STT Tên xã Tổng số khẩu (người) Tỷ lệ (%)
1 Nam Hòa 6. 288 36,08 2 Tân Lợi 3. 129 17,95 3 Linh Sơn 2. 961 16,99 4 Minh Lập 1. 436 8,24 5 Hóa Trung 1. 063 6,10 6 Hóa Thượng 845 4,84 7 Cây Thị 588 3,37 8 Trại Cau 366 2,10 9 Khe Mo 150 0,86 10 Chùa Hang 132 0,75 11 Văn Hán 80 0,45 12 Hợp Tiến 72 0,41 13 Huống Thượng 63 0,36 14 Sông Cầu 50 0,28
15 Quang Sơn 29 0,166
16 Văn Lăng 28 0,16
17 Tân Long 23 0,13
18 Hịa Bình 20 0,11
(Nguồn: Phòng dân tộc huyện Đồng Hỷ, Kết quả tổng hợp phiếu điều tra dân tộc thiểu số huyện, năm 2016)
Chúng tôi thực hiện khảo sát thực địa tại 2 điểm nghiên cứu ở địa bàn người Sán Dìu cư trú là huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Bình với các lý do như sau:
Cảnh quan tự nhiên vùng người Sán Dìu cư trú ở huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Bình tương đối giống nhau. Người Sán Dìu ở Phú Bình tập trung đơng tại xã Bàn Đạt, liền một dải địa hình gị đồi với xã Nam Hịa, sang Linh Sơn của huyện Đồng Hỷ. Điều kiện cư trú giống nhau tạo nên sự đồng nhất trong lựa chọn sinh kế và thích ứng văn hóa của tộc người Sán Dìu ở hai điểm nghiên cứu.
Bên cạnh đó, chúng tơi muốn có được cái nhìn đối sánh, khách quan về sự vận động của sinh kế và thích ứng văn hóa tộc người từ truyền thống đến hiện đại ở hai điểm nghiên cứu. Người Sán Dìu cư trú ở xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ có vị trí tiếp giáp thành phố Thái Nguyên, trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong khi đó, ở Phú Bình, họ lại tập trung trong các xóm, xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 20 km, giao thơng đi lại cịn khó khăn. Mặc dù có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên vùng cư trú nhưng những lợi thế và khó khăn về mặt vị trí địa lý sẽ góp phần thấy rõ tâm lý tộc người và những thích ứng của tộc người với bối cảnh kinh tế hiện nay.
1.4.3.4. Khái quát đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội
Cũng như các dân tộc khác cư trú trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cộng đồng người Sán Dìu đã biết dựa vào thiên nhiên, khai thác tự nhiên để duy trì cuộc sống và phát triển cộng đồng của mình. Địa hình, khí hậu, đất đai, chế độ mưa nắng, thuỷ văn… của vùng miền núi trung du, các hoạt động mưu sinh của họ có nhiều thuận lợi, nhưng cũng khơng ít khó khăn thách thức. Trải qua hàng trăm năm sinh sống, người Sán Dìu nơi đây đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, thể hiện ở chu kỳ sản xuất hàng năm của họ, xây dựng một đời sống kinh tế mang dấu ấn của vùng núi trung du, nhưng cũng đậm dấu ấn truyền thống tộc người nơi đây.
Làng xóm của người Sán Dìu thường có quy mơ nhỏ. Đồng bào thường tập trung dựng nhà cửa ở những bãi đất bằng phẳng, những thung lũng nhỏ hoặc chân những quả đồi thấp.
Hàng ngày, người Sán Dìu chủ yếu ăn cơm tẻ, rau luộc, rau xào, canh. Sau bữa ăn, họ thường húp thêm bát cháo loãng. Trong các dịp lễ Tết, hay những bữa cơm có sự góp mặt của cộng đồng, có nhiều món ăn ngon được chế biến từ thịt gà, thịt lợn, các loại bánh…
Trang phục truyền thống của nam giới người Sán Dìu là quần chân què lá tọa với áo cánh màu nâu, thân cụt và ở bên trong thân phải có may một túi nhỏ. Đối với nữ, bộ y phục ngày thường gồm chiếc quần hoặc váy ngắn, áo tứ thân dài đến đầu gối, chân quấn xà cạp, đầu vấn khăn mỏ quạ, yếm đỏ, thắt lưng màu.
Người Sán Dìu nơi đây rất coi trọng đời sống tâm linh. Trong mỗi xóm, đồng bào đều lập miếu thờ thổ thần, lập đình thờ Thành Hồng làng. Họ coi trọng việc thờ cúng tổ tiên. Ngồi ra họ cịn chịu ảnh hưởng của Tam giáo, một số ra đình thờ Phật Bà Quan Âm, Thái Thượng, thờ Thánh. Đồng bào có vốn văn nghệ dân gian lâu đời. Nhạc khí có tù và “ngói cóc” (bằng sừng trâu, vỏ ốc), sáo, thanh la, não bạt, trống da… trong nghi lễ tang ma, cúng bái có những điệu múa như múa gậy, múa dâng đèn, múa chạy đàn… Hát dân ca (Soọng cô) đối đáp giữa nam và nữ với những lời thơ trữ tình, giàu tính nhạc, tính họa, mang đậm bản sắc dân tộc. Y học cổ truyền phát triển với nhiều thứ thuốc đặc trị riêng, có bí quyết riêng.
Tiểu kết chương 1
Sinh kế là hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của con người. Trong văn hóa tộc người, sinh kế là một thành tố quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Những nghiên cứu đầu tiên về sinh kế trên thế giới được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước. Hầu hết đều là những nghiên cứu với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hướng tới phát triển sinh kế bền vững. Ở Việt Nam, với sự đa dạng của văn hóa tộc người, sinh kế được hiểu là cách thức mưu sinh của các cộng đồng cư dân, được nghiên cứu với tư cách là một bộ phận trong văn hóa tộc người – văn hóa sản xuất.
Trong các cơng trình nghiên cứu về người Sán Dìu ở các địa phương khác nhau, sinh kế đã phần nào được đề cập đến, tuy nhiên chỉ mang tính giới thiệu một
vài hoạt động kinh tế truyền thống của tộc người. Trên cơ sở kế thừa các thành tựu nghiên cứu đi trước, chúng tơi đi sâu phân tích sinh kế của người Sán Dìu từ truyền thống đến hiện tại, tiếp cận bằng phương pháp liên ngành của nghiên cứu Khu vực học để thấy được sự sáng tạo của đồng bào trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên. Từ đó nhận diện các đặc trưng văn hóa tộc người qua quá trình lao động thực tiễn để sinh tồn và phát triển. Chúng tôi mong muốn khái quát khơng gian văn hóa vùng gị đồi – một vùng cảnh quan tộc người ít được nghiên cứu cùng những diện mạo văn hóa của cư dân vùng cư trú qua nghiên cứu trường hợp người Sán Dìu tỉnh Thái Nguyên.
CHƯƠNG 2. SINH KẾ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI SÁN DÌU
Sinh kế là phương thức làm ăn con người lựa chọn, biểu hiện sự thích ứng của con người với điều kiện tự nhiên nơi cư trú. Ở những môi trường tự nhiên khác nhau, con người sáng tạo cách thức lao động, phương thức làm ăn phù hợp. Quá trình lao động để sinh tồn và phát triển trên mảnh đất trung du, người Sán Dìu đã sáng tạo và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên. Đó là sự am hiểu, tri thức dân gian của tộc người về đất đai, địa hình, khí hậu, thủy văn, các nguồn tài nguyên… để lựa chọn phương thức sinh kế phù hợp, vừa đảm bảo cuộc sống vừa mang lại hiệu quả kinh tế. Những tri thức đó được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tộc người. Những tri thức đó khơng chỉ góp phần phát triển sinh kế mà cịn có giá trị tạo nên đặc trưng văn hóa tộc người Sán Dìu trên vùng cảnh quan gị đồi Thái Ngun.
Cũng như các tộc người khác ở trung du miền núi phía Bắc, lao động nơng nghiệp là sinh kế chính của người Sán Dìu. Trong nông nghiệp, trồng trọt là hoạt động chủ đạo. Bên cạnh đó, chăn ni cũng góp phần khơng nhỏ trong việc đảm bảo cuộc sống của tộc người, đặc biệt trong các sinh hoạt tâm linh.
2.1. Nông nghiệp
2.1.1. Trồng trọt
Là một tỉnh trung du, có dạng địa hình chuyển tiếp rõ nét giữa đồng bằng và vùng núi, Thái Nguyên là điển hình của cảnh quan gò đồi, với đặc trưng là các đồi núi thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp và xây dựng các cơng trình cơng nghiệp. Q trình sinh tồn và phát triển trên mảnh đất trung du, người Sán Dìu đã khẳng định sự thích ứng với điều kiện sinh thái vùng cư trú qua những sáng tạo trong canh tác nông nghiệp.
2.1.1.1. Khai thác và phát triển hoạt động trồng trọt trên vùng gò đồi Lựa chọn đất trồng
Việc sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, gặp khơng ít khó khăn, đồng bào đã sáng tạo nên các hình thức kỹ thuật canh tác rất đa dạng, kết hợp canh tác khô và cạn, với những loại ruộng theo những dạng địa hình và tính chất đất khác nhau: Ruộng trên các cánh đồng bằng phẳng, rộc (Tày thén /lóc lống thén); ruộng bậc thang (cao thén); nương trên đất dốc, sườn đồi, sườn núi (xoe); ruộng cạn, hay còn gọi
là soi, bãi... (sa thén/phố); ruộng lầy chân núi, đồi/ruộng chằm (xim phang thén/ lang phang thén). Trên mỗi loại đất, đồng bào lựa chọn phương thức canh tác và giống cây trồng phù hợp. Những tri thức đó được đúc kết từ lao động thực tiễn, trao truyền qua các thế hệ và mang đậm dấu ấn của cư dân vùng gò đồi trung du.
Có thể nói chọn đất và phân loại đất là khâu đầu tiên và đóng vai trị quan trọng trong chu kỳ sản xuất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân bố cơ cấu cũng như năng suất cây trồng.
Khi lựa chọn đất trồng, bà con thường rất chú trọng tận dụng nguồn đất những khu vực ven sông, ven suối để tiện cho việc tưới tiêu, hoặc khu vực đất thung lũng nơi đón các chất màu mỡ ở trên đồi, núi bị nước mưa rửa trơi. Ngồi ra, với đặc điểm cư trú ở vùng bán sơn địa, người Sán Dìu đã biết tận dụng các loại đất ở những địa hình khác nhau để trồng trọt: đất bằng ở ven sông suối, đất đồi, đất ven đồi và vùng trũng chân núi.
Hộp 2.1: Dân tộc Sán Dìu đến sau, phải ở trên những sườn đồi, chân núi, đi
lại khó khăn, đất đai thiếu thốn nên từ thời ông bà chúng tơi q đất lắm, chỗ nào có thể canh tác được là cải tạo để trồng trọt thì mới đủ ăn, đủ sống. (Lưu Văn B, 70
tuổi, làm ruộng, Bàn Đạt, Phú Bình).
Đồng bào Sán Dìu chủ yếu dùng nhãn quan để phân biệt đất tốt, xấu và đặc biệt là ln dựa vào đặc điểm địa hình để đánh giá và sử dụng đất cho phù hợp. Theo kinh nghiệm quan sát lâu năm, đất có màu đen đặc hoặc màu nâu đen, nhiều mùn, nhiều phân giun là đất tốt, nhiều dinh dưỡng cho cây phát triển, mềm, thuận lợi cho việc canh tác. Thường những nơi như vậy đất bao giờ cũng tơi xốp, độ phì nhiêu cao, giữ ẩm tốt hơn so với các loại đất khác và phù hợp với nhiều loại cây trồng. Loại đất này chủ yếu tập trung ở các cánh đồng thấp và ở các chân đồi, tỉ lệ đất này trên đồi cao rất thấp. Đất có màu đỏ, màu trắng hay bạc màu là loại đất xấu và khó canh tác, đất trắng có nhiều sỏi cơm, canh tác khó, cằn cỗi, cây trồng chậm phát triển.
Ngồi ra, tính chất đất cịn được kiểm nghiệm bằng cách dùng công cụ lao động như cuốc, xẻng để lật lên, quan sát và đánh giá trực tiếp bằng việc sờ vào đất hoặc dùng gậy chọc xuống mà thấy sụt, đất bám là đất tơi xốp, ẩm ướt là đất giữ được
nước. Đa số những loại đất có tính chất này là đất có màu đen hoặc nâu đen. Loại đất này đóng vai trị quan trọng trong cơ cấu nơng nghiệp của người Sán Dìu.
Hộp 2.2: Ơng bà trước kia dạy con cháu chọn đất tốt thì phải dùng tay sờ trực
tiếp, nếu thấy đất ẩm, khơng q bết dính thì trồng trọt tốt. Chỗ nào đất có màu đen thì là đất có nhiều mùn. (Lưu Văn B, 70 tuổi, làm ruộng, Bàn Đạt, Phú Bình).
Thứ ba là việc quan sát dựa trên hệ thực vật trên loại đất đó. Đây là phương pháp khá phổ biến, việc quan sát này dựa trên hệ thực vật đã có sẵn để đánh giá. Việc này khá đơn giản với bà con, họ chỉ cần quan sát độ phát triển của cây để đánh giá loại đất đó. Với kinh nghiệm và hiểu biết do nhiều năm gắn bó với hoạt động sản xuất nơng nghiệp bà con nhận thấy những loại đất có các loại cây trồng sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, thường có nhiều cây to hơn thì là đất tốt, có nhiều chất nên cây rừng mới phát triển mạnh. Đối với những khu vực có cùng loại cây với vùng đất so sánh mà chủ yếu là cây nhỏ, cây chậm phát triển thì nơi đất đó là loại đất khơng tốt.
Thứ tư, bà con dựa trên sự so sánh về thảm thực vật để đánh giá loại đất có thuận lợi cho canh tác hay khơng.
Hộp 2.3: Những nơi đất mà thảm thực vật có màu xanh thẫm, đậm, cây tươi tốt thì vùng đất đó là loại đất đẹp, đất tốt, thực hiện hoạt động sản xuất dễ dàng. Đối với khu vực đất cây cằn cỗi, úa vàng, hay thậm chí chết khi khơ hạn trong thời gian dài thì là loại đất xấu, ít khi được dùng làm đất canh tác. (Lâm Thị M, 68 tuổi, làm
ruộng, Bàn Đạt, Phú Bình).
Như vậy có thể thấy rằng tri thức lựa chọn đất trồng của người Sán Dìu khá đa dạng, mặc dù chỉ dựa trên những phương pháp quan sát, đánh giá đơn giản nhưng hiệu quả. Thực tế cho thấy chính nhờ vào tri thức lựa chọn đất này mà họ lựa chọn giống cây trồng phù hợp, mang lại năng suất cao, góp phần ổn định cuộc sống.
Lựa chọn phương thức canh tác và giống cây trồng theo địa hình
Với điều kiện cư trú gò đồi, cộng đồng người Sán Dìu đã biết tận dụng mọi địa hình để canh tác, từ ven chân đồi gần nguồn nước đến các sườn dốc và những mảnh nương bằng phẳng... nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực trong đời sống hàng ngày. Sự đa dạng về địa hình tạo nên sự phong phú về đất đai. Với kinh nghiệm canh
tác lâu năm, đồng bào có những cách chọn lựa giống cây trồng phù hợp với các loại đất, từ giống lúa nước cho đến các giống lúa cạn và các loại hoa màu, cây ăn quả... đảm bảo năng suất cao nhất. Ngoài giống lúa nước, tất cả các loại giống cây trồng khác đều có đặc tính chung là khả năng chịu hạn tốt, mang tính chất nhiệt đới gió mùa, thích nghi với điều kiện đất đai kém màu mỡ của vùng cư trú gò đồi với các sườn dốc.
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, gặp khơng ít khó khăn, đồng bào đã tranh thủ lợi thế về địa hình, đất đai bằng việc đa dạng phương thức, kỹ thuật canh tác, giống cây trồng trên nhiều nhiều loại đất ở những địa hình khác nhau:
Ruộng trên các cánh đồng bằng phẳng, rộc (Tày thén /lóc lống thén)
Tập trung cư trú ở sườn đồi thấp nên loại ruộng này chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong canh tác của người Sán Dìu. Đây là những cánh đồng nhỏ hẹp xen giữa các đồi núi bát úp nhưng tương đối bằng phẳng, chất đất tốt, độ phì nhiêu cao, có vai trị quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực của đồng bào. Vì ở những nơi bằng phẳng, nên những chân ruộng này thường được người Sán Dìu dùng để canh tác các loại lúa tẻ khi có đủ nước (cháo vơ, tám cao, tám lùn...) vào vụ hè thu. Bên cạnh đó cịn có giống lúa mố lạn, được phân biệt với giống lúa mố đồi trồng trên các nương, ruộng cạn. Khác với lúa mố trồng trên các nương đồi, thời gian dài, giống mố lạn trồng dưới nước khoảng 100 ngày được thu hoạch. Vào mùa khô, đầu xuân đất này được sử dụng để trồng các loại hoa mầu, chủ yếu là ngô, khoai, khoai sọ.
Hộp 2.4: Trước kia chúng tôi trồng lúa mố đồi là chủ yếu nhưng năng suất thấp mà dài ngày. Sau này chúng tôi chuyển sang trồng thêm lúa mố lạn ở dưới ruộng nước thì thấy năng suất hơn, nhanh được thu hoạch, chỉ 100 ngày thôi. (Lâm
Thị M, 68 tuổi, làm ruộng, Bàn Đạt, Phú Bình).
Ruộng lầy chân núi, đồi/ruộng chằm (xim phang thén/ lang phang thén)