiện sự tơn

kính của dân làng đối với thần thánh, niềm tin thiêng liêng vào sự bảo hộ của thần linh đối với con người và vạn vật. Tiết trâu cũng được vấy lên các cờ đuôi nheo để diệt trừ ma quỷ gây hại cho con người và mùa màng. Số tiết còn lại được hòa với rượu, phết lên tờ giấy bản cấp cho các chủ làng mang về thả ở đầu nguồn nước thể hiện mong muốn xóm làng được mát mẻ, nước sinh hoạt trồng trọt đầy đủ, cây trồng, vật nuôi khỏe mạnh, sinh sôi nảy nở.

Khi đời sống kinh tế ngày càng phát triển, trình độ lao động, hiểu biết của người Sán Dìu được nâng cao, con người làm chủ được các hiện tượng tự nhiên, giải quyết các vấn đề một cách khoa học hơn. Họ khơng tìm cách giải quyết bằng các giải pháp tinh thần với biện pháp cầu cúng, ma thuật nữa thay bằng những tri thức, khoa học kỹ thuật, vệ sinh phịng bệnh. Vì vậy, lễ hội Đại phan vẫn được tổ chức nhưng khơng cịn biểu hiện cho niềm tin linh thiêng của đồng bào Sán Dìu đối với các vị thần nông nghiệp. Hiện nay, lễ hội Đại phan được tổ chức theo chu kỳ 3 – 5 năm/ lần

với mục đích cấp sắc tập thể cho những người làm thầy. Các thày cúng cao tay, khi được tham dự lễ Đại Phan sẽ được cấp sắc bậc cao nhất. Như vậy, lễ hội Đại Phan vẫn còn trong tâm thức nhưng biểu hiện của lễ hội đã có sự thay đổi trong hoàn cảnh lịch sử mới do sự phát triển và nhu cầu của xã hội.

Người Sán Dìu hiện nay phần lớn đều cho rằng, các lễ hội nông nghiệp là biểu hiện sinh động cho các giá trị văn hóa tộc người, phản ánh đời sống kinh tế thực tiễn cùng các quan niệm tâm linh. Lễ hội hay tín ngưỡng của cộng đồng được thể hiện qua các lễ nghi mang đậm dấu ấn văn hóa người Sán Dìu. Và họ tự hào với những giá trị văn hóa khu biệt ấy. Xã hội có thay đổi, kinh tế có phát triển thì cuộc sống lao động nơng nghiệp trên mảnh đất trung du vẫn là gốc rễ của sự hình thành, sáng tạo văn hóa. Do vậy, dù xuất hiện các tín ngưỡng mới hay lễ hội được rút gọn, đơn giản hóa hoặc khơng tổ chức thường xun nhưng trong tâm thức người Sán Dìu, niềm tin tâm linh vẫn là bệ đỡ tinh thần, là giá trị cốt lõi tạo nên bản sắc khu biệt của tộc người vùng gò đồi trung du.

4.2. Xu hướng thích ứng văn hóa qua biến đổi sinh kế

4.2.1. Các xu hướng

Quá trình lao động và phát triển trên vùng đất trung du của tỉnh Thái Nguyên đã tạo dựng nên một diện mạo văn hóa khu biệt của người Sán Dìu vùng gị đồi. Tuy nhiên, trong xu thế chuyển dịch mạnh mẽ về kinh tế, đời sống văn hóa xã hội của người Sán Dìu ở Thái Ngun cũng có những biến đổi trên nhiều phương diện khác nhau.

Thứ nhất, là xu hướng tan rã của các gia đình lớn trong truyền thống, được thay thế bởi các gia đình hạt nhân.

Vai trò của một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng được khẳng định trong gia đình người Sán Dìu. Sự thay đổi về cơ cấu gia đình xuất phát từ sự tư hữu về tài sản, ruộng đất. Sự phổ biến của các gia đình hạt nhân là động lực để phát triển kinh tế hộ gia đình, thúc đẩy sự tự chủ của các cá nhân và chủ động trong các chiến lược sinh kế. Tuy có sự thay đổi về quy mơ gia đình nhưng các sinh hoạt văn hóa gia đình người Sán Dìu hiện nay vẫn được duy trì: phong tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng liên quan đến nơng nghiệp. Trong gia đình, các thành viên ở độ tuổi từ 40 trở lên vẫn giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Ở độ tuổi dưới 40, các thành viên có thể

biết nói hoặc khơng biết nói tiếng Sán Dìu nhưng hầu hết có thể nghe và hiểu được tiếng dân tộc. Đặc biệt, ông bà vẫn thường xuyên dạy con cháu trong gia đình nói tiếng của đồng bào bên cạnh việc học tập bằng tiếng phổ thông. Những người đi làm ăn xa vẫn luôn nhớ về gia đình cùng các sinh hoạt văn hóa. Vào dịp Tết Thanh minh, dù họ có đi xa cũng cố gắng sắp xếp trở về sum họp cùng gia đình và thực hiện việc tảo mộ.

Hộp 4.10: Con trai út của tơi đi làm tận miền Nam. Nó làm trong lĩnh vực bất

động sản. Vừa rồi trúng được mấy ơ đất, bán có lãi, khơng về được nhưng gọi điện về bảo bố mẹ sắp mâm cơm để cúng ông bà tổ tiên. (Đặng Văn A, 63 tuổi, làm ruộng,

Linh Sơn, Đồng Hỷ).

Thậm chí, sự xuất hiện của các loại hình sinh kế phi nông nghiệp mới hiện nay, điển hình như đi làm cơng nhân, đi làm ăn xa ở các thành viên người Sán Dìu đã dẫn đến hiện tượng xé nhỏ thêm các gia đình hạt nhân. Hầu hết những thành viên đang trong độ tuổi lao động, đi làm ăn xa đều gửi lại con cái cho ơng bà chăm sóc, đưa đón đi học. Nếu đến xóm của người Sán Dìu vào buổi trưa, thường bắt gặp hình ảnh những bữa cơm trưa chỉ gồm các thành viên là ông bà và các cháu đang ở độ tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế vùng gò đồi của người sán dìu ở tỉnh thái nguyên (Trang 148 - 199)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)