Đánh giá ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến môi trường,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 80)

4.2.3.1. Tính chất và ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người và động vật của hóa chất BVTV dạng POPs

POPs - Persistent Orgarnic Poluttants: Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy là các chất rất độc hại, tồn tại bền vững trong môi trường và rất khó phân hủy, có khả năng phát tán rộng và tích tụ sinh học cao trong các mô của sinh vật, gây tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người (gây ra các bệnh về sinh sản, thần kinh, miễn dịch, ung thư, tổn thương gen, …) đa dạng sinh học và môi trường sống.

Độc tính cao: POPs là những hóa chất rất độc hại, đã được chứng minh là có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Khó phân hủy: POPs là hóa chất có tính bền vững cao đối với quá trình phân hủy tự nhiên, nên khi đã phát thải vào môi trường, chúng có thể tồn tại trong một thời gian dài.

Có khả năng di chuyển và phát tán xa: POPs có thể di chuyển đi xa khỏi nguồn phát thải ban đầu theo gió, nước hay nhờ các loài di cư.

Khả năng tích tụ sinh học: POPs có thể được tích tụ dễ dàng vào các mô mỡ và tích tụ trong cơ thể các sinh vật sống làm tăng nồng độ các chất này theo chuỗi thực ăn.

Ví dụ, DDT [1,1,1 – trichloro-2,2-bis (4- chlorophenyl) ethane] là chất POPs được sử dụng rộng rãi nhất. Đây là thuốc trừ sâu tồn lưu và ổn định trong hầu hết các điều kiện môi trường. DDT và các chất chuyển hóa của nó không bị phân hủy bởi vi khuẩn trong đất. Với liều thấp, DDT và các chất chuyển hóa hầu như được hấp thu hoàn toàn ở người qua đường tiêu hóa hoặc hô hấp, sau đó tích tụ ở các mô mỡ và sữa.

Hình 4.25. Con đường di chuyển HCBVTV trong môi trường đất

Ảnh hưởng của hóa chất BVTV đến cơ thể con người phụ thuộc vào loại độc chất, liều lượng, đường tiếp xúc, khả năng hấp thụ, chất chuyển hóa, sự tích lũy và tính bền vững. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe (người suy dinh dưỡng hay mất nước tăng nhạy cảm đối với HCBVTV.

Đường xâm nhập chủ yếu qua da, đường hô hấp, qua mắt và đường ăn uống.

Trong cơ thể, hóa chất BVTV dễ tan trong mỡ, tan trong nước có thể chuyển hóa làm tăng độc tính. Một số chất tan trong mỡ nhưng lại khó chuyển hóa, được tích lũy trong các mô mỡ như hợp chất Clo hữu cơ, DDT. Khi cơ thể bị suy dinh dưỡng hoặc khi đói, mỡ dự trữ được huy động vào máu, làm cho nồng độ thuốc trong máu tăng cao gây nhiễm độc mãn tính.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữ POPs với sự suy giảm số lượng, bệnh dịch và các trạng thái bất thường của một số loài hoang dã như một

số loài cá, chim và động vật có vú. POPs có thể gây tác hại về sinh sản, phát triển thần kinh, miễn dịch, ung thư, …

Con người bị nhiễm POPs chủ yếu thông qua thức ăn đã bị nhiễm POPs và một số đường khác, ít phổ biến hơn, như uống nước bị nhiễm POPs và tiếp xúc trực tiếp với hóa chất này.

Ở người và các loài động vật có vú, POPs có thể di chuyển sang các thế hệ sau quá trình mang thai và cho con bú.

Thế giới đã và đang phải chịu nhiều rủi ro về sức khỏe và tính mạng liên quan đến POPs. Nhóm người dễ bị tổn thương nhất là những người nhạy cảm như trẻ em hay người già và những người có hệ miễn dịch yếu. Nam giới và nữ giới ở độ tuổi sinh sản cũng có thể bị rủi ro vì POPs có thể làm suy yếu chức năng sinh sản.

Trong chuỗi thức ăn, POPs được tích tụ vào các mô mỡ của các sinh vật sống và nồng độ ngày càng tăng khi được chuyển từ loài này sang loài khác. Quá trình này được gọi là “tích tụ sinh học”. Vì vậy, qua quá trình tích tụ sinh học, những chất POPs tồn tại với những lượng nhỏ trong cơ thể các sinh vật ở đầu chuỗi thức ăn sẽ gây ra một mức độ độc hại đáng kể với các loài ăn thịt nằm ở cuối chuỗi thức ăn. Điều này có nghĩa chỉ cần một lượng nhỏ POPs được phát thải cũng có thể gây ra những tác động lớn về lâu dài.

Hình 4.26. Con đường ảnh hưởng của HCBVTV đối với con người

4.2.3.2 Ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người của hóa chất BVTV tồn lưu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Thuốc BVTV là một trong các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường sống, tồn lưu của thuốc BVTV trong đất sẽ theo nguồn nước thẩm thấu vào đất canh tác gây ô nhiễm nguồn nước và tiêu diệt các loài vi sinh vật có ích. Mặt khác thuốc bị khuếch tán vào trong không khí và nhờ gió và mưa sẽ di chuyển đến nhiều vùng khác nhau. Ảnh hưởng đến sinh vật trong đất, nước, các sinh vật có ích gây mất cân bằng sinh học, làm ô nhiễm nguồn nước, chai cứng đất, đe dọa sức khỏe con người.

4.2.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường

* Ảnh hưởng đến chất lượng đất

Hóa chất BVTV tồn lưu tại các vị trí ô nhiễm sẽ lan truyền ra các vùng đất xung quanh bằng các con đường như:

- Lan truyền qua nước mưa chảy tràn, rửa trôi kéo theo các hóa chất BVTV từ vùng đất ô nhiễm sang các vùng đất khác;

- Lan truyền do hoạt động đào xới, vận chuyển đất vùng ô nhiễm hóa chất BVTV sang các vùng đất khác.

Theo kết quả phân tích mẫu đất tại sáu khu vực ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu đã tiến hành đánh giá rủi ro chi tiết:

- Có khu vực ô nhiễm tại vườn ông Nguyễn Văn Vượng, phố Mới, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn không phát hiện thấy hóa chất BVTV; và vùng đất tại sân vận động trước kho hóa chất BVTV tại Hang đá, khu 3, thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc có phát hiện thấy DDT nhưng hàm lượng dưới ngưỡng trong QCVN 15:2008/BTNMT ---> Không ô nhiễm.

- Còn lại 5 khu vực ô nhiễm còn lại đều phát hiện thấy hóa chất BVTV và có điểm ô nhiễm tại Thôn Mỵ Thanh, Xã Mỵ Hoà, Huyện Kim Bôi hàm lượng DDT còn vượt quá QCVN 54:2013/BTNMT ---> Ô nhiễm.

* Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt và nước sản xuất

Theo kết quả đánh giá rủi ro sơ bộ: - Điểm Thôn Mỵ Thanh:

Theo kết quả đánh giá rủi ro sơ bộ: Do ảnh hưởng của kho thuốc, 45/60 hộ dân không thể dùng được nước giếng khơi, người dân chủ yếu xin nước của đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn, dùng nước mưa hoặc mua nước sinh hoạt. Ngoài ra, người dân vẫn sử dụng nước giếng đào có độ sâu khoảng 6 - 7m, sử dụng trực tiếp không qua xử lý. Theo phản ánh của người dân, xung quanh khu vực này đều nhận thấy mùi hóa chất BVTV rất khó chịu, nhất là những ngày mưa - nắng thất thường. Đặc biệt, mùi thuốc có thể cảm nhận thấy từ các giếng ngầm quanh đó (ở phía dưới nền kho). Tuy nhiên, kết quả phân tích mẫu nước giếng và nước ao xung quanh khu vực, không phát hiện hóa chất BVTV dạng POPs.

- Điểm Hang Đá: Người dân trong khu vực hiện đang sử dụng nước máy

của Huyện Tân Lạc hoặc nước mưa cho mục đích sinh hoạt chủ yếu. Ngoài ra, có một số hộ dùng nước giếng đào, giếng khoan, có độ sâu hơn 10m. Tuy nhiên,

nước giếng không có biểu hiện bất thường nghi ngờ do ảnh hưởng bởi hóa chất BVTV từ kho cũ ở Hang Đá.

Ngoài ra, tại 04 điểm còn lại: huyện Yên Thủy, huyện Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, huyện Lạc Sơn nước giếng không có hiện tượng lạ hay biểu hiện nghi ngờ bị ô nhiễm do ảnh hưởng bởi hóa chất BVTV từ khu vực ô nhiễm.

Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá rủi ro chi tiết: Kết quả phân tích 24 mẫu nước mặt/nước dưới đất (ngầm) tại 06 khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu tiến hành đánh giá rủi ro chi tiết cho thấy cả 24 mẫu nước đều có hàm lượng các hoạt chất thuốc BVTV dạng POPs dưới ngưỡng phát hiện (<LOD) hay nói cách khác là không phát hiện hóa chất BVTV.

4.3.2.2. Ảnh hưởng đến con người

Hóa chất BVTV xâm nhiễm vào cơ thể qua ba con đường: + Qua da;

+ Qua miệng;

+ Qua đường hô hấp.

- Hóa chất BVTV có thể xâm nhập vào trong cơ thể con người qua nhiều con đường như tiếp xúc qua da, nước uống, không khí, ăn hoặc hít phải thuốc do trực tiếp hay qua nông sản.

- Hóa chất BVTV đã đi vào cơ thể động vật thủy sinh (tôm, cua, cá), vào nông sản thực phẩm (thóc, gạo rau, quả...) ảnh hưởng đến người sử dụng.

- Do khả năng hòa tan cao trong lipit của hóa chất BVTV nên Hóa chất BVTV tồn tại trong cơ thể động vật ăn cỏ, ăn thực vật. Như vậy chất độc truyền đi trong chuỗi thức ăn, cứ mỗi mắt xích chất độc được tích lũy cao hơn, từ đó ảnh hưởng đến con người.

Cụ thể, tại các khu vực ô nhiễm do hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có biểu hiện bị ảnh hưởng như sau:

- Điểm Thôn Mỵ Thanh: Dân quanh vùng hiện nay cũng có nhiều người

Hoà năm 2018 đến 30 tháng 6 năm 2018, trên địa bàn Thôn Mỵ Thanh đã phát hiện 14 người bị mắc bệnh, chủ yếu là bệnh ung thư và một số bệnh lạ.

- Điểm Hang Đá: Sức khỏe của người dân theo phản ánh có một số

trường hợp như sau: Chị Phương, ung thư đại tràng, đã chết, lúc hơn 50 tuổi; Chị Dung, hiện bị ung thư trung thất; …

- Ngoài ra, tại 04 điểm còn lại ở huyện Yên Thủy, huyện Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, huyện Lạc Sơn không có trường hợp nào có biểu hiện nghi ngờ

sức khỏe bị ảnh hưởng bởi điểm ô nhiễm do hóa chất BVTV tồn lưu.

Theo số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra phát cho một số hộ dân sinh sống trên địa bàn 06 huyện, thành phố mà đề tài nghiên cứu có điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gồm: Thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, huyện Lạc Sơn, huyện Yên Thủy, huyện Tân Lạc, huyện Kim Bôi thì nhận thấy một số người mắc các bệnh như: rối loạn thần kinh, mất ngủ, kém trí nhớ, mờ mắt, giảm thính lực, suy nhược cơ thể; sức khỏe suy nhược; phụ nữ bị các tai biến sinh sản (sảy thai, đẻ non, chửa trứng…), có thể các bệnh này liên quan đến hóa chất bảo vệ thực vật.

4.3. Các giải pháp quản lý môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường các điểm ô nhiễm tồn lưu tại tỉnh Hòa Bình.

4.3.1. Nguyên tắc chung trong quản lý môi trường các điểm ô nhiễm tồn lưu

4.3.1.1. Xây dựng danh sách các điểm ô nhiễm theo thứ tự mức rủi ro trên địa bàn

Sau khi đã có được các kết quả khảo sát sơ bộ và chi tiết của các điểm ô nhiễm tồn lưu tại 1 địa bàn nhất định, cần thiết phải xây dựng được danh mục các điểm ô nhiễm tồn lưu, điểm đánh giá rủi ro cho từng điểm, và quan trọng là các thông tin quan trọng nhất liên quan đến nguồn ô nhiễm, khả năng lan truyền chất ô nhiễm và các đối tượng chịu tác động từ nguồn ô nhiễm và lan truyền ô nhiễm. Việc xây dựng được danh sách điểm ô nhiễm theo mức rủi ro này sẽ là cơ sở để xác định mục tiêu quản lý/xử lý sau này cũng như phân bổ nguồn lực cho hoạt động quản lý/xử lý 1 cách hợp lý về phương diện môi trường và kinh

4.3.1.2. Xác định mục tiêu quản lý/xử lý cụ thể đối với từng điểm ô nhiễm

Mục tiêu cho hoạt động quản lý/xử lý 1 điểm ô nhiễm có thể là rất khác nhau tùy thuộc vào ý đồ của người quản lý:

- Loại bỏ hoàn toàn nguồn ô nhiễm;

- Loại bỏ hay giảm khả năng lan truyền chất ô nhiễm vào môi trường xung quanh;

- Phục hồi toàn bộ hay phục hồi một phần các thành phần môi trường đã bị ô nhiễm;

- Cung cấp môi trường sống (đất, nước, thảm động thực vật) mới cho các đối tượng đã bị tác động (dân địa phương, các hệ sinh thái tự nhiên).

Tùy thuộc vào mức độ rủi ro (mức độ ô nhiễm (dựa vào mức độ vượt tiêu chuẩn hiện hành của các chất ô nhiễm), khả năng lan truyền và/hay mức độ bị tác động do ô nhiễm mà có thể lựa chọn các mục tiêu khác nhau.

Trong một số trường hợp tính khả thi của việc thực hiện mục tiêu có thể là thấp, khi đó cần cân nhắc thêm tính thời gian của hoạt động quản lý. Một hoạt động quản lý/xử lý điểm ô nhiễm có thể được thực hiện ngay lập tức, càng sớm càng tốt vì yêu cầu cấp bách nào đó, hoặc có thể được thực hiện muộn hơn tùy thuộc vào mục tiêu, mức độ cấp bách của việc xử lý cũng như tính khả thi về phương diện kỹ thuật công nghệ hay tài chính.

4.3.1.3. Đề xuất các phương án quản lý/xử lý tương ứng với từng mục tiêu

Với từng điểm ô nhiễm cụ thể, và với từng mục tiêu đã xác định (sẽ phụ thuộc vào đặc trưng của điểm ô nhiễm tồn lưu), cần đề xuất được 1 số phương án khác nhau để có thể đạt mục tiêu.

Trước hết cần xác định tính cấp bách của việc thực hiện từng mục tiêu trong hoạt động quản lý/xử lý. Tính cấp bách được chia thành 3 mức:

- Cấp bách: cần được thực hiện càng sớm càng tốt và việc phải hoàn

thành mục tiêu cần đạt được trong thời gian càng ngắn càng tốt để hạn chế tối đa các tác động hoặc là do nguồn ô nhiễm gây ra, hoặc do hoạt động quản lý/xử lý

- Trung hạn: nên được thực hiện sớm nhưng có thể hoặc cần phải kéo

dài thời gian hoàn thành mục tiêu

- Dài hạn: có thể bắt đầu sau khi đã triển khai hoặc kết thúc các giải

pháp cấp bách hoặc trung hạn, và có thể kéo dài ngay cả sau khi hoạt động quản lý/xử lý cấp bách hoặc trung hạn đã kết thúc.

Như vậy đối với việc quản lý các khu vực ô nhiễm do hóa chất BVTV có mức độ ô nhiễm khác nhau, có thể lựa chọn các giải pháp quản lý/xử lý khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu lựa chọn là gì. Bảng dưới đây tóm tắt các loại giải pháp quản lý/xử lý như vây:

Bảng 4.17. Giải pháp quản lý/xử lý các điểm ô nhiễm do HCBVTV tồn lưu

Mục tiêu Phương án Đặc trưng của

giải pháp

Loại bỏ nguồn ô nhiễm

Bốc xúc hóa chất và đất ô nhiễm đi tiêu hủy

Cấp bách (thực hiện càng sớm

càng tốt) Cô lập điểm ô nhiễm

Xử lý tại chỗ hóa chất, đất, nước ô nhiễm để loại

Giảm tiếp xúc với điểm ô nhiễm

Cô lập điểm ô nhiễm, che phủ Cấp bách (thực hiện càng sớm càng tốt), hoặc có thể là trung hạn Ngăn cản tiếp xúc Tăng cường nhận thức cộng đồng Thay đổi sử dụng đất

Cảnh báo Thiết lập biển báo, thông báo Cáp bách

Nâng cao nhận thức của cộng đồng

Tuyên truyền nhận thức Cấp bách

Trung hạn

* Các biện pháp cấp bách (cần triển khai càng sớm càng tốt), tùy thuộc

vào đặc trưng từng điểm ô nhiễm (mức độ ô nhiễm và khả năng tác động đến sức khỏe và môi trường của nguồn gây ô nhiễm), có thể bao gồm 1 số hoạt động liệt kê dưới đây:

- Tiến hành kiểm kê và đóng gói (lại), vận chuyển đến cơ sở xử lý.

- Tiến hành xử lý các chất độc tại nguồn ô nhiễm “khử độc bằng các phương pháp hóa, lý sinh học khác nhau, phá dỡ bể/tòa nhà bị ô nhiễm, vận chuyển và tiến hành chôn lấp có kiểm soát”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 80)