Thực trạng kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 26 - 28)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Thực trạng kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Hòa

hạn chế việc xả, đổ nước thải bừa bãi, gây ảnh hưởng đến môi trường, năm 1993 do hai nhà khoa học Thụy Điển là Torsttensson và Castillo đã nghiên cứu và đề xuất mô hình đệm sinh học. Đây là công trình xây dựng đơn giản và rẻ tiền, được áp dụng rộng rãi như là một biện pháp bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm.

1.4. Thực trạng kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Bình

Theo Kế hoạch quốc gia Thực hiện công ước Stockhoml về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2006: Hóa chất BVTV là POP tồn lưu ở Việt Nam chủ yếu là DDT (lẫn Lindane). Đây là loại hóa chất tồn lưu tại các kho từ trước năm 1990. Về phân bố, lượng hóa chất BVTV là POP còn nhiều nhất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (84%), và tiếp đến là Tây Nguyên (14%). Tỉnh hiện nay còn tồn lưu hóa chất BVTV là POP nhiều nhất là Hà Tĩnh: 4000kg DDT, Nghệ An 3400kg DDT, …(Trích dẫn theo nguồn tài liệu số 2,3,5)

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản liên quan, trong đó có Quyết định 64/QĐ-CP về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Quyết định số 1946/2010/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên cả nước; Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 02/9/2012 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 - 2015 và Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi

trường nghiêm trọng đến năm 2020 (trích dẫn theo nguồn tài liệu số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình)

Tỉnh Hòa Bình, từ trước năm 1960 người dân đã sử dụng hóa chất BVTV, và sau đó hóa chất BVTV được sử dụng rộng rãi góp phần mang lại những thành tựu nhất định trong nông nghiệp. Tuy nhiên, các loại thuốc BVTV được sử dụng trong giai đoạn này thường là các chất có độc tính cao, gây độc hại với sức khỏe con người và sinh vật như DDT, 666, Wonfatox, Bi 58, …Việc quản lý, kiểm soát thuốc BVTV thiếu chặt chẽ trong thời gian trước đã gây tồn lưu thuốc BVTV trong môi trường. Mặt khác, do hầu hết thuốc BVTV không được đóng gói hay pha chế sẵn để dễ sử dụng, hiểu biết của người sử dụng thuốc BVTV còn yếu kém, công tác quản lý chưa được chặt chẽ nên lượng thuốc BVTV còn tồn lưu trong môi trường khá lớn.

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 11 điểm tồn lưu hóa chất BVTV trên 11 huyện, thành phố. Trong đó, có 02 điểm ở huyện Kim Bôi và huyện Tân Lạc được đưa vào Chương trình mục tiêu Quốc gia về xử lý ô nhiễm trong giai đoạn 2012 – 2015 và đã được điều tra, đánh giá sơ bộ, chi tiết thuộc dự án: “Điều tra, đánh giá sơ bộ cho 100 - 150 điểm tồn lưu mới và đánh giá chi tiết cho 15 - 20 điểm tồn lưu có rủi ro cao nhất phục vụ cho cơ sở dữ liệu và tăng cường năng lực” của Cục Quản lý chất thải và Cải thiện Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ tài nguyên môi trường (trích dẫn theo nguồn tài liệu số 6)

Đề tài: "Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”

nhằm hệ thống lại thông tin về hiện trạng các điểm; quá trình hoạt động, tồn tại của kho thuốc từ trước đến nay, đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường của các điểm tồn lưu; đề xuất phương án, kế hoạch xử lý kịp thời, phù hợp với các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Chương 2

MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường tại các khu vực đặt kho thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh hòa bình​ (Trang 26 - 28)