Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 37 - 40)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hòa Bình

3.1.1. Vị trí địa lý

Hoà Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam; phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hoá, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; Trung tâm hành chính tỉnh cách Thủ đô Hà Nội 76 km theo đường quốc lộ 6, là khu vực đối trọng phía Tây của Thủ đô Hà Nội, có vị trí quan trọng trong chiến lược khu vực phòng thủ và cả nước.

Hoà Bình có mạng lưới giao thông đường bộ và đường thuỷ tương đối phát triển so với các tỉnh trong vùng, trong đó có các tuyến đường quốc lộ quan trọng đi qua như: đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 6, trong tương lai là đường cao tốc Hòa Bình - Hòa Lạc - Hà Nội... Mạng lưới giao thông phân bố khá đều khắp, kết nối Hoà Bình với các tỉnh trong khu vực và các địa phương trong tỉnh khá thuận lợi.

Có nguồn điện lực lớn của Nhà máy thủy điện Hòa Bình, hồ Hòa Bình có tác dụng quan trọng trong việc điều tiết nước cho hệ thống sông Hồng.

3.1.2. Địa hình

Hoà Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250, độ cao trung bình từ 100 – 200 m.

3.1.3. Khí hậu

Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình 60%, cao nhất tới 90% vào tháng 8 và tháng 9, thấp nhất là 75% vào tháng 11 và tháng 12. Do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt

- Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 24°C, cao nhất 38-39°C vào tháng 6 và tháng 7, lượng mưa trung bình từ 1.700-1.800 mm (trên 90% tổng lượng mưa cả năm).

- Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, ít mưa, nhiệt độ trung bình 15-16°C, thấp nhất 5°C vào tháng 1 và tháng 12, ở vùng núi cao có nơi nhiệt độ xuống tới 2°C, lượng mưa từ 100-200 mm (chiếm 10% lượng mưa cả năm).

Khí hậu Hoà Bình nhìn chung tương đối phức tạp, mưa nắng thất thường tạo ra các vùng tiểu khí hậu khác nhau trên địa bàn tỉnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

3.1.4. Địa chất

Hòa Bình thuộc đới địa máng sông Đà, nằm giữa 2 phức hệ kiến tạo núi Hoàng Liên Sơn và Sông Mã với trầm tích biển nông đá vôi, phiến thạch biến chất và nhiều khối xâm nhập macma siêu bazơ và axit. Sau kỷ Cambri nguyên đai cổ sinh (khoảng 420 triệu năm về trước) Tây Bắc Việt Nam vẫn là biển. Tới kỷ Silua (khoảng 400-420 triệu năm về trước) vận động tạo sơn Calêđôni xuất hiện làm cho vùng núi trên được nâng lên thêm tạo nên địa hình gấp nếp vảy cá với hướng chung là Tây Bắc Đông Nam, hai đứt gãy sông Đà và sông Mã được hình thành. Tới cuối kỷ Đêvon (khoảng 225 - 400 triệu năm về trước), biển lại tiến để lại nhiều đá vôi, trầm tích hoá thạch Pusơlin. Đây là cơ sở nền móng và tuổi của các khối đá vôi ở Hòa Bình.Vào cuối kỳ này, vận động Hécxini xuất hiện tạo nên những dải núi ở tả ngạn sông Mã. Những khối núi macma granit to hơn xâm nhập vào các nếp hécxini. Đến nguyên đại trung sinh đầu Triat (khoảng 185 - 225 triệu năm về trước). Cùng với địa tạo sông Mê công, địa tạo sông Đà được hình thành. Nó đem các khối núi cánh cung sông Mã, khối đá vôi nối liền nhau với trầm tích sa thạch, phiến thạch sét đỏ, chính biến cố này đã tạo nên địa mạo castơ điển hình, một nét đặc biệt có tính chất đặc thù của địa hình Hòa Bình. Tới nguyên đại tân sinh (khoảng 10-25 triệu năm về trước), Hòa Bình

hẳn về phía đông nam. Hướng núi chủ đạo Tây bắc - Đông Nam được định rõ và ổn định, sông Đà, sông Mã bị đào lòng mạnh đồng thời với sự hình thành nhiều, đứt gãy mới, mặt đất sinh nhiều nứt nẻ. Các dung nham - macma bazơ và siêu bazơ được phun ra. Tới kỷ đệ tứ (thời nhân sinh) trầm tích phù sa sông có tuổi khác nhau dần dần hình thành tạo nên những dải đất ven sông. Tất cả các biến cố trên (chủ yếu ở nguyên đai tân sinh) làm cho núi sông trẻ lại đồng thời cũng là những hoạt động địa chất mạnh mẽ cuối cùng xảy ra trước khi lãnh thổ Hòa Bình đi vào định hình tương đối như ngày nay. Đất là do đá phong hoá mà ra, cho nên đặc tính của các loại đá là một trong những cơ sở chủ yếu để phân loại đất. Qua kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy ở Hòa Bình có mặt đủ cả 3 nhóm đá: Macma, trầm tích và biến chất.

Hình 1.1. Bản đồ đất tỉnh Hòa Bình

3.1.5. Thủy văn

Hòa Bình có mạng lưới sông, suối phân bổ khắp trên tất cả các huyện, thành phố. Nguồn cung cấp nước lớn nhất của Hoà Bình là sông Đà chảy qua

tổng chiều dài 151 km. Hồ Hoà Bình với diện tích mặt nước khoảng 8.000 ha, dung tích 9,5 tỷ m3 ngoài nhiệm vụ cung cấp điện cho Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình còn có nhiệm vụ chính là điều tiết và cung cấp nước cho vùng Đồng bằng sông Hồng.

Ngoài ra, Hoà Bình còn có 04 chi lưu của các con sông lớn, bao gồm sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi, Sông Lạng cùng với khoảng 335 hồ chứa lớn nhỏ nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là nơi trữ nước, điều tiết nước và nuôi trồng thuỷ sản tốt.

Bên cạnh đó nguồn nước ngầm ở Hoà Bình cũng có trữ lượng khá lớn, chủ yếu được khai thác để sử dụng trong sinh hoạt. Chất lượng nước ngầm ở Hoà Bình được đánh giá là rất tốt, không bị ô nhiễm. Đây là một tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ và khai thác hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 37 - 40)